9h mùng 7 Tết (28/1), tại cánh đồng thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên tổ chức lễ hội Tịch điền năm 2023.
Đây là lễ hội mở đầu cho một vụ mùa mới hàng năm, đề cao vai trò của nhà nông.
9h mùng 7 Tết (28/1), tại cánh đồng thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên tổ chức lễ hội Tịch điền năm 2023.
Đây là lễ hội mở đầu cho một vụ mùa mới hàng năm, đề cao vai trò của nhà nông.
Lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi, kết hợp với lễ rước kiệu, cờ của nhân dân các thôn trong xã Tiên Sơn về trước đàn tế Thần nông để khai hội.
Tương truyền, lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), người vốn trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.
Lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi, kết hợp với lễ rước kiệu, cờ của nhân dân các thôn trong xã Tiên Sơn về trước đàn tế Thần nông để khai hội.
Tương truyền, lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), người vốn trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.
Những phụ nữ biểu diễn múa trống đến từ thôn Đọi Tam, Đọi Tín, cũng là hai làng nghề làm trống nổi tiếng cả nước.
Những phụ nữ biểu diễn múa trống đến từ thôn Đọi Tam, Đọi Tín, cũng là hai làng nghề làm trống nổi tiếng cả nước.
Màn múa rồng thể hiện mong ước một năm mới tốt đẹp, mọi điều như ý.
Ông Phạm Trí Khang, nghệ nhân của làng trống Đọi Tam, đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.
Ông Phạm Trí Khang, nghệ nhân của làng trống Đọi Tam, đọc văn trình trước đàn tế Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương mở đầu mỹ tục khuyến khích phát triển nông nghiệp, mong cho nhà nhà no đủ, đất nước mạnh giàu, quê hương yên bình.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương mở đầu mỹ tục khuyến khích phát triển nông nghiệp, mong cho nhà nhà no đủ, đất nước mạnh giàu, quê hương yên bình.
Sau nghi lễ dâng hương, cụ ông Nguyễn Ngọc An ở thôn Linh Trung được chọn để vào vai vua Lê Đại Hành. Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.
Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
Sau nghi lễ dâng hương, cụ ông Nguyễn Ngọc An ở thôn Linh Trung được chọn để vào vai vua Lê Đại Hành. Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày.
Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.
"Tôi rất vinh dự, tự hào và hạnh phúc khi được chọn nhập vai vua Lê Đại Hành để thực hiện nghi thức xuống đồng. Đây là lần thứ tư tôi đóng vai vua. Tôi đã chuẩn bị kỹ để tinh thần thoải mái và khỏe mạnh. Tôi xuất thân từ nông dân nên biết cày, dễ dàng thực hiện việc này", ông An, người nhập vai vua nói.
Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành dẫn trâu cày 3 sá ruộng (đường cày), rồi tới lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo huyện cày 7 sá, lãnh đạo xã và cuối cùng là các bô lão cày 9 sá.
"Tôi rất vinh dự, tự hào và hạnh phúc khi được chọn nhập vai vua Lê Đại Hành để thực hiện nghi thức xuống đồng. Đây là lần thứ tư tôi đóng vai vua. Tôi đã chuẩn bị kỹ để tinh thần thoải mái và khỏe mạnh. Tôi xuất thân từ nông dân nên biết cày, dễ dàng thực hiện việc này", ông An, người nhập vai vua nói.
Cán bộ UBND thị xã Duy Tiên và xã Duy Tiên trong trang phục quần áo nâu, chân trần xuống đồng đi cày.
Cán bộ UBND thị xã Duy Tiên và xã Duy Tiên trong trang phục quần áo nâu, chân trần xuống đồng đi cày.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và các tỉnh lân cận tới theo dõi.
Ngọc Thành