Flora Duffy, HC vàng ba môn phối hợp cá nhân nữ
Duffy đã hai lần vô địch thế giới, nhưng việc cô giành HLV vàng Olympic vẫn là thành tích đặc biệt. Quê hương của Duffy, Bermuda chỉ là quần đảo có khoảng 65.000 dân. Cô cũng là một trong hai đại diện hiếm hoi của Bermuda dự Olympic Tokyo. Trong lịch sử, lãnh thổ tự trị thuộc Anh này chỉ giành một HC đồng, môn quyền Anh tại Olympic 1976. "Tôi là niềm hy vọng huy chương của Bermuda trong nhiều năm. Và vì thế tôi cảm thấy choáng ngợp sau khi giành HC vàng", Duffy cho biết.
Flora Duffy, HC vàng ba môn phối hợp cá nhân nữ
Duffy đã hai lần vô địch thế giới, nhưng việc cô giành HLV vàng Olympic vẫn là thành tích đặc biệt. Quê hương của Duffy, Bermuda chỉ là quần đảo có khoảng 65.000 dân. Cô cũng là một trong hai đại diện hiếm hoi của Bermuda dự Olympic Tokyo. Trong lịch sử, lãnh thổ tự trị thuộc Anh này chỉ giành một HC đồng, môn quyền Anh tại Olympic 1976. "Tôi là niềm hy vọng huy chương của Bermuda trong nhiều năm. Và vì thế tôi cảm thấy choáng ngợp sau khi giành HC vàng", Duffy cho biết.
Hidilyn Diaz, HC vàng cử tạ nữ hạng 55 kg
Sau 97 năm dự Olympic, Philippines cuối cùng cũng giành HC vàng. Hidilyn Diaz "giải khát" cho nền thể thao nước nhà khi đánh bại nhà vô địch thế giới Liao Qiuyun (Trung Quốc) với chênh lệch 1 kg. Thành tích cử đẩy 127 kg và tổng cử 224 kg của Diaz đều là kỷ lục Olympic. Đây là một bước tiến ngoạn mục so với giải vô địch thế giới năm 2019, nơi Diaz kém 13 kg so với Qiuyun. "Tôi muốn gửi lời nhắn 'đừng giới hạn ước mơ' tới giới trẻ Philippines", nhà vô địch 30 tuổi cho biết.
Hidilyn Diaz, HC vàng cử tạ nữ hạng 55 kg
Sau 97 năm dự Olympic, Philippines cuối cùng cũng giành HC vàng. Hidilyn Diaz "giải khát" cho nền thể thao nước nhà khi đánh bại nhà vô địch thế giới Liao Qiuyun (Trung Quốc) với chênh lệch 1 kg. Thành tích cử đẩy 127 kg và tổng cử 224 kg của Diaz đều là kỷ lục Olympic. Đây là một bước tiến ngoạn mục so với giải vô địch thế giới năm 2019, nơi Diaz kém 13 kg so với Qiuyun. "Tôi muốn gửi lời nhắn 'đừng giới hạn ước mơ' tới giới trẻ Philippines", nhà vô địch 30 tuổi cho biết.
Cheung Ka Long, HC vàng kiếm chém cá nhân nam
Trong lịch sử, lần gần nhất và duy nhất Hong Kong giành HC vàng Olympic là khi Lee Lai Shan vô địch nội dung lướt ván buồm nữ năm 1996. Chính quyền thành phố đảo khi đó đã dựng tượng để tôn vinh cô.
Cheung Ka Long cũng có thể đạt được điều này khi giành chiến thắng ở nội dung kiếm chém cá nhân nam tại Olympic Tokyo. Trong trận chung kết, kiếm thủ 24 tuổi thắng nhà vô địch năm 2016, Daniele Garozzo với tỷ số 15-11. Trước đó, thành tích tốt nhất của Cheung là vô địch châu Á năm 2016 và HC đồng giải vô địch thế giới 2018.
Cheung Ka Long, HC vàng kiếm chém cá nhân nam
Trong lịch sử, lần gần nhất và duy nhất Hong Kong giành HC vàng Olympic là khi Lee Lai Shan vô địch nội dung lướt ván buồm nữ năm 1996. Chính quyền thành phố đảo khi đó đã dựng tượng để tôn vinh cô.
Cheung Ka Long cũng có thể đạt được điều này khi giành chiến thắng ở nội dung kiếm chém cá nhân nam tại Olympic Tokyo. Trong trận chung kết, kiếm thủ 24 tuổi thắng nhà vô địch năm 2016, Daniele Garozzo với tỷ số 15-11. Trước đó, thành tích tốt nhất của Cheung là vô địch châu Á năm 2016 và HC đồng giải vô địch thế giới 2018.
Distria Krasniqi và Nora Gjakova, HC vàng judo nữ hạng 48 kg và 57 kg
Sau chiến thắng ở hạng 52 kg của Majlinda Kelmendi năm năm trước, Kosovo tiếp tục khẳng định là một cường quốc judo. Krasniqi và Gjakova đều giành chiến thắng ở hai hạng cân của họ. Quốc gia chỉ có 1,8 triệu dân đã giành ba HC vàng chỉ trong hai lần tham dự Olympic. Tất cả đều đến từ môn judo và các nữ võ sĩ. "Kelmendi đã mở cánh cửa để chúng tôi mơ lớn", Gjakova khẳng định.
Distria Krasniqi và Nora Gjakova, HC vàng judo nữ hạng 48 kg và 57 kg
Sau chiến thắng ở hạng 52 kg của Majlinda Kelmendi năm năm trước, Kosovo tiếp tục khẳng định là một cường quốc judo. Krasniqi và Gjakova đều giành chiến thắng ở hai hạng cân của họ. Quốc gia chỉ có 1,8 triệu dân đã giành ba HC vàng chỉ trong hai lần tham dự Olympic. Tất cả đều đến từ môn judo và các nữ võ sĩ. "Kelmendi đã mở cánh cửa để chúng tôi mơ lớn", Gjakova khẳng định.
Ahmed Hafnaoui, HC vàng bơi tự do 400m nam
Sau khi đạt thành tích vòng loại thấp nhất trong nhóm VĐV vào chung kết, 3 phút 45 giây 68 và phải bơi làn ngoài cùng, Hafnaoui bất ngờ vô địch với thành tích 3 phút 43 giây 36. Kình ngư 18 tuổi người Tunisia nhanh hơn 16% giây so với Jack McLoughlin (Australia) và 58% giây so với Kieran Smith (Mỹ) - vốn là những quốc gia giàu truyền thống bơi.
Hafnaoui là người mang về tấm HC vàng đầu tiên của Tunisia tại Olympic Tokyo. Trong 14 lần tham dự trước, đất nước này mới giành tổng cộng bốn HC vàng: một chiếc năm 1968, một chiếc năm 2008 và hai chiếc năm 2012. "Tôi đã rơi nước mắt khi thấy lá cờ của đất nước và nghe quốc ca trên nền nhạc. Điều đó thật tuyệt vời", Hafnaoui cho biết.
Ahmed Hafnaoui, HC vàng bơi tự do 400m nam
Sau khi đạt thành tích vòng loại thấp nhất trong nhóm VĐV vào chung kết, 3 phút 45 giây 68 và phải bơi làn ngoài cùng, Hafnaoui bất ngờ vô địch với thành tích 3 phút 43 giây 36. Kình ngư 18 tuổi người Tunisia nhanh hơn 16% giây so với Jack McLoughlin (Australia) và 58% giây so với Kieran Smith (Mỹ) - vốn là những quốc gia giàu truyền thống bơi.
Hafnaoui là người mang về tấm HC vàng đầu tiên của Tunisia tại Olympic Tokyo. Trong 14 lần tham dự trước, đất nước này mới giành tổng cộng bốn HC vàng: một chiếc năm 1968, một chiếc năm 2008 và hai chiếc năm 2012. "Tôi đã rơi nước mắt khi thấy lá cờ của đất nước và nghe quốc ca trên nền nhạc. Điều đó thật tuyệt vời", Hafnaoui cho biết.
Đội nữ Estonia, HC vàng đấu kiếm ba cạnh
Đội nữ Estonia liên tục làm nên bất ngờ: thắng Ba Lan 29-26 ở tứ kết, thắng Italy 42-34 ở bán kết và thắng Hàn Quốc 36-32 trong trận chung kết. Trong ba đối thủ của họ, Italy là quốc gia giàu truyền thống nhất với 49 HC vàng Olympic. Ba Lan và Hàn Quốc đều từng giành bốn HC vàng.
Đây là lần đầu tiên Estonia, quốc gia chỉ có 1,3 triệu dân, vô địch đấu kiếm ở Olympic. Đây cũng là HC vàng đầu tiên của thể thao nước này tại Olympic Tokyo và là HC vàng thứ tư kể từ khi tách khỏi Liên Xô cũ. Sau thành tích lịch sử của đội kiếm nữ, đích thân Tổng thống Kersti Kaljulaid đã gọi điện chúc mừng.
Đội nữ Estonia, HC vàng đấu kiếm ba cạnh
Đội nữ Estonia liên tục làm nên bất ngờ: thắng Ba Lan 29-26 ở tứ kết, thắng Italy 42-34 ở bán kết và thắng Hàn Quốc 36-32 trong trận chung kết. Trong ba đối thủ của họ, Italy là quốc gia giàu truyền thống nhất với 49 HC vàng Olympic. Ba Lan và Hàn Quốc đều từng giành bốn HC vàng.
Đây là lần đầu tiên Estonia, quốc gia chỉ có 1,3 triệu dân, vô địch đấu kiếm ở Olympic. Đây cũng là HC vàng đầu tiên của thể thao nước này tại Olympic Tokyo và là HC vàng thứ tư kể từ khi tách khỏi Liên Xô cũ. Sau thành tích lịch sử của đội kiếm nữ, đích thân Tổng thống Kersti Kaljulaid đã gọi điện chúc mừng.
Polina Guryeva, HC bạc cử tạ nữ 59 kg
Guryeva mang về tấm huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Turkmenistan. Sau khi tách khỏi Liên Xô cũ năm 1991, quốc gia này đã tham dự sáu Olympic và trắng tay, cho đến trước sự kiện của Guryeva - người ban đầu thử sức với môn thể dục.
Guryeva đạt tổng cử 217 kg, chỉ xếp sau kỷ lục 236 kg của thần tượng, VĐV Đài Loan Kuo Hsing-chun. Mikiko Ando, VĐV Nhật Bản từng giành một HC bạc và một HC đồng tại giải vô địch thế giới, xếp thứ ba với tổng cử 214 kg.
Polina Guryeva, HC bạc cử tạ nữ 59 kg
Guryeva mang về tấm huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Turkmenistan. Sau khi tách khỏi Liên Xô cũ năm 1991, quốc gia này đã tham dự sáu Olympic và trắng tay, cho đến trước sự kiện của Guryeva - người ban đầu thử sức với môn thể dục.
Guryeva đạt tổng cử 217 kg, chỉ xếp sau kỷ lục 236 kg của thần tượng, VĐV Đài Loan Kuo Hsing-chun. Mikiko Ando, VĐV Nhật Bản từng giành một HC bạc và một HC đồng tại giải vô địch thế giới, xếp thứ ba với tổng cử 214 kg.
Ảnh: Reuters, AP