Eliud Kipchoge (Kenya - điền kinh)
Sinh năm 1984, Kipchoge được bình chọn là VĐV điền kinh hay nhất năm 2019. Anh hiện giữ kỷ lục chạy marathon với 2 giờ 1 phút 39 giây tại Berlin Marathon hồi tháng 9/2018. Trong sự kiện không được công nhận kỷ lục - Ineos 1:59 - tại Vienna, Áo hôm 12/20/2019, Kipchoge hoàn thành marathon trong thời gian 1 giờ 59 phút 40,2 giây, trở thành người đầu tiên phá rào cản 2 giờ (sub2) dành cho cự ly 42,195 kilomet.
Hàng ngày, Kipchoge ra khỏi giường lúc 5h để thực hiện các bài tập chạy. Quanh năm, ngoại trừ lúc về thăm gia đình, anh dành trọn thời gian ở trung tâm thể thao trên cao nguyên 2.400m. Anh từng giành HC vàng Olympic Rio 2016, và thống trị hệ thống World Marathon Majors từ năm 2014.
Eliud Kipchoge (Kenya - điền kinh)
Sinh năm 1984, Kipchoge được bình chọn là VĐV điền kinh hay nhất năm 2019. Anh hiện giữ kỷ lục chạy marathon với 2 giờ 1 phút 39 giây tại Berlin Marathon hồi tháng 9/2018. Trong sự kiện không được công nhận kỷ lục - Ineos 1:59 - tại Vienna, Áo hôm 12/20/2019, Kipchoge hoàn thành marathon trong thời gian 1 giờ 59 phút 40,2 giây, trở thành người đầu tiên phá rào cản 2 giờ (sub2) dành cho cự ly 42,195 kilomet.
Hàng ngày, Kipchoge ra khỏi giường lúc 5h để thực hiện các bài tập chạy. Quanh năm, ngoại trừ lúc về thăm gia đình, anh dành trọn thời gian ở trung tâm thể thao trên cao nguyên 2.400m. Anh từng giành HC vàng Olympic Rio 2016, và thống trị hệ thống World Marathon Majors từ năm 2014.
Cat Osterman (Mỹ - bóng mềm)
Sinh năm 1983, từng đoạt HC vàng Olympic Athens 2004, Osterman còn bốn lần vô địch giải All-American và được xem là VĐV bóng mềm vĩ đại nhất lịch sử.
Osterman là VĐV bóng mềm đầu tiên được giới thiệu trên trang bìa tạp chí thể thao uy tín Sports Illustrated. Tháng 6/2017, chiếc áo số 8 cô mặc ở CLB Pride đã được treo để tri ân những đóng góp của Osterman.
Cat Osterman (Mỹ - bóng mềm)
Sinh năm 1983, từng đoạt HC vàng Olympic Athens 2004, Osterman còn bốn lần vô địch giải All-American và được xem là VĐV bóng mềm vĩ đại nhất lịch sử.
Osterman là VĐV bóng mềm đầu tiên được giới thiệu trên trang bìa tạp chí thể thao uy tín Sports Illustrated. Tháng 6/2017, chiếc áo số 8 cô mặc ở CLB Pride đã được treo để tri ân những đóng góp của Osterman.
Dina Averina (Nga - thể dục nhịp điệu)
Sinh năm 1998, có mẹ cũng là một VĐV thể dục dụng cụ, Dina Averina cùng người chị sinh đôi Arina là trụ cột của đội tuyển Nga. Dina bắt đầu sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp từ năm 13 tuổi và đã vô địch thế giới ba lần.
Thành tích ấn tượng nhất của Dina Averina là vào năm 2018, khi 20 tuổi. Năm đó, cô đứng đầu ở cả năm nội dung tham dự tại giải VĐTG, gồm dây thừng, vòng, bóng, gậy và ruy-băng.
Dina Averina (Nga - thể dục nhịp điệu)
Sinh năm 1998, có mẹ cũng là một VĐV thể dục dụng cụ, Dina Averina cùng người chị sinh đôi Arina là trụ cột của đội tuyển Nga. Dina bắt đầu sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp từ năm 13 tuổi và đã vô địch thế giới ba lần.
Thành tích ấn tượng nhất của Dina Averina là vào năm 2018, khi 20 tuổi. Năm đó, cô đứng đầu ở cả năm nội dung tham dự tại giải VĐTG, gồm dây thừng, vòng, bóng, gậy và ruy-băng.
Allyson Felix (Mỹ - điền kinh)
Dù thi đấu đỉnh cao hơn 20 năm, vị thế số một của Allyson Felix trên đường đua vẫn chưa hề suy giảm. Trong suốt sự nghiệp, Felix gần như thâu tóm mọi danh hiệu chạy cự ly ngắn nữ, cùng sáu tấm HC vàng Olympic.
Ở tuổi 35, Olympic Tokyo là kỳ Thế vận hội cuối trong sự nghiệp của Felix. Cô cần thêm 2 HC vàng nữa để xô đổ thành tích của Carl Lewis, qua đó bước chân vào ngôi đền huyền thoại với danh hiệu VĐV điền kinh thành công nhất lịch sử.
Allyson Felix (Mỹ - điền kinh)
Dù thi đấu đỉnh cao hơn 20 năm, vị thế số một của Allyson Felix trên đường đua vẫn chưa hề suy giảm. Trong suốt sự nghiệp, Felix gần như thâu tóm mọi danh hiệu chạy cự ly ngắn nữ, cùng sáu tấm HC vàng Olympic.
Ở tuổi 35, Olympic Tokyo là kỳ Thế vận hội cuối trong sự nghiệp của Felix. Cô cần thêm 2 HC vàng nữa để xô đổ thành tích của Carl Lewis, qua đó bước chân vào ngôi đền huyền thoại với danh hiệu VĐV điền kinh thành công nhất lịch sử.
Mã Long (Trung Quốc – bóng bàn)
Con đường vào đội hình bóng bàn Trung Quốc dự Olympic thậm chí khó hơn cả giành HC vàng Thế vận hội. Dù vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của đàn em, Mã Long vẫn giành một trong hai suất đánh đơn và hy vọng vào tấm HC vàng đơn nam thứ hai tại Olympic.
Olympic Tokyo là Thế vận hội cuối cùng của Mã Long, người đã đoạt Grand Slam bóng bàn. Đối thủ lớn nhất của anh ở nội dung đơn nam là đàn em đồng hương Phàn Chấn Đông.
Mã Long (Trung Quốc – bóng bàn)
Con đường vào đội hình bóng bàn Trung Quốc dự Olympic thậm chí khó hơn cả giành HC vàng Thế vận hội. Dù vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của đàn em, Mã Long vẫn giành một trong hai suất đánh đơn và hy vọng vào tấm HC vàng đơn nam thứ hai tại Olympic.
Olympic Tokyo là Thế vận hội cuối cùng của Mã Long, người đã đoạt Grand Slam bóng bàn. Đối thủ lớn nhất của anh ở nội dung đơn nam là đàn em đồng hương Phàn Chấn Đông.
Masahiro Tanaka (Nhật Bản - bóng chày)
Giấc mơ giành HC vàng môn bóng chày trên sân nhà của Nhật Bản trông chờ cả vào tay ném Masahiro Tanaka, người đã có bảy năm gắn bó với New York Yankees. Anh khao khát có tấm HC vàng Olympic đầu tiên, sau thất bại hồi năm 2008.
Với việc các VĐV hàng đầu thế giới, chủ yếu thi đấu tại Mỹ, không sang Tokyo do vướng lịch thi đấu, Tanaka là một trong những ngôi sao lớn nhất tại môn bóng chày Thế vận hôi năm nay.
Masahiro Tanaka (Nhật Bản - bóng chày)
Giấc mơ giành HC vàng môn bóng chày trên sân nhà của Nhật Bản trông chờ cả vào tay ném Masahiro Tanaka, người đã có bảy năm gắn bó với New York Yankees. Anh khao khát có tấm HC vàng Olympic đầu tiên, sau thất bại hồi năm 2008.
Với việc các VĐV hàng đầu thế giới, chủ yếu thi đấu tại Mỹ, không sang Tokyo do vướng lịch thi đấu, Tanaka là một trong những ngôi sao lớn nhất tại môn bóng chày Thế vận hôi năm nay.
Teddy Riner (Pháp – judo)
Nhật Bản là cái nôi của Judo, nhưng không ai thống trị môn thể thao này hơn Teddy Riner. Ngoài hai HC vàng Olympic vào năm 2012 và 2016, võ sĩ cao 2m04, nặng 130 kg còn lập kỷ lục giành 10 chức vô địch thế giới.
Trong suốt sự nghiệp, Riner mới thua chín lần. Trận chung kết trong mơ của judo hạng trên 100kg tại Olympic Tokyo sẽ là cuộc đấu giữa anh và Harasawa Hisayoshi của Nhật Bản.
Teddy Riner (Pháp – judo)
Nhật Bản là cái nôi của Judo, nhưng không ai thống trị môn thể thao này hơn Teddy Riner. Ngoài hai HC vàng Olympic vào năm 2012 và 2016, võ sĩ cao 2m04, nặng 130 kg còn lập kỷ lục giành 10 chức vô địch thế giới.
Trong suốt sự nghiệp, Riner mới thua chín lần. Trận chung kết trong mơ của judo hạng trên 100kg tại Olympic Tokyo sẽ là cuộc đấu giữa anh và Harasawa Hisayoshi của Nhật Bản.
Megan Rapinoe (Mỹ - bóng đá)
Giành cả HC vàng Olympic lẫn vô địch World Cup, Rapinoe còn nổi tiếng cả về cách hành xử và cuộc sống ngoài sân cỏ. Cô thách thức những ý kiến về bản thân, về VĐV nữ và cả phụ nữ nói chung. Cô đòi Liên đoàn Bóng đá Mỹ tiền lương, thưởng, sẵn sàng đấu khẩu với cựu Tổng thống Donald Trump. Cô còn gây chú ý khi có cuộc đính hôn đồng giới.
Năm 2019, Rapinoe tranh thủ Lễ trao giải FIFA The Best để vạch trần nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Một năm sau, cô lọt vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 của tạp chí Time.
Megan Rapinoe (Mỹ - bóng đá)
Giành cả HC vàng Olympic lẫn vô địch World Cup, Rapinoe còn nổi tiếng cả về cách hành xử và cuộc sống ngoài sân cỏ. Cô thách thức những ý kiến về bản thân, về VĐV nữ và cả phụ nữ nói chung. Cô đòi Liên đoàn Bóng đá Mỹ tiền lương, thưởng, sẵn sàng đấu khẩu với cựu Tổng thống Donald Trump. Cô còn gây chú ý khi có cuộc đính hôn đồng giới.
Năm 2019, Rapinoe tranh thủ Lễ trao giải FIFA The Best để vạch trần nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Một năm sau, cô lọt vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2020 của tạp chí Time.
Novak Djokovic (Serbia – tennis)
Do hai đối thủ lớn nhất là Rafael Nadal và Roger Federer cùng không dự Olympic Tokyo, đây là cơ hội Djokovic hoàn tất bộ sưu tập còn dang dở.
“Nole” thể hiện phong độ cao từ đầu năm 2021, khi lần lượt thâu tóm cả 3 Grand Slam là Australian Mở rộng, Roland Garros và Wimbledon. Nếu giành HC vàng tại Tokyo và Grand Slam cuối cùng (Mỹ Mở rộng) vào cuối năm, Djokovic sẽ là tay vợt đầu tiên lập kỷ lục có tên "Calendar Golden Slam".
Novak Djokovic (Serbia – tennis)
Do hai đối thủ lớn nhất là Rafael Nadal và Roger Federer cùng không dự Olympic Tokyo, đây là cơ hội Djokovic hoàn tất bộ sưu tập còn dang dở.
“Nole” thể hiện phong độ cao từ đầu năm 2021, khi lần lượt thâu tóm cả 3 Grand Slam là Australian Mở rộng, Roland Garros và Wimbledon. Nếu giành HC vàng tại Tokyo và Grand Slam cuối cùng (Mỹ Mở rộng) vào cuối năm, Djokovic sẽ là tay vợt đầu tiên lập kỷ lục có tên "Calendar Golden Slam".
Simone Biles (Mỹ - thể dục dụng cụ)
Sinh năm 1997, nhưng Biles sớm trở thành huyền thoại của làng thể dục dụng cụ khi giành tổng cộng 30 huy chương vô địch thế giới và Olympic. Tại Rio 2016, Biles trở thành VĐV người Mỹ đầu tiên giành tới 4 HC vàng thể dục ở một kỳ tham dự.
Từng sống trong cô nhi viện hồi 5 tuổi, nhờ ông bà ngoại, Biles mới tìm đến được môn thể dục dụng cụ. Cô nhanh chóng chứng tỏ được khả năng khi kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp, sự tinh tế và sức mạnh, sự bùng nổ. Biles được ví von với Pele, Maradona trong làng thể dục dụng cụ.
Simone Biles (Mỹ - thể dục dụng cụ)
Sinh năm 1997, nhưng Biles sớm trở thành huyền thoại của làng thể dục dụng cụ khi giành tổng cộng 30 huy chương vô địch thế giới và Olympic. Tại Rio 2016, Biles trở thành VĐV người Mỹ đầu tiên giành tới 4 HC vàng thể dục ở một kỳ tham dự.
Từng sống trong cô nhi viện hồi 5 tuổi, nhờ ông bà ngoại, Biles mới tìm đến được môn thể dục dụng cụ. Cô nhanh chóng chứng tỏ được khả năng khi kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp, sự tinh tế và sức mạnh, sự bùng nổ. Biles được ví von với Pele, Maradona trong làng thể dục dụng cụ.
Sandra Sanchez (Tây Ban Nha – karate)
Là môn võ có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Nhật Bản, ngang ngửa judo, nhưng phải đến tận Olympic Tokyo, karate mới xuất hiện tại một kỳ Thế vận hội.
Trong môn này, Sandra Sanchez là ứng viên nặng ký nhất sau khi vừa đoạt tấm HC vàng châu Âu thứ sáu liên tiếp. Tính từ tháng 1/2014 đến tháng 2/2020, cô giành tổng cộng 35 huy chương và được tổ chức Guinness Thế giới công nhận là người đoạt nhiều huy chương nhất trong giải Karate 1-Premier League.
Sandra Sanchez (Tây Ban Nha – karate)
Là môn võ có lịch sử và truyền thống lâu đời tại Nhật Bản, ngang ngửa judo, nhưng phải đến tận Olympic Tokyo, karate mới xuất hiện tại một kỳ Thế vận hội.
Trong môn này, Sandra Sanchez là ứng viên nặng ký nhất sau khi vừa đoạt tấm HC vàng châu Âu thứ sáu liên tiếp. Tính từ tháng 1/2014 đến tháng 2/2020, cô giành tổng cộng 35 huy chương và được tổ chức Guinness Thế giới công nhận là người đoạt nhiều huy chương nhất trong giải Karate 1-Premier League.
Rory McIlroy (Bắc Ireland – golf)
Không tham dự Olympic Rio 2016 vì lo ngại virus zika lây lan tại Brazil khi ấy, nhưng golfer McIlroy quyết định ghi danh đi Tokyo. Đây là kỳ Olympic thứ hai, môn golf góp mặt sau một thế kỷ vắng bóng.
60 golfer dự Olympic Tokyo sẽ đánh bốn vòng. Người đạt điểm thấp nhất sau 72 lỗ sẽ chiến thắng. McIlroy được kỳ vọng tiếp bước Justin Rose, mang HC vàng Olympic về cho Vương quốc Anh.
Rory McIlroy (Bắc Ireland – golf)
Không tham dự Olympic Rio 2016 vì lo ngại virus zika lây lan tại Brazil khi ấy, nhưng golfer McIlroy quyết định ghi danh đi Tokyo. Đây là kỳ Olympic thứ hai, môn golf góp mặt sau một thế kỷ vắng bóng.
60 golfer dự Olympic Tokyo sẽ đánh bốn vòng. Người đạt điểm thấp nhất sau 72 lỗ sẽ chiến thắng. McIlroy được kỳ vọng tiếp bước Justin Rose, mang HC vàng Olympic về cho Vương quốc Anh.
Katie Ledecky (Mỹ - bơi)
Tại Olympic London 2012, Ledecky trở thành một hiện tượng khi giành HC vàng nội dung 800m tự do khi mới 15 tuổi. Đến Olympic Rio 2016, cô giành thêm bốn HC vàng nữa để trở thành VĐV thành công nhất Thế vận hội năm đó, cùng Simone Biles.
Tại Olympic Tokyo, "Michael Phelps phiên bản nữ" hướng tới mục tiêu ba HC vàng để cân bằng thành tích 8 HC vàng của huyền thoại Jenny Thompson. Mục tiêu này được cho là nằm trong khả năng của Ledecky bởi ngoài các nội dung sở trường, cô còn được thử sức ở nội dung 1.500m tự do – lần đầu được áp dụng tại Olympic.
Olympic Tokyo sẽ khai mạc vào ngày 23/7, bế mạc ngày 8/8, với hơn 11.200 VĐV đến từ 206 quốc, vùng lãnh thổ tranh tài ở 339 nội dung của 33 môn thể thao.
Katie Ledecky (Mỹ - bơi)
Tại Olympic London 2012, Ledecky trở thành một hiện tượng khi giành HC vàng nội dung 800m tự do khi mới 15 tuổi. Đến Olympic Rio 2016, cô giành thêm bốn HC vàng nữa để trở thành VĐV thành công nhất Thế vận hội năm đó, cùng Simone Biles.
Tại Olympic Tokyo, "Michael Phelps phiên bản nữ" hướng tới mục tiêu ba HC vàng để cân bằng thành tích 8 HC vàng của huyền thoại Jenny Thompson. Mục tiêu này được cho là nằm trong khả năng của Ledecky bởi ngoài các nội dung sở trường, cô còn được thử sức ở nội dung 1.500m tự do – lần đầu được áp dụng tại Olympic.
Olympic Tokyo sẽ khai mạc vào ngày 23/7, bế mạc ngày 8/8, với hơn 11.200 VĐV đến từ 206 quốc, vùng lãnh thổ tranh tài ở 339 nội dung của 33 môn thể thao.
Hoài Không
Ảnh: Reuters, AP,