VnExpress
Sức khỏe

×
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Hiểu về HPV
  • Hỏi đáp
  • Trở lại Sức khỏe
  • Sức khỏe
  • Phòng vệ HPV
  • Hiểu về HPV
Thứ hai, 26/5/2025, 19:00 (GMT+7)

Những điều cần biết về HPV

Có hơn 200 chủng vi rút HPV đã được xác định, trong đó một số chủng gây mụn cóc sinh dục và ung thư.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết HPV đã quen thuộc với người dân trong nhiều năm trở lại đây. Đây là tập hợp nhóm vi rút có hơn 200 chủng khác nhau, trong đó nhiều chủng gây bệnh trên người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HPV là loại vi rút phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm HPV rất phổ biến, hầu như tất cả những người hoạt động tình dục đều có thể nhiễm vi rút này vào một thời điểm nào đó trong đời.

Các chủng HPV được phân thành nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp. Nhóm nguy cơ thấp, ví dụ như HPV 6, 11, có thể gây ra mụn cóc sinh dục và hiếm khi gây ung thư.

Các chủng HPV 16, 18, 31, 42 là những ví dụ nhóm HPV có nguy cơ cao có thể gây ung thư.

Ngoài ra, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phát hiện có 13 chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và tối thiểu một trong số các loại này có thể gây ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn.

Hình ảnh 3D của vi rút HPV. Ảnh: NIH NIAID

Hình ảnh 3D của vi rút HPV. Ảnh: NIH NIAID

Tháng 9/2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã đăng tải một vài số liệu về HPV và các bệnh lý ung thư liên quan. Trung bình hàng năm, Mỹ ghi nhận gần 48.000 ca ung thư mới có liên quan HPV, trong đó xác định HPV gây ra khoảng 37.800 ca bệnh. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Globocan năm 2022, mỗi năm, Việt Nam có khoảng hơn 4.600 ca mắc mới và hơn 2.500 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu về hiệu quả đầu tư dự phòng HPV tại Việt Nam do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phối hợp thực hiện cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đại học Victoria và Viện Daffodil (Australia), được công bố tháng 5/2023. Theo đó, tùy thuộc vào các phương án dự phòng HPV, chương trình sẽ giúp giảm tới 300.000 số ca tử vong do ung thư cổ tử cung tới năm 2100.

Tổng kết các dữ kiện, bác sĩ Mỹ Nhi khuyên người dân dự phòng HPV và các bệnh lý liên quan, gồm thay đổi hành vi lối sống như không hút thuốc, tăng cường vận động thể lực, dinh dưỡng hợp lý; quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc xin HPV tại các cơ sở y tế. Phụ nữ 21-65 tuổi cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu, việc đã thực hiện cắt bao quy đầu cũng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV ở nam giới.

Văn Hà

Nhằm nâng cao nhận thức về phòng vệ HPV, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" kêu gọi: "Mỗi cá nhân phòng vệ - Cộng đồng không gánh nặng bởi HPV". Tham vấn ngay với chuyên gia y tế và tìm hiểu thêm về HPV cũng như chiến dịch tại website hpv.vn

Nội dung này được phối hợp biên soạn bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và MSD, kiểm nhận bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và MSD tài trợ cho mục tiêu giáo dục. Hãy tham vấn chuyên gia y tế.

  Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe
Copy link thành công Nội dung được tài trợ
×

img

Điều khoản sử dụng Liên hệ tòa soạn Chia sẻ: Copy link thành công
Góp ý cho trang Phản hồi của bạn có thể giúp sản phẩm hoàn thiện hơn

Báo điện tử VnExpress
Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500

© 1997-2025. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress