Nguyễn Thị Huyền (thứ hai từ trái) nắm tay con gái - bé Cún, cùng các đồng đội chạy quanh sân Mỹ Đình sau khi hoàn thành nội dung 4x400m tiếp sức nữ chiều 18/5.
Nguyễn Thị Huyền (thứ hai từ trái) nắm tay con gái - bé Cún, cùng các đồng đội chạy quanh sân Mỹ Đình sau khi hoàn thành nội dung 4x400m tiếp sức nữ chiều 18/5.
Cún, sinh năm 2018, là trái ngọt tình yêu giữa Huyền và ông xã Phạm Ngọc Quỳnh, giảng viên khoa điền kinh của Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh).
Sau SEA Games 2017, chân chạy quê Nam Định nghỉ thi đấu để kết hôn rồi sinh con. Sự nghiệp đỉnh cao của cô tưởng như kết thúc. Nhưng sau đó, VĐV sinh năm 1993 quyết định trở lại.
Hôm 15/5, sau giành HC vàng 400m nữ, Huyền dành tặng chiến thắng cho Cún vì con gái chịu nhiều thiệt thòi khi thường xuyên xa mẹ.
Cún, sinh năm 2018, là trái ngọt tình yêu giữa Huyền và ông xã Phạm Ngọc Quỳnh, giảng viên khoa điền kinh của Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh).
Sau SEA Games 2017, chân chạy quê Nam Định nghỉ thi đấu để kết hôn rồi sinh con. Sự nghiệp đỉnh cao của cô tưởng như kết thúc. Nhưng sau đó, VĐV sinh năm 1993 quyết định trở lại.
Hôm 15/5, sau giành HC vàng 400m nữ, Huyền dành tặng chiến thắng cho Cún vì con gái chịu nhiều thiệt thòi khi thường xuyên xa mẹ.
Trước đó, Nguyễn Thị Huyền cùng đồng đội Hoàng Thị Ngọc (ảnh), Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng thi đấu chung kết với các đối thủ Thái Lan và Philippines.
Trước đó, Nguyễn Thị Huyền cùng đồng đội Hoàng Thị Ngọc (ảnh), Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Hằng thi đấu chung kết với các đối thủ Thái Lan và Philippines.
Là đương kim vô địch, Việt Nam nhanh chóng thể hiện sự vượt trội, tăng dần khoảng cách với các đối thủ qua lượt chạy của Hoàng Thị Ngọc rồi Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Hằng (ảnh).
Là đương kim vô địch, Việt Nam nhanh chóng thể hiện sự vượt trội, tăng dần khoảng cách với các đối thủ qua lượt chạy của Hoàng Thị Ngọc rồi Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Hằng (ảnh).
Khi gậy đến Nguyễn Thị Huyền ở lượt cuối, cách biệt với các đối thủ đã rất xa.
Chỉ mất 55 giây để hoàn thành 400m cuối cùng, Nguyễn Thị Huyền giúp Việt Nam về nhất với tổng thời gian 3 phút 37 giây 99. Ảnh: Reuters
Chỉ mất 55 giây để hoàn thành 400m cuối cùng, Nguyễn Thị Huyền giúp Việt Nam về nhất với tổng thời gian 3 phút 37 giây 99. Ảnh: Reuters
Kém xa so với kỷ lục lập được ở Singapore năm 2016, nhưng chiến thắng lần này giúp Việt Nam tiếp tục thống trị nội dung này ở kỳ SEA Games thứ tư liên tiếp. Ảnh: Reuters
Kém xa so với kỷ lục lập được ở Singapore năm 2016, nhưng chiến thắng lần này giúp Việt Nam tiếp tục thống trị nội dung này ở kỳ SEA Games thứ tư liên tiếp. Ảnh: Reuters
Hàng nghìn CĐV trên sân Mỹ Đình reo hò, chúc mừng cùng các cô gái vàng của điền kinh Việt Nam. Ảnh: Reuters
Hàng nghìn CĐV trên sân Mỹ Đình reo hò, chúc mừng cùng các cô gái vàng của điền kinh Việt Nam. Ảnh: Reuters
Nguyễn Thị Huyền đã góp mặt ở ba trong bốn chiến thắng liên tiếp của đội tuyển ở nội dung 4x400m. Lần vắng mặt duy nhất của cô là SEA Games năm 2019, khi mới trở lại sau thời gian nghỉ sinh và chỉ dự hai nội dung 400m, 400m rào.
Đây cũng là chiếc HC vàng thứ 10 của Huyền qua bốn lần dự SEA Games, giúp cô củng cố vị trí một trong những VĐV điền kinh thành công nhất lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Thị Huyền đã góp mặt ở ba trong bốn chiến thắng liên tiếp của đội tuyển ở nội dung 4x400m. Lần vắng mặt duy nhất của cô là SEA Games năm 2019, khi mới trở lại sau thời gian nghỉ sinh và chỉ dự hai nội dung 400m, 400m rào.
Đây cũng là chiếc HC vàng thứ 10 của Huyền qua bốn lần dự SEA Games, giúp cô củng cố vị trí một trong những VĐV điền kinh thành công nhất lịch sử Việt Nam.
Phạm Chiểu