Thôn Hòa Bình và thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, ngập lụt chưa từng thấy do mưa lớn kéo dài ảnh hưởng của bão Yagi, nước sông Cầu và sông Cà Lồ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lên nhanh. Nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước, giao thông chia cắt nên việc di chuyển phải dùng đến xuồng, thuyền.
Từ rạng sáng 10/9, nước lũ dâng cao gây ngập lụt hơn 3.300 hộ dân với hơn 15.600 nhân khẩu ở huyện Sóc Sơn. Trong đó, ngập nặng nhất là thôn An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã; Ngô Đạo, xã Tân Hưng; xã Việt Long, xã Xuân Thu, xã Kim Lũ.
Thôn Hòa Bình và thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, ngập lụt chưa từng thấy do mưa lớn kéo dài ảnh hưởng của bão Yagi, nước sông Cầu và sông Cà Lồ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lên nhanh. Nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước, giao thông chia cắt nên việc di chuyển phải dùng đến xuồng, thuyền.
Từ rạng sáng 10/9, nước lũ dâng cao gây ngập lụt hơn 3.300 hộ dân với hơn 15.600 nhân khẩu ở huyện Sóc Sơn. Trong đó, ngập nặng nhất là thôn An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã; Ngô Đạo, xã Tân Hưng; xã Việt Long, xã Xuân Thu, xã Kim Lũ.
Chiều 12/9, nước vẫn ngập lút cổng, sâu 2 m tại Nhà văn hóa thôn Hòa Bình. Trong thôn có gần 600 hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Chiều 12/9, nước vẫn ngập lút cổng, sâu 2 m tại Nhà văn hóa thôn Hòa Bình. Trong thôn có gần 600 hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Ngôi nhà hai tầng của ông Đoàn, 59 tuổi, ở thôn Hòa Bình, được đánh giá cao gần nhất thôn, nhưng tầng một đang bị ngập nước hơn một mét. Hiện tầng hai ông để cất đồ đạc, sinh hoạt chung của gia đình. Tầng một bất đắc dĩ trở thành nơi trú ngụ của vật nuôi như bò, chó, gà.
Ngôi nhà hai tầng của ông Đoàn, 59 tuổi, ở thôn Hòa Bình, được đánh giá cao gần nhất thôn, nhưng tầng một đang bị ngập nước hơn một mét. Hiện tầng hai ông để cất đồ đạc, sinh hoạt chung của gia đình. Tầng một bất đắc dĩ trở thành nơi trú ngụ của vật nuôi như bò, chó, gà.
Nhiều người trong thôn Hòa Bình chèo thuyền đến nhà ông Đoàn giúp khiêng ba xe máy lên thuyền, đưa ra bên ngoài gầm cầu vượt, cách chừng một km để gửi tạm. Nhiều đồ đạc giá trị khác trong gia đình ông Đoàn bị ngâm nước ba ngày nay, gần như hư hỏng hết.
Nhiều người trong thôn Hòa Bình chèo thuyền đến nhà ông Đoàn giúp khiêng ba xe máy lên thuyền, đưa ra bên ngoài gầm cầu vượt, cách chừng một km để gửi tạm. Nhiều đồ đạc giá trị khác trong gia đình ông Đoàn bị ngâm nước ba ngày nay, gần như hư hỏng hết.
Nhà ông Đoàn có hai con bò. Ba hôm trước, nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, ông Đoàn đưa bò từ chuồng lên sân cao hơn trú tạm. Nước dần ngập sân, ông đưa bò lên hiên nhà nhưng sau đó phải dùng ván hỗ gác lên bộ bàn ghế để cho bò lên cao khi nước ngập nhà khoảng một mét.
"Gia sản có mấy con bò, giờ chỉ mong chuyển được ra bên ngoài mới yên tâm vì nước lũ vẫn chưa rút", ông Đoàn nói, cho biết may mắn có rơm khô làm thức ăn cho bò mấy ngày qua.
Nhà ông Đoàn có hai con bò. Ba hôm trước, nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, ông Đoàn đưa bò từ chuồng lên sân cao hơn trú tạm. Nước dần ngập sân, ông đưa bò lên hiên nhà nhưng sau đó phải dùng ván hỗ gác lên bộ bàn ghế để cho bò lên cao khi nước ngập nhà khoảng một mét.
"Gia sản có mấy con bò, giờ chỉ mong chuyển được ra bên ngoài mới yên tâm vì nước lũ vẫn chưa rút", ông Đoàn nói, cho biết may mắn có rơm khô làm thức ăn cho bò mấy ngày qua.
Anh Đào Xuân Lượng, 37 tuổi, trú thôn Hòa Bình, chèo thuyền về nhà xem 2 tấn thóc cùng đồ đạc sinh hoạt đã đưa lên trên hiên nhà. Ba ngày trước khi lũ dâng cao, anh đã phải dựng giàn giáo cao 2 m trên hiên để cất giữ thóc.
Hơn một trăm con gà, cùng đàn lợn và bò đã được anh Lượng đưa về gửi người thân ở trung tâm huyện Sóc Sơn. Hai ngày nay, anh Lượng chèo thuyền hỗ trợ người dân sơ tán, thi thoảng ghé qua nha trông coi tài sản.
Anh Đào Xuân Lượng, 37 tuổi, trú thôn Hòa Bình, chèo thuyền về nhà xem 2 tấn thóc cùng đồ đạc sinh hoạt đã đưa lên trên hiên nhà. Ba ngày trước khi lũ dâng cao, anh đã phải dựng giàn giáo cao 2 m trên hiên để cất giữ thóc.
Hơn một trăm con gà, cùng đàn lợn và bò đã được anh Lượng đưa về gửi người thân ở trung tâm huyện Sóc Sơn. Hai ngày nay, anh Lượng chèo thuyền hỗ trợ người dân sơ tán, thi thoảng ghé qua nha trông coi tài sản.
Nhà ông Nguyễn Văn Quỳnh, 40 tuổi, là một trong những nơi ngập sâu nhất ở xã Trung Giã. Căn nhà gỗ 5 gian của gia đình chìm nghỉm trong nước lũ.
Trước khi lũ về, vợ chồng ông Quỳnh tranh thủ di tản được hai tấn thóc, cùng một số vật dụng cơ bản. Còn lại chiếc xe máy, đồ dùng sinh hoạt bị ngập nước. Cả nhà đã di tản đi nơi khác song ba ngày nay ông Quỳnh thường bơi thuyền về nhà để kiểm tra đồ đạc và cho chó, gà ăn uống.
Nhà ông Nguyễn Văn Quỳnh, 40 tuổi, là một trong những nơi ngập sâu nhất ở xã Trung Giã. Căn nhà gỗ 5 gian của gia đình chìm nghỉm trong nước lũ.
Trước khi lũ về, vợ chồng ông Quỳnh tranh thủ di tản được hai tấn thóc, cùng một số vật dụng cơ bản. Còn lại chiếc xe máy, đồ dùng sinh hoạt bị ngập nước. Cả nhà đã di tản đi nơi khác song ba ngày nay ông Quỳnh thường bơi thuyền về nhà để kiểm tra đồ đạc và cho chó, gà ăn uống.
Anh Lượng dẫn 3 con chó lên trú tạm ở cầu thang khi trời ngớt mưa. Căn nhà bị ngập hơn một mét và gia đình đã sơ tán, chỉ còn anh Lượng ở nhà trông coi tài sản.
Anh Lượng dẫn 3 con chó lên trú tạm ở cầu thang khi trời ngớt mưa. Căn nhà bị ngập hơn một mét và gia đình đã sơ tán, chỉ còn anh Lượng ở nhà trông coi tài sản.
Bộ đội dùng xuồng hỗ trợ dân ở thôn An Lạc sơ tán đàn lợn ra khu vực cầu Vát trên đường độc đạo từ trung tâm xã dẫn vào làng. Cầu Vát là điểm cao nhất trên tuyến đường nhựa này. Ba ngày nay, nhiều hộ dân đã lùa đàn bò lội lũ lên đây trú tạm.
Bộ đội dùng xuồng hỗ trợ dân ở thôn An Lạc sơ tán đàn lợn ra khu vực cầu Vát trên đường độc đạo từ trung tâm xã dẫn vào làng. Cầu Vát là điểm cao nhất trên tuyến đường nhựa này. Ba ngày nay, nhiều hộ dân đã lùa đàn bò lội lũ lên đây trú tạm.
Chiều 12/9, lực lượng cứu hộ tiếp tục len lỏi vào từng ngõ nhỏ ở xã Trung Giã để kêu gọi người dân sơ tán, sau đó di chuyển bằng xuồng hoặc đưa về điểm có xe đưa đón để chuyển ra bên ngoài. Nhưng vì tâm lý ở lại "giữ nhà, giữ của", nhiều người không đồng ý ra ngoài.
Sau ba ngày sống chung với lũ, chị Nguyễn Thị Hương Mai ở xã Trung Giã nhờ lực lượng cứu hộ chuyển giúp đồ đạc để di tản đi nơi khác. Cứu hộ phải trèo lên mái tôn tầng một để nhận đồ chuyển xuống từ tầng hai. Người sau đó lên thuyền nhỏ rời đi.
Chiều 12/9, lực lượng cứu hộ tiếp tục len lỏi vào từng ngõ nhỏ ở xã Trung Giã để kêu gọi người dân sơ tán, sau đó di chuyển bằng xuồng hoặc đưa về điểm có xe đưa đón để chuyển ra bên ngoài. Nhưng vì tâm lý ở lại "giữ nhà, giữ của", nhiều người không đồng ý ra ngoài.
Sau ba ngày sống chung với lũ, chị Nguyễn Thị Hương Mai ở xã Trung Giã nhờ lực lượng cứu hộ chuyển giúp đồ đạc để di tản đi nơi khác. Cứu hộ phải trèo lên mái tôn tầng một để nhận đồ chuyển xuống từ tầng hai. Người sau đó lên thuyền nhỏ rời đi.
Bé Kem, 8 tháng tuổi, được thượng úy Trần Văn Cương, đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Công an huyện Sóc Sơn hỗ trợ đưa lên thuyền di tản ra nơi an toàn. Mọi người hò reo khi đưa thành công em bé lên thuyền.
Bé Kem, 8 tháng tuổi, được thượng úy Trần Văn Cương, đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Công an huyện Sóc Sơn hỗ trợ đưa lên thuyền di tản ra nơi an toàn. Mọi người hò reo khi đưa thành công em bé lên thuyền.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 35 tuổi ở thôn An Lạc, xã Trung Giã chèo thuyền đi sơ tán lúc 15h20 ngày 12/9. Hai con trai học lớp 6 và 8 mang theo hai balô quần áo nhờ xe cứu hộ sang nhờ người quen ở xã Hùng Sơn không ngập lụt.
Nhà chị Nguyệt làm nghề đánh cá, nhưng do ba mẹ con không biết bơi nên lũ dâng cao đã quyết định đi sơ tán. Chị Nguyệt cho biết chiều nay nước đã ngập hết tầng một. Ba hôm nay gia đình ăn uống nhờ cơm, sữa của các hội nhóm từ thiện và công an, quân đội hỗ trợ. "Nhà có bếp gas nên có thể nấu được cơm, nhưng đồ ăn nước uống thì thiếu, may được hỗ trợ kịp thời", chị Nguyệt nói.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 35 tuổi ở thôn An Lạc, xã Trung Giã chèo thuyền đi sơ tán lúc 15h20 ngày 12/9. Hai con trai học lớp 6 và 8 mang theo hai balô quần áo nhờ xe cứu hộ sang nhờ người quen ở xã Hùng Sơn không ngập lụt.
Nhà chị Nguyệt làm nghề đánh cá, nhưng do ba mẹ con không biết bơi nên lũ dâng cao đã quyết định đi sơ tán. Chị Nguyệt cho biết chiều nay nước đã ngập hết tầng một. Ba hôm nay gia đình ăn uống nhờ cơm, sữa của các hội nhóm từ thiện và công an, quân đội hỗ trợ. "Nhà có bếp gas nên có thể nấu được cơm, nhưng đồ ăn nước uống thì thiếu, may được hỗ trợ kịp thời", chị Nguyệt nói.
Chiều 12/9, công an, quân đội, tình nguyện viên tiếp tục sơ tán hàng trăm người dân khỏi rốn lũ An Lạc và Hòa Bình. Nhiều người tranh thủ mang theo tài sản. Họ được đưa về trường học ở nơi cao ráo trú tránh.
Chiều 12/9, công an, quân đội, tình nguyện viên tiếp tục sơ tán hàng trăm người dân khỏi rốn lũ An Lạc và Hòa Bình. Nhiều người tranh thủ mang theo tài sản. Họ được đưa về trường học ở nơi cao ráo trú tránh.
Nguyễn Đông - Phạm Dự
VnExpress mở chiến dịch "Cùng đồng bào vượt lũ" nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai, tái thiết cuộc sống. Mọi đóng góp của bạn xin ủng hộ tại đây.