Giải ba
Giải ba

Nghiên cứu tái sử dụng kết hợp phế thải thủy tinh với các loại phế thải tro bay, xỉ đáy của nhà máy điện đốt rác và bùn thải nhà máy lọc nước… để chế tạo thử nghiệm sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao, hoàn toàn không sử dụng xi măng.

Nhóm: Bê tông Xanh

LĨNH VỰC MôI TRườNG
Lượt bình chọn:

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho việc chiếu sáng nhân tạo trong các công trình dân dụng và hạ tầng tăng, gây các tác động đáng kể đối với môi trường. Ngoài ra, các yêu cầu và tiêu chí về trang trí và thẩm mỹ trong các công trình cũng đang ngày càng được nâng cao một cách toàn diện. Do đó, các giải pháp lấy sáng tự nhiên vào các công trình nhà dân dụng liền kề… các công trình ốp lát hạ tầng, các đường chỉ dẫn tín hiệu đường… cùng với đó là việc chế tạo ra các loại vật liệu “xanh” có nhiều đặc tính mới, góp phần tạo ra hiệu ứng kiến trúc độc đáo là chủ đề được nhiều nhà khoa học và các chủ đầu tư xây dựng quan tâm. Bên cạnh các sáng tạo kiến trúc, thì việc phát triển các loại vật liệu xây dựng sử dụng tối đa nguồn phế thải công nghiệp, hoàn toàn không sử dụng xi măng, có khả năng truyền dẫn ánh sáng là hướng nghiên cứu có tính thời sự và thực tiễn. Hiện nay, vật liệu thủy tinh - kính, vật liệu nhựa trong suốt được coi là vật liệu truyền sáng chủ đạo.
Tuy nhiên, vật liệu thủy tinh, vật liệu kính có những nhược điểm nhất định như: cường độ ánh sáng qua kính quá lớn dẫn đến các bất tiện khi việc làm việc hoặc sinh hoạt trực tiếp dưới lớp kính, cường độ cơ học dưới tác động va đập, gió bão của kính là không tốt, giá thành sản phẩm tương đối cao, quá trình sản xuất kính thì rất tốn kém năng lượng, thải ra nhiều khói bụi và khí độc…. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển các chủng loại bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao, sử dụng tối đa các nguồn phế thải công nghiệp (bùn thải, tro-xỉ, phế thải kính, phế thải thủy tinh…) là giải pháp đa mục tiêu, làm tăng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư khi muốn tối ưu hóa các công năng của công trình, về tính thẩm mỹ, chiều sáng, về tính thân thiện với môi trường….
Chúng ta biết rằng, mỗi nguồn rác thải khác nhau thì có thời gian phân hủy khác nhau. Với rác hữu cơ thì có thể phân hủy nhanh, còn rác thải nhựa, nilon thì mất hàng trăm năm mới phân hủy được, đặc biệt với rác thủy tinh thì vĩnh cữu không thể phân hủy được, cứ tồn tại mãi trong đất đai và sẽ gây nguy hại cho con người. Trong lĩnh vực xây dựng và đời sống hiện đại ngày nay thì thủy tinh và kính là một trong những vật liệu không thể thiếu dùng để làm cửa, làm khung vách bao che bên ngoài công trình, vách ngăn bên trong, dùng để làm đồ nội thất hay các vật dụng thiết yếu như ly, tách, chai lọ… nhưng dùng mãi thì cũng đến lúc sẽ hỏng hay gãy vỡ. Các loại rác thủy tinh này tích tụ lại và chúng gây sự nguy hiểm, làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, rất cần các biện pháp tái sử dụng các loại phế thải thủy tinh một cách an toàn và hiệu quả cao, đặc biệt ở các đô thị lớn, phát triển “nóng” hiện nay.
Sự phát triển ồ ạt của các công trình xây dựng hiện đại đang trở thành gánh nặng cho môi trường và trái đất. Tuy nhiên, với dân số luôn gia tăng, việc giảm số lượng các công trình không khả thi. Do đó, việc nghiên cứu, cải tiến quá trình xây dựng để giúp các công trình ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng vẫn đảm bảo công năng ngày càng được khuyến khích. Bê tông phát sáng được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ 20 và được phát triển vào năm 2001 bởi một kiến trúc sư người Hungary Áron Losonczi. Loại bê tông phát sáng được sản xuất bằng cách trộn 4-5% sợi quang học trong hỗn hợp bê tông. Bê tông này có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông xi măng thông thường.
Mặt khác, trong giai đoạn phát triển bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, các thành phố lớn ở Việt Nam đang thải ra một lượng rác thải sinh hoạt rất lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa đạt 100%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10-16%/năm. Về tỷ lệ xử lý chất thải theo các phương pháp xử lý, hiện nay khoảng 71% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bãi thải từ các cơ sở chế biến phân composte và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt). Ngoài ra, khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân composte và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác. Vấn để xử lý rác luôn là một bài toán khó cả về môi trường và kinh tế đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo đó, xây dựng nhà máy điện rác sẽ là một giải pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi... Nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước, điều này lại tạo ra hơi nước tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước và điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện nay, Việt Nam đang có một số nhà máy điện rác vận hành hiệu quả như Bê tông “xanh” nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) với công suất 4.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 75 MW; Bê tông “xanh” nhà máy điện rác Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; Bê tông “xanh” nhà máy điện rác Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; Bê tông “xanh” nhà máy điện rác Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW…
Trong đó, Nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội) hiện đang vận hành 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3.000 tấn rác/ngày đêm. Theo lãnh đạo nhà máy, nếu được cấp phép hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4-5 nghìn tấn rác/ngày đêm. Hà Nội đang tập trung triển khai công nghệ hiện đại nhất để xử lý rác thải, dự kiến giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại. Vừa qua, tại thị xã Quế Võ (Bắc Ninh), Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp phát điện (còn gọi nhà máy điện rác Ngôi sao xanh-GCEP) đã chính thức đi vào vận hành (tháng 11/2023). Đây là nhà máy điện rác đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động. Nhà máy điện rác GCEP có chức năng xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt với công suất 180 tấn rác/ngày đêm; công suất phát điện là 6,1MW, tổng mức đầu tư 33 triệu USD. Nhiều nước tiến tiến trên thế giới đã nhận đinh, việc xây dựng nhà máy điện rác sẽ là một giải pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, nhà máy điện rác hiện đang thải ra môi trường một lượng lớn các loại tro-xỉ, sản phẩm phụ của quá trình đốt rác sinh hoạt. Theo Báo cáo của Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý (Hà Nội), đơn vị vận hành Nhà máy điện rác Sóc Sơn thì khối lượng chất thải rắn (tro-xỉ) phát sinh tại nhà máy hàng năm khoảng 260.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, Nhà máy điện rác Ngôi sao xanh-GCEP (Bắc Ninh), lượng chất thải rắn hàng ngày đã thải ra môi trường khoảng 15-20 tấn/ngày. Do đó, vấn đề tái sử dụng triệt để các chất thải rắn phát thải từ các nhà máy điện rác, giảm ảnh hưởng đến môi trường thứ cấp là một vấn đề cần thiết và thời sự hiện nay.
Mặt khác, ở các thành phố lớn ngày nay ô nhiễm môi trường do bùn thải từ các nhà máy xử lý nước sinh hoạt, trạm xử lý nước thải là một trong những vấn đề quan trọng và cần phải có các giải pháp xử lý triệt để. Do vậy, việc xử lý, tái chế bùn thải từ các nhà máy xử lý nước sinh hoạt là việc rất cấp bách, đặc biệt ở các đô thị hiện nay.
Trong nghiên cứu này trình bày tính chất và công nghệ chế tạo sản phẩm bê tông “xanh” cường độ cao có khả năng cho ánh sáng truyền qua. Sản phẩm này không sử dụng xi măng, không sử dụng các loại sợi quang dẫn sáng trong hỗn hợp bê tông. Đây là một dạng bê tông “xanh” truyền sáng đặc biệt, có cường độ cao, nhưng giá thành thấp, giúp cho các tòa nhà giảm tiêu thụ năng lượng thắp sáng, tuổi thọ cao hơn đồng thời cung cấp các giải pháp sáng tạo trong công nghệ xây dựng mới. Sản phẩm này có kết cấu và bề mặt đồng nhất. Sản phẩm được sản xuất ở dạng tấm bê tông mỏng, đúc sẵn trong các nhà máy, hoàn toàn chưa có trên thị trường Việt Nam.

Tính năng cơ bản:

A - Mô tả tính năng cơ bản của sản phẩm:
+ Sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao là sản phẩm bê tông trang trí mới được phát triển từ chủng loại bê tông “xanh” sử dụng chất kết dính không xi măng đã được nhóm nghiêm cứu từ những năm 2021 đến nay.
+ Sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng được chế tạo có dạng tấm mỏng có chiều dày khoảng từ 15 mm đến 25 mm.
So với các nghiên cứu trước đây, sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng có nhiều điểm mới và vượt trội, cụ thể là:
- Sản phẩm bê tông “xanh” cho ánh sáng truyền xuyên qua từ bề mặt bên này sang bề măt bên kia của sản phẩm. Đây là sản phẩm bê tông chưa từng có trên thị trường Việt Nam vì nguồn vật liệu dẫn sáng là các loại vật liệu phế thải, giá thành thấp;
- Hoàn toàn không sử dụng xi măng, thay vào đó là nhiều loại phế thải rắn gồm: Tro bay, tro đáy của nhà máy điện đốt rác, bùn thải của nhà máy lọc nước và dung dịch chất kích hoạt đặc biệt;
- Giá trị cường độ nén của sản phẩm ở tuổi 28 ngày dao động từ 60 MPa đến 70 MPa trên cơ sở các mẫu thí nghiệm hình lập phương cạnh 10 cm. Cường độ của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và chất lượng nguyên vật liệu thành phần.
- Sử dụng phế thải kính, phế thải thủy tinh đóng vai trò là cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn thay cho cốt liệu tự nhiên, giúp giảm thâm dụng các loại nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi xanh của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
- Bên cạnh đó, hàm lượng phế thải kính, phế thải thủy tinh chính là nhân tố quyết định đến khả năng truyền sáng của sản phẩm sau khi tạo hình. Đây là điểm khác biệt lớn trong sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng này so với công nghệ chế tạo bê tông phát sáng, bê tông truyền sáng hiện nay.
B - Cơ chế hoạt động của bê tông “xanh” xuyên sáng:
- Những hạt kính phế thải được bao bọc và liên kết bởi các lớp bê tông “xanh” để tạo ra tấm bê tông đặc chắc, có cường độ cao;
- Hai bề mặt tấm bê tông “xanh” này được mài nhẵn, đánh bóng. Quá trình mài nhẵn, đánh bóng rất quan trọng, sẽ quyết định đến mức độ làm lộ hạt kính phế thải sử dụng trong bê tông. Chất lượng truyền sáng của sản phẩm sau khi chế tạo hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình này. Các hạt kính phế thải có tác dụng cho ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo truyền xuyên qua các tấm bê tông “xanh”;
- Lý do chính để sản phẩm này sử dụng hạt kính phế thải trong bê tông là: i- sản phẩm phế thải thủy tinh hiện tại rất nhiều tại các đô thị lớn, ii- hạt thủy tinh vừa có độ cứng lớn, vừa có thể truyền ánh sáng xuyên qua, iii – hạt thủy tinh phế thải có thể thay thế hoàn toàn cốt liệu tự nhiên trong bê tông, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thâm dụng tài nguyên, giảm rác thải, khí thải…
- Bê tông “xanh” hoàn toàn không sử dụng xi măng, nhưng đã tận dụng một lượng rất lớn các nguồn phế thải rắn, tro-xỉ, bùn thải… Sản phẩm dễ dàng chế tạo, có bề mặt nhẵn, bóng, bằng phẳng và cường độ nén của bê tông cao đạt trên 60 MPa.

Tính sáng tạo và đổi mới:

Sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao, hoàn toàn không sử dụng thành phần xi măng là sản phẩm mới, hoàn toàn chưa có trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm được chế tạo dễ dàng trong nhà máy hoặc các xưởng sản xuất.
+ Hình dạng sản phẩm: Tùy theo mục đích sử dụng, có thể chế tạo được nhiều sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện dụng cụ và thiết bị của phòng thí nghiệm của Trường Đại học Mỏ-Địa chất, sản phẩm được chế tạo trong nghiên cứu này với mục đích tấm bê tông trang trí và phát sáng, có 02 dạng:
1 - Sản phẩm tấm mỏng ốp lát trang trí hình vuông, độ dài cạnh 40 cm và chiều dày dao động từ 15mm đến 25mm.
2 - Sản phẩm tấm mỏng ốp lát trang trí hình lục giác đều, độ dài cạnh 15 cm và chiều dày dao động từ 15mm đến 25mm.
+ Điểm khác biệt của sản phẩm: Sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao được nghiên cứu chế tạo có nhiều điểm độc đáo, khác biết với các sản phẩm trước đây là:
i - Thành phần chất kết dính: Hoàn toàn không sử dụng xi măng; tổ hợp chất kết dính gồm tro bay và xỉ đáy của nhà máy điện rác, hoặc tro-xỉ của các nhà máy nhiệt điện, luyện kim hoặc các nguồn phế thải công nghiệp khác nhau;
ii - Thành phần cốt liệu: Cả thành phần cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ đều là phế thải rắn, hoàn toàn không sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, điều này đã giảm thiếu các loại phế thải rắn, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm thâm dụng các nguồn nguyên vật liệu tự nhiêni;
iii - Thành phần truyền dẫn ánh sáng trong loại bê tông này là thành phần phế thải thủy tinh, hoàn toàn không phải là các loại cáp quang đắt tiền như các loại bê tông phát sáng hiện có trên thế giới.
iv - Thành phần phụ gia điều chỉnh đặc biệt có vai trò kích hoạt các thành phần tro xỉ trong bê tông, tạo ra khối bê tông đặc chắc, cường độ cao. Sản phẩm này do nhóm bê tông “xanh” nghiên cứu, sản xuất và đóng gói tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
v - Trong thàn phần của sản phẩm bê tông “xanh” hoàn toàn không chứa xi măng, không có thành phần đá vôi và cát tư nhiên.
+ Về vật liệu sử dụng: sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao sử dụng các là loại vật liệu thành phần như sau:
- Tro bay - xỉ đáy của nhà máy điện rác Ngôi sao xanh-GCEP, bùn thải của nhà máy lọc nước sông Đuống đóng vai trò chính là thành phần chất kết dính;
- Cốt liệu: Cả thành phần cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ đều là phế thải kính, phế thải thủy tinh được thu gom từ các bãi thải sinh hoạt tại các khu vực TP. Hà Nội. Thành phần kính phế thải còn đóng vai trò rất quan trọng là dẫn ánh sáng truyền qua sản phẩm bê tông “xanh”.
- Dung dịch chất kích hoạt có thành phần chính là NaOH và Na2SiO3 được sử dụng để kích hoạt các thành phần tro xỉ trong bê tông, tạo ra khối bê tông đặc chắc, cường độ cao.
- Phụ gia siêu dẻo SR 5000F của công ty «SilkRoad» được sử dụng để cải thiện tính công tác;
- Sử dụng thành phần Silicafume -SF90VN của công ty Buildmix Việt Nam để tăng tính chất cơ học của sản phẩm sau khi tạo hình;
- Sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao, hoàn toàn không sử dụng thành phần xi măng
+ Về tính chất cơ bản của sản phẩm: Trên cơ sở nguồn vật liệu, các loại phế thải và trang thiết bị hiện có trong nước hoàn toàn có thể chế tạo được sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, không sử dụng xi măng có các tính chất sau:
- Độ ẩm của mẫu bê tông “xanh” trong điều kiện tự nhiên ở tuổi 28 ngày dao động từ 4,0% đến 6,0%;
- Hút nước của mẫu bê tông “xanh” trong điều kiện bão hòa nước ở tuổi 28 ngày dao động từ 6,5% đến 10,0%;
- Giá trị khối lượng thể tích ở trang thái khô từ 2,2 tấn/m3 đến 2,4 tấn/m3;
- Cường độ nén trung bình ở tuổi 28 ngày của mẫu bê tộng “xanh” được xác định trên mẫu hình vuông cạnh 10 cm, dao động trong khoảng 60MPa ÷ 70MPa tùy thuộc vào các loại vật liệu phế thải sử dụng;
- Giá trị cường độ kéo khi uốn trung bình ở tuổi 28 ngày của mẫu bê tông “xanh” được xác định trên mẫu hình dầm kích thước 10x10x40 cm, dao động trong khoảng 11,5MPa ÷ 13,0MPa;
- Khả năng xuyên sáng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng và kích thước của hạt kính phế thải trong thành phần của bê tông. Nếu sử dụng các loại phế thải kính có màu sắc khác nhau thì ánh sáng khi truyền qua sản phầm cũng thay đổi, tăng khả năng trang trí của sản phẩm bê tông “xanh” này. Đây là một trong những sáng tạo của sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng này.
+ Về khả năng ứng dụng của sản phẩm: Sản phẩm bê tông “xanh” xuyên sáng có thể được sử dụng trong các kết cấu như sau:
- Vừa bao che công trình vừa chịu lực cho công trình vì có cường độ cao;
- Sử dụng như đèn chiếu sáng trong công trình, do có khả năng xuyên sáng tốt;
- Sử dụng trong trang trí nội thất và ngoại thất công trình;
- Sử dụng để làm sản phẩm gạch ốp lát trang trí, truyền sáng trong các khu vực sân vườn, trong các công viên…

Tính ứng dụng:

Quá trình sản xuất các sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng này không cần những yêu cầu đặc biệt về cơ sở hạ tầng, máy mọc và thiết bị. Những nhà máy bê tông xi măng đúc sẵn hoàn toàn có thể sản xuất được các sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng này.
Do đó, các sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao có triển vọng kinh doanh lớn, có thể triển khai thương mại hóa sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng này ra thị trường dưới dạng các tấm trang trí đúc sẵn trong nhà máy. Sản phẩm này có thể áp dúng rộng rãi, để lại giá trị kinh tế cao cho cộng đồng. Mặt khác, sản phẩm bê tông “xanh” đã xử lý một lượng lớn phế thải rắn công nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thâm dụng tài nguyên, giảm rác thải, khí thải…
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng dạng tấm mỏng này rất đơn giản, tương tự như quá trình thi công các tấm ốp lát, các sản phẩm bê tông xi măng khác. Mọi người công nhân xây dựng đều có thể sử dụng sản phẩm bê tông “xanh” để thi công trong các công trình xây dựng. Tấm bê tông “xanh” được dùng như các tấm trang trí nội thất và ngoại thất công trình, hoặc sử dụng như đèn chiếu sáng trong công trình, do có khả năng xuyên sáng tốt; sử dụng để làm sản phẩm gạch ốp lát trang trí, truyền sáng trong các khu vực sân vườn, trong các công viên…
Trong quá trình sản xuất sản phẩm thử nghiệm, nhóm bê tông “xanh” đã ký kết hợp đồng sản xuất thử nghiệm với công ty TNHH hóa phẩm xây dựng Buildmix Việt Nam để sản xuất mỗi lọai sản phẩm 100 viên. Lãnh đạo công ty TNHH hóa phẩm xây dựng Buildmix Việt Nam rất mong muốn được tiếp tục hợp tác để sản xuất, thương mai hóa sản phẩm Bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao đến các nhà đầu từ để sử dụng trong các công trình xây dựng hiện nay.
Nhóm bê tông “xanh” hoàn toàn có hy vọng sản phẩm Bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa để biến ý tưởng này thành hiện thực trong thời gian tới đây và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho cộng đồng.

Tiềm năng phát triển:

Vật liệu “xanh” đang có tiềm năng phát triển rất lớn bởi hiện nay rất nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang hướng tới mục tiêu này. Đặc biệt Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0% vào năm 2050. Do đó, sản phẩm bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao vừa giúp giải quyết triệt để chất thải công nghiệp (tro-xỉ, bùn thải, phế thải kính…), vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất xi măng, vừa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn – bền vững.
I- Nguồn nhân lực:
Lợi thế là thành viên trong nhóm là các chuyên gia về công nghệ vật liệu xây dựng với kiến thức chuyên môn tốt, dưới sự hỗ trợ, cố vấn của các thầy cô giảng viên trong bộ môn Kỹ thuật Xây dựng thì nguồn nhân lực trong bê tông “xanh” đã có đầy đủ. Nhóm bê tông “xanh” đã có quá trình làm việc và nghiên cứu trong một thời gian dài về các loại vật vật liệu xanh. Đặc biệt, ngày 03/12/2023 nhóm Bê tông “xanh” đã được gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Dubai. Tại cuộc gặp Thủ Tướng chính phủ đã biểu dương Đội bê tông xanh đã đạt kết quả tốt. Thủ Tướng đã đề nghị nhóm tiếp tục nghiên cứu, triển khai thương mại hóa các sản phẩm bê tông “xanh” và các sản phẩm vật liệu “xanh” khác, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thâm dụng tài nguyên, giảm rác thải, khí thải…
- Sản phẩm dễ dàng chế tạo, vật liệu từ các nguồn phế thải rất phổ biết ở Việt Nam, nên bê tông “xanh” có tính khả thi cao, khả năng kêu gọi đầu tư dễ dàng từ các bê tông “xanh” môi trường, bê tông “xanh” xây dựng bền vững, bê tông “xanh” tái sửa dụng phế thải công nghiệp.
- Nhân lực có trình độ phù hợp, sản xuất đơn giản trong các nhà máy sản xuất bê tông xi măng đúc sẵn;
+ Nhóm có 05 thành viên đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tất cả thành viên đều có kinh nghiệm và tự tin khi đã cùng nhau làm việc một khoảng thời gian dài nghiên cứu khoa học. Chắc chắn sự gắn kết sẽ giúp nhóm bê tông “xanh” đạt được những kết quả cao hơn.
+ Nhóm trưởng là GVC.TS Tăng Văn Lâm, là người đại diện cho nhóm nghiên cứu, là đã có rất nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và bề dày thành tích các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Vật liệu xây Dựng, bê tông và chất kết dính.
II - Trang thiết bị:
Trong quá trình thực hiện, nhóm đã được Khoa Xây dựng, Bộ môn Kỹ thuật xây dựng tạo điều kiện cho sử dụng phòng thí nghiệm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Đây là sự hỗ trợ rất lớn dành cho bê tông “xanh” khởi nghiệp này.
- Ở giai đoạn nghiên cứu phòng thí nghiệm của nhà trường: thực hiện sản xuất tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Xây dựng công trình Ngầm – Khoa Xây dựng – Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Các trang thiết bị cần thiết đã được nhóm bê tông “xanh” Bê tông “xanh” mua và chuẩn bị, nguồn chi phí chủ yếu lấy từ nguồn vốn tự có và sự hỗ trợ của Nhà trường, khoa và các tổ chức hỗ trợ đầu tư các ý tưởng sáng tạo khác bê ngoài.
- Ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của các công ty:
+ Công ty cổ phần Jigco Việt Nam;
+ Công ty TNHH phân phối Chống thấm và Vật liệu Công nghệ cao VIMAT;
+ Công ty xây dựng và công nghệ Việt Nga.
Kết quả thử nghiệm đã được các doanh nghiệp đánh giá kết quả rất khả quan và tiềm năng tại các văn bản xác nhận của đơn vị thử nghiệm (có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kèm theo).
- Ở giai đoạn sản xuất sản phẩm thử nghiệm, nhóm bê tông “xanh” đã ký kết hợp đồng sản xuất thử nghiệm với công ty TNHH hóa phẩm xây dựng Buildmix Việt Nam để sản xuất mỗi lọai sản phẩm 100 viên. Lãnh đạo công ty TNHH hóa phẩm xây dựng Buildmix Việt Nam rất mong muốn được tiếp tục hợp tác để sản xuất, thương mai hóa sản phẩm Bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao đến các nhà đầu từ để sử dụng trong các công trình xây dựng hiện nay.
Nhóm bê tông “xanh” hoàn toàn có hy vọng sản phẩm Bê tông “xanh” truyền sáng, cường độ cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa để biến ý tưởng này thành hiện thực trong thời gian tới đây.

Video:

Lượt bình chọn: