Để học sinh lớp 1 yêu thích học Toán

Cá nhân: Đoàn Thị Bích Phượng

Lĩnh vực Giáo dục
Lượt bình chọn:
Bình chọn

Giới thiệu giải pháp:

- Học sinh được học thông qua chơi, vừa vui vừa hiệu quả;
- Mỗi học sinh tích cực phát biểu, tham gia đóng góp tích cực vào các tiết học, phát hiện và lĩnh hội kiến thức, phát triển phẩm chất, năng lực theo yêu cầu chương trình và tướng xứng với khả năng;
- Học sinh lớp 1 hứng thú, yêu thích học Toán, học hiệu quả;
- Cha mẹ học sinh cùng tham gia vào công tác giáo dục học sinh;

Xuất xứ giải pháp:

Cá nhân Đoàn Thị Bích Phượng

Tính sáng tạo và đổi mới:

3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Giúp học sinh lớp 1 yêu thích và học toán hiệu quả;
- Học sinh chẳng những năng động ở lớp mà còn chủ động tìm hiểu bài ở nhà và biết chủ động hợp tác với bạn để giải quyết các bài toán chưa hiểu khi cần thiết; chính học sinh sẽ là cầu nối giữa lớp học và gia đình;
- Giúp học sinh nhận thức được lợi ích của việc học toán;
- Góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho những công dân toàn cầu trong tương lai;
- Rèn luyện tính năng động, sáng tạo, tự tìm tòi cách làm mới của bản thân giáo viên để theo kịp sự tiến bộ của ngành và thời đại;
3.2.2. Nội dung của giải pháp
a) Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đã và đang được áp dụng
- Học sinh được học thông qua chơi, vừa vui vừa hiệu quả;
- Mỗi học sinh tích cực phát biểu, tham gia đóng góp tích cực vào các tiết học, phát hiện và lĩnh hội kiến thức, phát triển phẩm chất, năng lực theo yêu cầu chương trình và tướng xứng với khả năng;
- Học sinh lớp 1 hứng thú, yêu thích học Toán, học hiệu quả;
- Cha mẹ học sinh cùng tham gia vào công tác giáo dục học sinh;
b) Các biện pháp thực hiện của giải pháp mới
Để góp phần giúp học sinh lớp 1 yêu thích học Toán, tôi đã thực hiện các biện pháp như sau:
- Thứ nhất, tạo động lực cho học sinh
+ Những nguyên nhân của việc thiếu động lực học Toán:
. Sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các thiết bị công nghệ hiện đại đa dạng đã làm cho học sinh bị lôi kéo vào việc xem (tivi, điện thoại, máy tính) thay vì học, từ đó học sinh trở nên lười nghe, lười đọc, lười nói thay vào đó là nhìn vào màn hình;
. Học sinh thường không chú ý học Toán vì không biết mục đích của viêc học toán. Tại sao phải học Toán? Trả lời được câu hỏi này giúp học sinh có động lực để học tích cực hơn;
+ Cách giải quyết những khó khăn trên là tạo ấn tượng tích cực để học sinh có cảm hứng học:
. Tôi chú trọng ngoại hình bản thân: Học sinh nào cũng thích thầy cô của mình đẹp, nhất là học sinh nhỏ tuổi, nên tôi luôn chú ý ngoại hình, làm cho mình chỉn chu, ấn tượng nhưng phải gọn gàng, lịch sự thể hiện rõ tác phong người giáo viên. Ví dụ, tôi thường chọn những bộ trang phục màu đơn có đính nơ, kết hạt hay họa tiết hình khối đơn giản;
. Tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết và đam mê dạy Toán: Nếu giáo viên đầy năng lượng, tiết học sống động, hấp dẫn thì học sinh sẽ tập trung, bị cuốn hút vào các hoạt động của bài;
. Hướng dẫn các em biết khai thác lợi ích của các thiết bị công nghệ và biết tránh xem những nội dung không phù hợp tiến đến sử dụng phục vụ việc học. Tôi nói cho các em biết những nội dung các em có thể xem, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của bản thân. Quy định thời gian xem các thiết bị công nghệ mỗi ngày không quá 1 giờ đồng hồ. Ví dụ: Khi xem tivi, điện thoại, máy tính, các em nói cha mẹ cho xem những kênh, chương trình dành cho thiếu nhi như kênh VTV7 trên ti vi, VTV7 Kids trên điện thoại, …
. Trong các tiết học, tôi chứng minh cho các em thấy các em học để vận dụng vào cuộc sống. Ví dụ: Để các em hứng thú với tiết Toán, khi giới thiệu bài Số 7, tôi nêu các câu hỏi: Em có biết một tuần có mấy ngày? Cầu vồng có mấy màu? Có mấy nốt nhạc cơ bản? … rồi giới thiệu bài để khơi dậy sự hứng thú ở các em. Sau khi học xong bài Số 7, tôi hỏi học sinh: Các em biết được gì sau khi học xong bài này? (học sinh có nhiều câu trả lời: Em biết đếm từ 1 đến 7/ Em biết cầu vồng có 7 màu/ Em biết có 7 nốt nhạc,…). Giáo viên nói với giọng điệu hào hứng, phấn khởi và khơi gợi những hữu ích của việc học Toán các em sẽ thích học.
- Thứ hai, soạn và hướng dẫn học sinh học bằng kế hoạch bài dạy trên các ứng dụng phần mềm hữu ích như PowerPoint, trình chiếu qua myViewBoard
+ Lớp học có tivi, tôi soạn và hướng dẫn học sinh học bằng kế hoạch bài dạy PowerPoint, để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới phương pháp này là không thể thiếu và nó hiệu quả nhờ vào tâm huyết của người giáo viên. Tôi thường xây dựng kế hoạch bài dạy PowerPoint qua 5 bước:
. Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của tiết học;
. Bước 2: Thu thập tư liệu;
. Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài dạy;
. Bước 4: Chạy thử và điều chỉnh, hoàn thiện.
Ví dụ: Tôi thiết kế Bài Số 7 (tiết 1) theo 4 bước trên sau khi hoàn thiện có 14 slide (14 trang trình chiếu), gồm: trang 1: Giới thiệu, trang 2, 3: Khởi động (bài hát Đếm sao), trang 4 đến trang 7 là nội dung Khám phá, trang 8, 9 là Thư giãn (Số 7-kênh VTV7 online), trang 10 đến trang 13 là nội dung còn lại của Khám phá, trang 14 là Kết thúc;








Trang 1, 2, 3 Trang 4, 5, 6, 7









Trang 8, 9 Trang 10, 11, 12, 13
+ Khi thiết kế, tôi tận dụng tối đa hiệu quả đạt được của các trang trình chiếu phục vụ yêu cầu cần đạt của tiết học. Ví dụ: Bài Số 7 (tiết 1), Khởi động, tôi chọn bài hát Đếm sao, có thể kết nối bài cũ với bài mới;
- Tôi tải myViewBoard về máy tính và trình chiếu kế hoạch bài dạy PowerPoint.
Thừ ba, tổ chức các trò chơi học toán
+ Trò chơi học toán có thể sử dụng trong bất cứ hoạt động nào của tiết học, có thể qua ứng dụng phần mềm, với đồ dùng dạy học hay thông qua bài hát,…;
+ Việc dạy học thông qua trò chơi giúp học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”, học sinh vừa thích thú, việc học hiệu quả, lại giúp học sinh nhớ lâu;
+ Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian, suy nghĩ, tìm tòi cách tổ chức và lựa chọn trò chơi phù hợp với dạng bài sao cho đảm bảo yêu cầu cần đạt và học sinh thích thú;
+ Một số trò chơi trên PowerPoint thường được vận dụng như: Hộp quà bí mật, Ai nhanh hơn, Vòng quay kì diệu,… Các đồ dùng dạy học trường cấp và tự làm tôi đều sử dụng linh hoạt sao cho hiệu quả nhất như: thẻ số khi dạy các bài về số trong phạm vi 10, làm mô hình (rắn và cáo) cho bài 5, 6 trang 72 sách Toán 1 để học sinh hứng thú hơn qua trò chơi Tìm đuôi cho rắn và Tìm đuôi cho cáo. Một vài bài hát tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò Thi hát khi học Toán như: Mỏi chân rồi, Năm ngón tay ngoan, Đếm sao,… Ngoài ra, các trò chơi: truyền điện, tiếp sức,… tôi cũng thay đổi vận dụng sao cho các em vừa chơi vui vừa học hiệu quả.
- Thứ tư, “làm bạn” với học sinh
+ Thời đại này, cha mẹ bận rộn hơn và những người khác xung quanh học sinh cũng ít dành thời gian để trò chuyện, chỉ bảo các em những điều cần thiết, có những em chỉ biết làm bạn với điện thoại từ đó thiếu chú ý trong học tập và không có ai để nói những điều mình muốn bày tỏ;
+ Thấu hiểu những điều đó, tôi luôn muốn “làm bạn” đồng hành cùng học sinh mình trong suốt một năm học, lắng nghe, quan tâm, khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác của học sinh từ đó hiểu được khả năng nhận thức và những điều các em đã biết hay chưa biết để tôi có hướng hỗ trợ kịp thời. Khi cô giáo trở thành bạn, học sinh rất vui, như có thêm người thân, các em được lắng nghe, đồng cảm và hỗ trợ, các em tự tin nói những gì mình nghĩ và dám thể hiện bản thân, hào hứng, làm cho tiết học sôi nổi. Ví dụ, khi học Bài Các số 1, 2, 3, đến hoạt động bật tay, đây là hoạt động mới nên các em rất hứng thú, khi cô mời lên thực hiện trước lớp, em nào cũng giơ tay muốn lên;
+ Tôi tạo không khí vui vẻ, gần gũi trong lớp sẽ làm cho lớp học bớt căng thẳng và việc học hiệu quả hơn, em nào cũng hứng thú. Cởi mở nhưng nghiêm túc, việc học phải đạt hiệu quả, học sinh phải làm bài được và hiểu bài. Nghiêm túc nhưng phải quan tâm, hỗ trợ học sinh kịp thời, có câu hỏi gợi mở khi học sinh thực hiện chưa được yêu cầu, không để học sinh vì khó mà nản lòng. Khi học sinh làm chưa đúng, tôi sẽ yêu cầu em xem kĩ lại rồi nhắc nhở nhẹ nhàng để em không sợ sai mà ngại làm;
+ Trẻ em chỉ hứng thú làm điều gì các em thích và như thế mới hiệu quả. Khi nhận được sự quan tâm và sẻ chia, các em thích học và tham gia hoạt động hơn. Cùng với những lời động viên, khen ngợi đúng lúc từ thầy cô của mình các em luôn muốn thể hiện mình. Ví dụ khi học bài Tờ lịch của em (môn Toán), tôi dặn các em đem 1 tờ lịch để đọc thì các em tự đem và đọc đúng thứ, ngày trên tờ lịch;
+ Phải thật quan tâm đến cảm xúc và năng lực của các em qua việc quan sát lời nói, cử chỉ, cách xử lý vấn đề. Bằng lời nói rõ ràng, giọng điệu hào hứng khi giao tiếp với học sinh trong và ngoài tiết học giúp học sinh cảm thấy hứng thú với nội dung bài học. Tôi xem học sinh như con em của mình, nói chuyện thân tình, gần gũi, quan tâm các em từ những việc đơn giản như hỏi thăm em: “Vì sao hôm nay tóc không gọn gàng?” rồi chải và cột lại cho em, nếu em làm bài tốt hơn các bạn thì hỏi em “Nhờ đâu em làm được như vậy?” để các bạn học hỏi, nếu cách làm hay thì tuyên dương. Được quan tâm, yêu thương em nào cũng vui vẻ, thích thú, các em cảm thấy an toàn, tự tin từ đó thúc đẩy các em học tập chủ động và hứng thú hơn;
+ Cùng học sinh đi suốt năm học. Những em học tốt, thực hiện các bài tập hiệu quả, tôi khen ngợi trước lớp;
+ Vào cuối các tiết học Toán tôi thường dặn học sinh về nhà kể cho cha mẹ nghe hôm nay con học những gì và học như thế nào, nhờ vậy các con thêm gắng kết với gia đình và cha mẹ cũng biết con học những gì, từ đó hỗ trợ em khi cần, góp phần giúp em học tốt hơn.

Tính ứng dụng:

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Tôi tin rằng khi vận dụng giải pháp này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác chuyên môn của nhiều giáo viên dạy lớp 1 ở các trường tiểu học trên toàn quốc.

Tính hiệu quả:

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
- Kết quả cụ thể khi chưa áp dụng giải pháp năm học 2022-2023 và khi áp dụng giải pháp “Giúp học sinh lớp 1 học Toán hiệu quả” ở năm học 2023-2024 thể hiện qua kết quả môn Toán như sau:
Mức đạt được Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
Học kỳ 1 Cuối năm Học kỳ 1 Cuối năm
Sĩ số 29 học sinh 35 học sinh
Hoàn thành tốt 11-37,9% 12-41,4% 13-37,1% 20-57,1%
Hoàn thành 13-44,8% 17-58,6% 19-54,3% 15-42,9%
Chưa hoàn thành 5-17,3% 0 3-8,6% 0
Qua bảng trên và thực tế ở lớp học cho thấy, trước khi áp dụng giải pháp, học sinh ít chú ý học, giáo viên nhắc nhở thường xuyên, kết quả chưa cao. Sau khi áp dụng, học sinh tập trung, hứng thú học, các em giải quyết tốt các vấn đề chương trình đặt ra, đạt kết quả cao. Các em biết chủ động xem bài trước ở nhà và nói cho cha mẹ nghe về cách cô dạy ở lớp, nhờ thế, cha mẹ cũng có hướng điều chỉnh cách dạy nếu chưa đúng để hỗ trợ các em thêm. Biết lợi ích của việc học Toán với cuộc sống giúp em chủ động học ở lớp cũng như học bất cứ đâu;
- Năm học 2023-2024, tôi áp dụng giải pháp, các em đều chú ý học Toán, tích cực phát biểu, chăm chỉ thực hiện các yêu cầu của cô, kết quả học tốt hơn, các bạn còn trao đổi nhau nghe những điều mình thích nhất trong tiết Toán, những bạn chưa chú ý cũng bị lôi cuốn theo mà hào hứng giơ tay. Chẳng những các em học Toán hiệu quả mà các môn khác, các hoạt động khác cũng đam mê, kết quả chung của lớp cuối năm:
+ Học sinh Xuất sắc: 16 học sinh-45, 7%;
+ Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện: 2 học sinh-5, 7%;
+ Tất cả các phong trào, hội thi do trường, ngành phát động học sinh của lớp đều tích cực tham gia. Kết quả:
. Đạt giải Ba Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp huyện: 01 em;
. Đạt giải Nhất Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp huyện: 01 em;
. Đạt giải Khuyến khích Sân chơi Đấu trường VioEdu cấp Tỉnh;
- Năm học 2023-2024, nhờ lớp tiến bộ mà bản thân đạt giáo viên Chủ nhiệm giỏi huyện; giáo viên Dạy giỏi trường, cuối năm được Hiệu trưởng đánh giá viên chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Đầu năm học 2024-2025, khi vận dụng giải pháp này lần 2 với những điểm mới so với năm trước, đến hiện tại, tôi đã thu được những kết quả tốt hơn cùng kỳ. Dù mới vài tuần đầu nhưng đa số các em đều tích cực phát biểu, thực hiện tốt những yêu cầu của tiết Toán;
- Các em say mê và yêu thích đọc sách, tự giác tự học, biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, thầy cô và người khác; biết chọn xem những chương trình hay, bổ ích từ tivi, điện thoại, biết khai thác lợi ích của máy tính cho việc học;

Tiềm năng phát triển:

Bản thân tôi xây dựng và thực hiện

Tiêu chí về cộng đồng:

Cơ sở hạ tầng:

cần có máy tính, tivi, ...

Khoảng thời gian triển khai: 1-3 năm

Số người tham gia: 1