Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu: Ứng dụng tàn dư cây họ đậu và than sinh học.

Cá nhân: Đoàn Thị Trúc Linh

Lĩnh vực Nông nghiệp
Lượt bình chọn:
Bình chọn

Giới thiệu giải pháp:

Việc ứng dụng giải pháp này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp đáng kể vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
- Giảm phát thải khí nhà kính:
Than sinh học có khả năng giữ carbon trong đất, giúp giảm lượng CO₂ thải ra môi trường.
Giảm đốt rơm rạ và tàn dư thực vật, hạn chế ô nhiễm không khí.
- Cải thiện sức khỏe đất:
Than sinh học giúp cải thiện độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho đất.
Tàn dư đậu xanh cung cấp chất hữu cơ, thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu:
Giải pháp này giúp duy trì năng suất lúa ngay cả trong điều kiện khô hạn hay đất nghèo dinh dưỡng. Góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Xuất xứ giải pháp:

Khoa khoa học Đất - Trường Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ và Trường Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, Nhật Bản

Tính sáng tạo và đổi mới:

- Đổi mới và công nghệ trong nghiên cứu
Ứng dụng than sinh học trên đồng ruộng. Than sinh học từ vỏ trấu được sản xuất bằng công nghệ nhiệt phân kiểm soát tại nhiệt độ 700ºC. Quy trình này giúp giữ lại được hàm lượng carbon cao, cải thiện tính chất lý hóa đất, tăng dung tích giữ nước và hạn chế rửa trôi dinh dưỡng. Ngoài ra, than sinh học cung cấp một lượng P và K đáng kể, giúp giảm lượng phân bón vô cơ.
- Kết hợp tàn dư đậu xanh để tăng cường vật chất hữu cơ
Thay vì đốt rơm rạ sau thu hoạch, nghiên cứu đề xuất gieo đậu xanh trên đất trong vụ Xuân Hè, vùi tàn dư vào đất để cải thiện độ mùn. Quy trình này tăng hàm lượng N trong đất do quá trình cố định đạm của đậu xanh, giảm nhu cầu sử dụng phân đạm vô cơ.
-

Tính ứng dụng:

Giải pháp canh tác lúa xanh kết hợp vùi tàn dư đậu xanh và bón than sinh học kết hợp giảm phân bón vô cơ được đề xuất như một phương pháp bền vững nhằm tăng năng suất lúa, cải thiện chất lượng đất và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phương pháp này kết hợp sử dụng các nguồn hữu cơ tự nhiên để giảm lượng phân vô cơ và tăng độ phì nhiêu của đất, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Đây là phương pháp có tính khả thi cao, dễ triển khai ở nhiều vùng đất khác nhau, đặc biệt là các khu vực sản xuất lúa tập trung như Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Các yếu tố thuận lợi cho triển khai bao gồm:
- Công nghệ sản xuất than sinh học từ vỏ trấu: vỏ trấu là phế phẩm từ chế biến lúa gạo, có nguồn cung dồi dào với chi phí thấp. Quá trình nhiệt phân vỏ trấu có thể thực hiện ở qui mô nhỏ. Hoặc nông dân có thể thu mua than sinh học ở các công ty sản xuất than sinh học trên thị trường.
- Phương pháp bón than sinh học và tàn dư đậu xanh dễ thực hiện: nông dân có thể tự thực hiện mà không cần thiết bị đặc biệt.
- Giảm lượng phân bón vô cơ: Nhờ vào lượng dinh dưỡng bổ sung từ tàn dư đậu xanh và than sinh học, lượng phân bón vô cơ có thể giảm từ 15-30%, giúp giảm chi phí đầu vào và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế khí nhà kính: Việc giảm lượng phân đạm và đốt rơm rạ sẽ góp phần giảm phát thải N₂O và CO₂, nhờ đó góp phần bảo vệ khí hậu.

Tính hiệu quả:

Việc áp dụng giải pháp này mang lại nhiều lợi ích kinh tế rõ ràng cho nông dân và doanh nghiệp:
- Giảm chi phí phân bón vô cơ:
- Việc sử dụng than sinh học kết hợp với tàn dư đậu xanh giúp bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên, giảm nhu cầu phân bón vô cơ từ 15-30%.
- Chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận của nông dân tăng.
- Tăng năng suất và chất lượng lúa:
- Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy năng suất lúa trong mô hình than sinh học kết hợp tàn dư đậu xanh tương đương hoặc cao hơn mô hình canh tác truyền thống.
- Lúa có chất lượng tốt hơn, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm.
Tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp: Vỏ trấu và thân lá đậu xanh được tận dụng hiệu quả thay vì bị đốt bỏ, giúp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

Tiềm năng phát triển:

Giải pháp này có thể được nhân rộng trên quy mô lớn nhờ các yếu tố sau:
• Sự phù hợp với điều kiện nông nghiệp Việt Nam:
o Các nguyên liệu đầu vào dễ tìm, phương pháp triển khai đơn giản.
o Không đòi hỏi đầu tư ban đầu cao, phù hợp với nông dân nhỏ lẻ.
• Hỗ trợ từ chính sách nhà nước:
o Nhà nước đang khuyến khích các giải pháp nông nghiệp bền vững, có thể hỗ trợ thông qua các chương trình khuyến nông dự án 1 triệu ha lúa giảm phát thải
• Liên kết chuỗi giá trị:
o Doanh nghiệp sản xuất than sinh học có thể liên kết với hợp tác xã để cung cấp sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật.
o Các tổ chức nghiên cứu và trường đại học có thể hợp tác để tiếp tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô ứng dụng.

Tiêu chí về cộng đồng:

Cơ sở hạ tầng:

Giải pháp canh tác lúa xanh kết hợp than sinh học và vùi tàn dư đậu xanh là một định hướng canh tác bên vững, giúp tăng năng suất, cải thiện đất và bảo vệ môi trường. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, không yêu cầu cơ sở hạ tầng đặc biệt, thích hợp phát triển trong các khu vực canh tác lúa 2 vụ, hoặc 3 vụ.

Khoảng thời gian triển khai: 1 năm

Số người tham gia: 9