Giống đồng hương Nguyễn Thị Oanh ở nội dung chạy 5.000m, Huy Hoàng không có đối thủ trong khu vực Đông Nam Á ở cự ly 1.500m bơi tự do qua ba kỳ SEA Games gần nhất.
Giống đồng hương Nguyễn Thị Oanh ở nội dung chạy 5.000m, Huy Hoàng không có đối thủ trong khu vực Đông Nam Á ở cự ly 1.500m bơi tự do qua ba kỳ SEA Games gần nhất.
Ở chung kết tối 8/5, kình ngư của Việt Nam chỉ không dẫn đầu ở 50 m đầu tiên, sau đồng đội Nguyễn Hữu Kim Sơn, Glen Jun Wei Lim (Singapore), Ratthawit Thammananthach (Thái Lan) và Nicholas Karel Subagyo (Indonesia).
Nhưng ngay sau đó, anh bứt lên và liên tục duy trì vị trí số một với thời gian ổn định dưới 31 giây mỗi 50 m, khiến các đối thủ lần lượt bị cắt đuôi.
Ở chung kết tối 8/5, kình ngư của Việt Nam chỉ không dẫn đầu ở 50 m đầu tiên, sau đồng đội Nguyễn Hữu Kim Sơn, Glen Jun Wei Lim (Singapore), Ratthawit Thammananthach (Thái Lan) và Nicholas Karel Subagyo (Indonesia).
Nhưng ngay sau đó, anh bứt lên và liên tục duy trì vị trí số một với thời gian ổn định dưới 31 giây mỗi 50 m, khiến các đối thủ lần lượt bị cắt đuôi.
Kim Sơn (trái) cố gắng bám đuổi nhưng không theo được tốc độ của Huy Hoàng. Cuộc đua trở thành trận chiến nội bộ của Việt Nam.
Sau 400 m, Kim Sơn đã bị Huy Hoàng bỏ cách gần 3 giây.
Kim Sơn (trái) cố gắng bám đuổi nhưng không theo được tốc độ của Huy Hoàng. Cuộc đua trở thành trận chiến nội bộ của Việt Nam.
Sau 400 m, Kim Sơn đã bị Huy Hoàng bỏ cách gần 3 giây.
Sau 750 m, Huy Hoàng đạt 7 phút 32 giây 32. Kim Sơn bám đuổi gần nhất kém đến 8 giây. Lúc này đã có những đối thủ thua các VĐV Việt Nam một vòng bể (100 m).
Sau 750 m, Huy Hoàng đạt 7 phút 32 giây 32. Kim Sơn bám đuổi gần nhất kém đến 8 giây. Lúc này đã có những đối thủ thua các VĐV Việt Nam một vòng bể (100 m).
Trong 500 m cuối cùng, Huy Hoàng bơi một mình một nhịp độ vì đã cầm chắc HC vàng. Mục tiêu của kình ngư người Quảng Bình lúc này là đạt thành tích cá nhân tốt nhất có thể, nhằm tìm vé dự Olympic Paris 2024.
Trong 500 m cuối cùng, Huy Hoàng bơi một mình một nhịp độ vì đã cầm chắc HC vàng. Mục tiêu của kình ngư người Quảng Bình lúc này là đạt thành tích cá nhân tốt nhất có thể, nhằm tìm vé dự Olympic Paris 2024.
Kình ngư sinh năm 2000 hoàn thành phần thi sau 15 phút 11 giây 24, kém kỷ lục SEA Games do chính anh lập năm 2019 hơn 13 giây.
Kết quả này chưa đủ giúp Huy Hoàng chạm chuẩn Olympic. Chuẩn B Olympic Paris 2024 là 15 phút 05 giây 49, còn chuẩn A là 15 phút 00 giây 99.
Kình ngư sinh năm 2000 hoàn thành phần thi sau 15 phút 11 giây 24, kém kỷ lục SEA Games do chính anh lập năm 2019 hơn 13 giây.
Kết quả này chưa đủ giúp Huy Hoàng chạm chuẩn Olympic. Chuẩn B Olympic Paris 2024 là 15 phút 05 giây 49, còn chuẩn A là 15 phút 00 giây 99.
Kim Sơn (phải) về nhì với thành tích 15 phút 35 giây 21, còn Glen Jun Wei Lim (trái) là 15 phút 40 giây 49.
VĐV Thái Lan Tonnam Kanteemool về cuối với 16 phút 11 giây 19, tức kém Huy Hoàng gần một vòng bể. Nhà vô địch phải đứng cả phút dưới nước để chờ Tonnam hoàn thành phần thi. Theo quy định của môn bơi, các VĐV chỉ được rời bể khi toàn bộ người chơi kết thúc thi đấu.
Kim Sơn (phải) về nhì với thành tích 15 phút 35 giây 21, còn Glen Jun Wei Lim (trái) là 15 phút 40 giây 49.
VĐV Thái Lan Tonnam Kanteemool về cuối với 16 phút 11 giây 19, tức kém Huy Hoàng gần một vòng bể. Nhà vô địch phải đứng cả phút dưới nước để chờ Tonnam hoàn thành phần thi. Theo quy định của môn bơi, các VĐV chỉ được rời bể khi toàn bộ người chơi kết thúc thi đấu.
Phần thi chung kết bơi 1.500m tự do nam.
Dù giành HC vàng, Huy Hoàng cảm thấy tiếc nuối vì chưa đạt chuẩn Olympic. Mục tiêu trước mắt của anh là thi đấu tốt tại ASIAD 19 ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Dù giành HC vàng, Huy Hoàng cảm thấy tiếc nuối vì chưa đạt chuẩn Olympic. Mục tiêu trước mắt của anh là thi đấu tốt tại ASIAD 19 ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Điểm khiến Huy Hoàng tự hào là anh đã giúp Việt Nam thống trị nội dung 1.500m bơi tự do nam qua sáu kỳ SEA Games với tròn một thập kỷ.
Năm 2013, Lâm Quang Nhật giành HC vàng và bảo vệ thành công ở kỳ SEA Games kế tiếp. Sau đó, Huy Hoàng vô địch thêm bốn lần, trong đó có một lần phá kỷ lục SEA Games và quốc gia.
Điểm khiến Huy Hoàng tự hào là anh đã giúp Việt Nam thống trị nội dung 1.500m bơi tự do nam qua sáu kỳ SEA Games với tròn một thập kỷ.
Năm 2013, Lâm Quang Nhật giành HC vàng và bảo vệ thành công ở kỳ SEA Games kế tiếp. Sau đó, Huy Hoàng vô địch thêm bốn lần, trong đó có một lần phá kỷ lục SEA Games và quốc gia.
Huy Hoàng và Kim Sơn (phải) có lần thứ hai liên tiếp giúp Việt Nam giành cả HC vàng và bạc nội dung này. Sau cự ly 1.500m, Huy Hoàng và Kim Sơn dự kiến còn thêm dự nội dung 400m tự do.
Sau ba ngày thi đấu, đội tuyển bơi Việt Nam giành năm HC vàng, đều thuộc về nội dung của nam, trong khi chỉ tiêu của đội là tám. Ngoài Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên góp công lớn với HC vàng 200m và 400m hỗn hợp cá nhân, Phạm Thanh Bảo đoạt HC vàng 100m ếch và HC vàng 4x200m tự do tiếp sức.
Huy Hoàng và Kim Sơn (phải) có lần thứ hai liên tiếp giúp Việt Nam giành cả HC vàng và bạc nội dung này. Sau cự ly 1.500m, Huy Hoàng và Kim Sơn dự kiến còn thêm dự nội dung 400m tự do.
Sau ba ngày thi đấu, đội tuyển bơi Việt Nam giành năm HC vàng, đều thuộc về nội dung của nam, trong khi chỉ tiêu của đội là tám. Ngoài Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên góp công lớn với HC vàng 200m và 400m hỗn hợp cá nhân, Phạm Thanh Bảo đoạt HC vàng 100m ếch và HC vàng 4x200m tự do tiếp sức.
Hiếu Lương (từ Phnom Penh)