
Chiều 16/4, nhìn từ trên cao, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã thành hình sau gần hai năm thi công. Công trình cơ bản hoàn tất các hạng mục chính và dự kiến khánh thành dịp 30/4, sớm hơn kế hoạch hai tháng. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối gồm đường bộ, cầu vượt cũng đang dần hoàn thiện, chờ đồng bộ với thời điểm vận hành nhà ga.
T3 là nhà ga phục vụ khách nội địa lớn nhất cả nước, công suất 20 triệu hành khách mỗi năm, nâng tổng năng lực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách. Dự án có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Công trình khởi công cuối năm 2022, trong đó gói thầu chính - xây dựng nhà ga hành khách - bắt đầu từ tháng 8/2023.
Chiều 16/4, nhìn từ trên cao, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã thành hình sau gần hai năm thi công. Công trình cơ bản hoàn tất các hạng mục chính và dự kiến khánh thành dịp 30/4, sớm hơn kế hoạch hai tháng. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối gồm đường bộ, cầu vượt cũng đang dần hoàn thiện, chờ đồng bộ với thời điểm vận hành nhà ga.
T3 là nhà ga phục vụ khách nội địa lớn nhất cả nước, công suất 20 triệu hành khách mỗi năm, nâng tổng năng lực khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách. Dự án có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Công trình khởi công cuối năm 2022, trong đó gói thầu chính - xây dựng nhà ga hành khách - bắt đầu từ tháng 8/2023.

Công trình gồm một tầng hầm, bốn tầng nổi, tổng diện tích sàn 112.500 m2. Bốn hạng mục chính gồm: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ, hệ thống cầu cạn và sân đỗ máy bay.
Mặt trước nhà ga hướng ra đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, đã lợp mái, lắp kính, trải nhựa lối ra vào và thi công cảnh quan phía dưới.
Công trình gồm một tầng hầm, bốn tầng nổi, tổng diện tích sàn 112.500 m2. Bốn hạng mục chính gồm: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ, hệ thống cầu cạn và sân đỗ máy bay.
Mặt trước nhà ga hướng ra đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, đã lợp mái, lắp kính, trải nhựa lối ra vào và thi công cảnh quan phía dưới.

Nhà ga T3 có lớp mái cong mềm mại kéo dài từ ga đến khu phức hợp thương mại - văn phòng, gợi hình ảnh tà áo dài Việt Nam, biểu tượng cho sự duyên dáng, thanh lịch. Thiết kế mái đan xen tạo góc nhìn đa dạng, đồng thời đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong.
Khi đi vào hoạt động, ga T3 khai thác các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines và Vietjet Air. Trước đó, sân bay sẽ thử nghiệm toàn bộ quy trình vận hành, dự kiến đưa vào khai thác chính thức sau cao điểm lễ 30/4 và 1/5. Các hãng Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines vẫn hoạt động tại ga T1. Dịch vụ duy nhất vận hành trong hôm nay là phòng chờ thương gia Lotus của Sasco.
Sáng nay, chuyến khởi hành từ nhà ga đi Vân Đồn lúc 5h55, mang số hiệu VN1286, chở 105 hành khách. Cùng ngày, chiều ngược lại cũng được khai thác thực tế với chuyến bay VN1287, chở 114 hành khách.
Nhà ga T3 có lớp mái cong mềm mại kéo dài từ ga đến khu phức hợp thương mại - văn phòng, gợi hình ảnh tà áo dài Việt Nam, biểu tượng cho sự duyên dáng, thanh lịch. Thiết kế mái đan xen tạo góc nhìn đa dạng, đồng thời đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong.
Khi đi vào hoạt động, ga T3 khai thác các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines và Vietjet Air. Trước đó, sân bay sẽ thử nghiệm toàn bộ quy trình vận hành, dự kiến đưa vào khai thác chính thức sau cao điểm lễ 30/4 và 1/5. Các hãng Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines vẫn hoạt động tại ga T1. Dịch vụ duy nhất vận hành trong hôm nay là phòng chờ thương gia Lotus của Sasco.
Sáng nay, chuyến khởi hành từ nhà ga đi Vân Đồn lúc 5h55, mang số hiệu VN1286, chở 105 hành khách. Cùng ngày, chiều ngược lại cũng được khai thác thực tế với chuyến bay VN1287, chở 114 hành khách.

Tầng trên cùng là khu vực làm thủ tục hàng không, hiện đã cơ bản hoàn thiện. Nhà đầu tư đang thi công trần, lắp vách kính và lát sàn đá.
Tầng trên cùng là khu vực làm thủ tục hàng không, hiện đã cơ bản hoàn thiện. Nhà đầu tư đang thi công trần, lắp vách kính và lát sàn đá.
Các quầy làm thủ tục đang được lắp đặt máy móc, phía sau là hệ thống bagdrop phục vụ thả hành lý.
Nhà ga được bố trí 90 quầy làm thủ tục truyền thống, 20 quầy bagdrop tự động và 42 ki-ốt check-in.


Nhà ga trang bị 25 cửa kiểm soát an ninh và các băng chuyền tự động, giúp tiết kiệm thời gian cho hành khách khi qua cổng kiểm soát.
Nhà ga trang bị 25 cửa kiểm soát an ninh và các băng chuyền tự động, giúp tiết kiệm thời gian cho hành khách khi qua cổng kiểm soát.

Nhà ga có 27 cửa ra máy bay, trong đó 13 cửa sử dụng cầu ống lồng và 14 cửa phục vụ bằng xe buýt. Tầng dưới là khu ga đến và nơi lấy hành lý, đã hoàn thiện cơ bản trần, gạch, bảng chỉ dẫn, băng chuyền.
Nhà ga có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, tất cả đều đã hoàn thành cơ bản. Các bảng chỉ dẫn, hướng đi và số thứ tự băng chuyền cũng đã được hoàn thiện.
Nhà ga có 27 cửa ra máy bay, trong đó 13 cửa sử dụng cầu ống lồng và 14 cửa phục vụ bằng xe buýt. Tầng dưới là khu ga đến và nơi lấy hành lý, đã hoàn thiện cơ bản trần, gạch, bảng chỉ dẫn, băng chuyền.
Nhà ga có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, tất cả đều đã hoàn thành cơ bản. Các bảng chỉ dẫn, hướng đi và số thứ tự băng chuyền cũng đã được hoàn thiện.

Nhân viên an ninh đã thực hiện kiểm tra thủ tục cho chuyến bay giả định chiều 16/4, chuẩn bị cho khai thác chuyến bay đầu tiên. Ga T3 hoạt động sẽ giúp đón lưu lượng khách đến TP HCM tăng cao dịp lễ 30/4.
Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), từ ngày 17/4, các chuyến bay giữa TP HCM và Vân Đồn sẽ chuyển sang Nhà ga T3. Đến cuối tháng 4, tất cả chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ chính thức chuyển sang nhà ga này, trừ các chuyến bay đến Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá vẫn tiếp tục khai thác tại nhà ga T1. Vietjet Air cũng sẽ chuyển các chuyến bay quốc nội sang nhà ga T3 sau đó.
Nhân viên an ninh đã thực hiện kiểm tra thủ tục cho chuyến bay giả định chiều 16/4, chuẩn bị cho khai thác chuyến bay đầu tiên. Ga T3 hoạt động sẽ giúp đón lưu lượng khách đến TP HCM tăng cao dịp lễ 30/4.
Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), từ ngày 17/4, các chuyến bay giữa TP HCM và Vân Đồn sẽ chuyển sang Nhà ga T3. Đến cuối tháng 4, tất cả chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ chính thức chuyển sang nhà ga này, trừ các chuyến bay đến Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá vẫn tiếp tục khai thác tại nhà ga T1. Vietjet Air cũng sẽ chuyển các chuyến bay quốc nội sang nhà ga T3 sau đó.

Hệ thống đèn chiếu sáng cầu nối và bên trong nhà ga đã được hoàn thiện.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có hai nhà ga T1 (nội địa) và T2 (quốc tế) với công suất thiết kế ban đầu từ 28-30 triệu lượt khách/năm. Tuy nhiên, lượng khách qua đây hiện đã vượt ngưỡng 40 triệu lượt mỗi năm, gây áp lực lớn lên hạ tầng. Khi nhà ga T3 đi vào hoạt động, sẽ tiếp nhận khoảng 80% lượng khách nội địa, giúp giảm tải cho nhà ga T1 đang quá tải nghiêm trọng.
Hệ thống đèn chiếu sáng cầu nối và bên trong nhà ga đã được hoàn thiện.
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có hai nhà ga T1 (nội địa) và T2 (quốc tế) với công suất thiết kế ban đầu từ 28-30 triệu lượt khách/năm. Tuy nhiên, lượng khách qua đây hiện đã vượt ngưỡng 40 triệu lượt mỗi năm, gây áp lực lớn lên hạ tầng. Khi nhà ga T3 đi vào hoạt động, sẽ tiếp nhận khoảng 80% lượng khách nội địa, giúp giảm tải cho nhà ga T1 đang quá tải nghiêm trọng.
Phối cảnh nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: ACV

Thanh Tùng - Gia Minh