Tên đội dự thi: Hành trình thông minh
Sáng 26/11, 10 đội thi của Data For Life 2024 đã tập trung tại Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, mentor là các giảng viên của trường đã trực tiếp làm việc với đội thi cũng như đưa ra những hướng dẫn, gợi ý để hoàn thiện sản phẩm, sẵn sàng cho vòng chung kết diễn ra ngày 27/11 tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Sáng 26/11, 10 đội thi của Data For Life 2024 đã tập trung tại Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, mentor là các giảng viên của trường đã trực tiếp làm việc với đội thi cũng như đưa ra những hướng dẫn, gợi ý để hoàn thiện sản phẩm, sẵn sàng cho vòng chung kết diễn ra ngày 27/11 tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Chuyên gia Nguyễn Đình Thuận (áo đỏ), công tác tại ĐH Bách khoa Hà Nội - mentor của đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và GoTrust cho biết, ông đánh giá cao tinh thần, thái độ sắn sàng tiếp thu ý kiến, cũng như ý tưởng thực tiễn, mức độ hoàn thiện sản phẩm của các đội thi năm nay.
Chuyên gia Nguyễn Đình Thuận (áo đỏ), công tác tại ĐH Bách khoa Hà Nội - mentor của đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và GoTrust cho biết, ông đánh giá cao tinh thần, thái độ sắn sàng tiếp thu ý kiến, cũng như ý tưởng thực tiễn, mức độ hoàn thiện sản phẩm của các đội thi năm nay.
Thảo luận với các thí sinh của đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội về dự án Bản đồ thiện nguyện, ông Thuận cho biết, sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao, thậm chí đã triển khai vào thực tế. Đến với cuộc thi, sản phẩm đã được nâng cấp thêm về tính minh bạch, thân thiện người dùng, đảm bảo công bằng cho các bên.
Thảo luận với các thí sinh của đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội về dự án Bản đồ thiện nguyện, ông Thuận cho biết, sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao, thậm chí đã triển khai vào thực tế. Đến với cuộc thi, sản phẩm đã được nâng cấp thêm về tính minh bạch, thân thiện người dùng, đảm bảo công bằng cho các bên.
Với đội GoTrust, giải pháp Kiosk y tế thông minh tự phục vụ cũng đã triển khai trong thực tế, khá tiện lợi khi giải quyết được vấn đề người dân khám bệnh có thể dùng căn cước công dân để truy vấn thông tin lịch sử khám chữa bệnh, gợi ý thăm khám phù hợp, tiết kiệm thời gian. "Tuy nhiên, để các sản phẩm có thể thực sự dùng được và trở nên phổ biến với người dân, vẫn cần thêm sự phối hợp với thông tin, dữ liệu từ Bộ Công an cùng một số yếu tố khác", ông Thuận cho biết thêm.
Với đội GoTrust, giải pháp Kiosk y tế thông minh tự phục vụ cũng đã triển khai trong thực tế, khá tiện lợi khi giải quyết được vấn đề người dân khám bệnh có thể dùng căn cước công dân để truy vấn thông tin lịch sử khám chữa bệnh, gợi ý thăm khám phù hợp, tiết kiệm thời gian. "Tuy nhiên, để các sản phẩm có thể thực sự dùng được và trở nên phổ biến với người dân, vẫn cần thêm sự phối hợp với thông tin, dữ liệu từ Bộ Công an cùng một số yếu tố khác", ông Thuận cho biết thêm.
Đảm nhận vị trí mentor cho đội thi quốc tế, ông Nguyễn Sơn Tùng (đeo kính) hiện công tác tại Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết ấn tượng với giải pháp của đội Small World Big Venture, đến từ Australia. Mặc dù chỉ có một thành viên, thí sinh này đã tự hoàn thiện hầu hết các khâu của sản phẩm DeepBreath - ứng dụng giám sát, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí, như thu thập dữ liệu không khí về môi trường tại Hà Nội, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, dán nhãn, lập trình...
"Tôi đánh giá cao sản phẩm về giao diện, tiện ích cũng như tính hữu dụng, đáp ứng tốt các tiêu chí mà cuộc thi đề ra. Tuy nhiên, thí sinh gặp chút khó khăn về khâu trình bày, video báo cáo, chúng tôi đang cùng hoàn thiện phần này để có màn thể hiện tốt nhất trong ngày chung kết", mentor Nguyễn Sơn Tùng chia sẻ.
Đảm nhận vị trí mentor cho đội thi quốc tế, ông Nguyễn Sơn Tùng (đeo kính) hiện công tác tại Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết ấn tượng với giải pháp của đội Small World Big Venture, đến từ Australia. Mặc dù chỉ có một thành viên, thí sinh này đã tự hoàn thiện hầu hết các khâu của sản phẩm DeepBreath - ứng dụng giám sát, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí, như thu thập dữ liệu không khí về môi trường tại Hà Nội, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, dán nhãn, lập trình...
"Tôi đánh giá cao sản phẩm về giao diện, tiện ích cũng như tính hữu dụng, đáp ứng tốt các tiêu chí mà cuộc thi đề ra. Tuy nhiên, thí sinh gặp chút khó khăn về khâu trình bày, video báo cáo, chúng tôi đang cùng hoàn thiện phần này để có màn thể hiện tốt nhất trong ngày chung kết", mentor Nguyễn Sơn Tùng chia sẻ.
Các thành viên của đội ZeroToHero đang tích cực hoàn thiện Giải pháp phòng ngừa nguy cơ về an ninh xã hội của công dân từ 13 đến 25 tuổi. "So với buổi thuyết trình vòng sơ loại, sản phẩm của nhóm đã có sự cải tiến về giao diện phần mềm, xử lý lõi bên trong, đưa ra dự toán tốt hơn và thân thiện người dùng", đại diện đội thi chia sẻ, kỳ vọng giải pháp sẽ sớm được ứng dụng, triển khai vào thực tiễn.
Các thành viên của đội ZeroToHero đang tích cực hoàn thiện Giải pháp phòng ngừa nguy cơ về an ninh xã hội của công dân từ 13 đến 25 tuổi. "So với buổi thuyết trình vòng sơ loại, sản phẩm của nhóm đã có sự cải tiến về giao diện phần mềm, xử lý lõi bên trong, đưa ra dự toán tốt hơn và thân thiện người dùng", đại diện đội thi chia sẻ, kỳ vọng giải pháp sẽ sớm được ứng dụng, triển khai vào thực tiễn.
Các thành viên của FIS AI tập trung nghe chia sẻ của mentor với giải pháp SmartTraffic: Dự đoán khu vực rủi ro giao thông và hỗ trợ quản trị giao thông số bằng trí tuệ nhân tạo.
Các thành viên của FIS AI tập trung nghe chia sẻ của mentor với giải pháp SmartTraffic: Dự đoán khu vực rủi ro giao thông và hỗ trợ quản trị giao thông số bằng trí tuệ nhân tạo.
Có mặt tại điểm tập trung từ sớm, Nguyễn Minh Thương (áo đen), thành viên của CiviTrack cho biết, nền tảng tích hợp và khai thác "hồ sơ công dân số" thông minh dựa trên đồ thị tri thức của nhóm đã chuẩn bị xong phần demo, song vẫn còn một số thiếu sót nên đang cố gắng hoàn thiện, để có phần trình bày tốt nhất.
Có mặt tại điểm tập trung từ sớm, Nguyễn Minh Thương (áo đen), thành viên của CiviTrack cho biết, nền tảng tích hợp và khai thác "hồ sơ công dân số" thông minh dựa trên đồ thị tri thức của nhóm đã chuẩn bị xong phần demo, song vẫn còn một số thiếu sót nên đang cố gắng hoàn thiện, để có phần trình bày tốt nhất.
Các thành viên đội BookWorm với giải pháp Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát 15 hành vi vi phạm trật tự đảm bảo an ninh thành phố đang thảo luận về sản phẩm của nhóm.
Các thành viên đội BookWorm với giải pháp Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát 15 hành vi vi phạm trật tự đảm bảo an ninh thành phố đang thảo luận về sản phẩm của nhóm.
Một mentor đóng góp ý kiến cho giải pháp Đánh giá đường thở khẩn cấp dựa trên AI - Explainable AI-Driven Pre-Hospital Emergency Airway Assessment (XAI-PEA) của đội X-Fea.
Một mentor đóng góp ý kiến cho giải pháp Đánh giá đường thở khẩn cấp dựa trên AI - Explainable AI-Driven Pre-Hospital Emergency Airway Assessment (XAI-PEA) của đội X-Fea.
Các thành viên của đội NCB-CDS-AIML với Giải pháp nền tảng tích hợp triển khai mô hình học máy dựa trên điện toán đám mây đã sẵn sàng cho vòng chung kết.
Sáng nay, top 6 đội thi do ban giám khảo bình chọn sẽ bước vào vòng chung kết, diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam để tranh giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và giải tiềm năng.
Các thành viên của đội NCB-CDS-AIML với Giải pháp nền tảng tích hợp triển khai mô hình học máy dựa trên điện toán đám mây đã sẵn sàng cho vòng chung kết.
Sáng nay, top 6 đội thi do ban giám khảo bình chọn sẽ bước vào vòng chung kết, diễn ra tại Đài Truyền hình Việt Nam để tranh giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và giải tiềm năng.
Nguyễn Phượng
Ảnh: Tùng Đinh
Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống (Data for Life 2024) do Trung tâm Dữ liệu quốc gia và dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an); Đại học Bách khoa Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp tổ chức. Báo VnExpress là đơn vị bảo trợ truyền thông. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là nhà tài trợ kim cương.
Cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin từ các tài năng trẻ nhằm phục vụ xây dựng Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số.
Năm nay, tổng giá trị giải thưởng dự kiến nâng lên thành 410 triệu đồng gồm: một giải nhất 300 triệu đồng; một giải nhì 50 triệu đồng; một giải ba 30 triệu đồng; một giải khuyến khích 10 triệu đồng; hai giải tiềm năng 5 triệu đồng cùng giấy chứng nhận đạt giải của ban tổ chức. Đặc biệt, các sản phẩm đoạt giải nhất, nhì, ba sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ - Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội.