Phia Pò, Lạng Sơn
Đỉnh Phia Pò còn được gọi là Núi Cha, nằm trong quần thể núi Mẫu Sơn, cách Hà Nội gần 200 km. Nằm ở độ cao 1.541 m so với mực nước biển, đỉnh Phia Pò là điểm trekking còn mới trên bản đồ du lịch nên giữ được nhiều vẻ đẹp hoang sơ.
Từ Hà Nội, du khách thường chọn lịch trình 2 ngày 1 đêm, đi ôtô hoặc xe máy tới sát chân núi rồi thuê hướng dẫn viên và porter đi cùng. Hành trình chinh phục Phia Pò chia làm 2 chặng. Ngày đầu tiên trekking 3,5 km từ chân núi tới điểm cắm trại, dựng lều ăn uống và nghỉ qua đêm. Ngày thứ hai tiếp tục leo dốc di chuyển tới đỉnh cao nhất với độ dài tương tự. Ảnh: Văn Hồng
Phia Pò, Lạng Sơn
Đỉnh Phia Pò còn được gọi là Núi Cha, nằm trong quần thể núi Mẫu Sơn, cách Hà Nội gần 200 km. Nằm ở độ cao 1.541 m so với mực nước biển, đỉnh Phia Pò là điểm trekking còn mới trên bản đồ du lịch nên giữ được nhiều vẻ đẹp hoang sơ.
Từ Hà Nội, du khách thường chọn lịch trình 2 ngày 1 đêm, đi ôtô hoặc xe máy tới sát chân núi rồi thuê hướng dẫn viên và porter đi cùng. Hành trình chinh phục Phia Pò chia làm 2 chặng. Ngày đầu tiên trekking 3,5 km từ chân núi tới điểm cắm trại, dựng lều ăn uống và nghỉ qua đêm. Ngày thứ hai tiếp tục leo dốc di chuyển tới đỉnh cao nhất với độ dài tương tự. Ảnh: Văn Hồng
Chặng đường không dài nhưng đi qua các địa hình rừng, suối, đồi cỏ đa dạng với các dốc cao liên tiếp. Dịp cuối năm này du khách dễ bắt gặp biển mây bồng bềnh ở chặng thứ hai. Đặc biệt khi lên tới đỉnh, không chỉ chụp ảnh check-in tại chóp inox đánh dấu độ cao, du khách có thể khám phá thêm khu rừng đỗ quyên cổ thụ rêu xanh ma mị ngay gần đó. Ảnh: Văn Hồng
Chặng đường không dài nhưng đi qua các địa hình rừng, suối, đồi cỏ đa dạng với các dốc cao liên tiếp. Dịp cuối năm này du khách dễ bắt gặp biển mây bồng bềnh ở chặng thứ hai. Đặc biệt khi lên tới đỉnh, không chỉ chụp ảnh check-in tại chóp inox đánh dấu độ cao, du khách có thể khám phá thêm khu rừng đỗ quyên cổ thụ rêu xanh ma mị ngay gần đó. Ảnh: Văn Hồng
Lùng Cúng, Yên Bái
Nằm ở độ cao 2.913 m, đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, cách Hà Nội khoảng 270 km.
Cung trekking này ở mức độ khó trung bình, những người khỏe có thể leo trong ngày nhưng phần lớn chọn đi 2 ngày với một đêm nghỉ lán trên núi. Tuy nhiên, để tới điểm xuất phát du khách cần phải thuê xe máy chở 15 km, đường xấu, sau đó là 11 km leo dốc lên đỉnh. Ảnh: Nguyen Viet Hung
Lùng Cúng, Yên Bái
Nằm ở độ cao 2.913 m, đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, cách Hà Nội khoảng 270 km.
Cung trekking này ở mức độ khó trung bình, những người khỏe có thể leo trong ngày nhưng phần lớn chọn đi 2 ngày với một đêm nghỉ lán trên núi. Tuy nhiên, để tới điểm xuất phát du khách cần phải thuê xe máy chở 15 km, đường xấu, sau đó là 11 km leo dốc lên đỉnh. Ảnh: Nguyen Viet Hung
Bù lại sau những quãng đường vất vả là khung cảnh núi rừng trùng điệp với những thảm thực vật nguyên sinh cùng nhiều loại thảo dược quý. Đỉnh Lùng Cúng là một bãi đất bằng phẳng rộng khoảng 1 ha phủ kín các loại cỏ. Từ đây, nhìn bao quát được cả thung lũng Lùng Cúng, xã Chế Cu Nha của huyện Mù Cang Chải, các xã thuộc huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai… Ảnh: Thu Phuong
Bù lại sau những quãng đường vất vả là khung cảnh núi rừng trùng điệp với những thảm thực vật nguyên sinh cùng nhiều loại thảo dược quý. Đỉnh Lùng Cúng là một bãi đất bằng phẳng rộng khoảng 1 ha phủ kín các loại cỏ. Từ đây, nhìn bao quát được cả thung lũng Lùng Cúng, xã Chế Cu Nha của huyện Mù Cang Chải, các xã thuộc huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai… Ảnh: Thu Phuong
Lảo Thẩn, Lào Cai
Lảo Thẩn cao 2.860 m thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng 80 km và cách Hà Nội gần 350 km. Đây là một cung đường dễ leo đối với cả những người mới bắt đầu trekking. Du khách từ Hà Nội thường đi xe đêm đến Sa Pa sáng sớm hôm sau rồi tiếp tục tới bản Phìn Hồ để bắt đầu hành trình leo núi 2 ngày 1 đêm. Hiện tại, do độ dễ của cung đường, Lảo Thẩn đang đón rất nhiều khách vào mùa đông cũng là mùa săn mây, leo núi. Ảnh: Anh Chiêm
Lảo Thẩn, Lào Cai
Lảo Thẩn cao 2.860 m thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng 80 km và cách Hà Nội gần 350 km. Đây là một cung đường dễ leo đối với cả những người mới bắt đầu trekking. Du khách từ Hà Nội thường đi xe đêm đến Sa Pa sáng sớm hôm sau rồi tiếp tục tới bản Phìn Hồ để bắt đầu hành trình leo núi 2 ngày 1 đêm. Hiện tại, do độ dễ của cung đường, Lảo Thẩn đang đón rất nhiều khách vào mùa đông cũng là mùa săn mây, leo núi. Ảnh: Anh Chiêm
Địa hình đường đi không quá phức tạp, thảm thực vật cũng không đa dạng, chủ yếu là các đoạn rừng khô, đồi cỏ và cây bụi nhỏ. Tuy nhiên, Lảo Thẩn là nơi rất dễ bắt gặp biển mây bồng bềnh như tiên cảnh. Nếu leo nhanh du khách có thể ngắm hoàng hôn vào chiều ngày đầu tiên và sáng hôm sau lên đỉnh check-in trước bình minh. Ảnh: Anh Chiêm
Địa hình đường đi không quá phức tạp, thảm thực vật cũng không đa dạng, chủ yếu là các đoạn rừng khô, đồi cỏ và cây bụi nhỏ. Tuy nhiên, Lảo Thẩn là nơi rất dễ bắt gặp biển mây bồng bềnh như tiên cảnh. Nếu leo nhanh du khách có thể ngắm hoàng hôn vào chiều ngày đầu tiên và sáng hôm sau lên đỉnh check-in trước bình minh. Ảnh: Anh Chiêm
Nhìu Cồ San, Lào Cai
Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km, Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng, tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Ảnh: Hương Chi
Nhìu Cồ San, Lào Cai
Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km, Nhìu Cồ San (2.965 m) là đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam. Hiện nay, du khách muốn trekking đỉnh này thường đón xe khách đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng, tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San. Ảnh: Hương Chi
Hành trình chinh phục Nhìu Cồ San cũng kéo dài 2 ngày 1 đêm, đi lên theo hướng thác Ong Chúa và về đường bãi thả dê của dân hoặc ngược lại. Ngày thứ nhất khách sẽ băng qua nhiều suối thác, rừng thảo quả, phong, trúc... trước khi tới lán nghỉ đêm. Ngày thứ hai thường bắt đầu từ 3-4h sáng để kịp lên đỉnh đón bình minh cũng như ngắm biển mây. Cung leo có độ khó trung bình với nhiều đoạn dốc dễ trơn trượt, nhất là sau khi qua thác Ong Chúa. Ảnh: Hương Chi
Hành trình chinh phục Nhìu Cồ San cũng kéo dài 2 ngày 1 đêm, đi lên theo hướng thác Ong Chúa và về đường bãi thả dê của dân hoặc ngược lại. Ngày thứ nhất khách sẽ băng qua nhiều suối thác, rừng thảo quả, phong, trúc... trước khi tới lán nghỉ đêm. Ngày thứ hai thường bắt đầu từ 3-4h sáng để kịp lên đỉnh đón bình minh cũng như ngắm biển mây. Cung leo có độ khó trung bình với nhiều đoạn dốc dễ trơn trượt, nhất là sau khi qua thác Ong Chúa. Ảnh: Hương Chi
Ky Quan San, Lào Cai
Ky Quan San, hay Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m là ngọn núi cao thứ hai ở Lào Cai (sau Fansipan). Từ một đỉnh núi hoang vắng, vốn là nơi để người H'Mông chăn nuôi, trồng trọt, vài năm gần đây, Ky Quan San trở thành địa điểm hấp dẫn của những người thích leo núi.
Du khách sẽ mất 2-3 ngày để chinh phục con đường từ chân núi lên đỉnh, thường xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát. Hiện có hai hướng leo, một là từ xã Sàng Ma Sáo, hai là từ bản Dền Sung, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Du khách có thể kết hợp leo lên và trở về theo hướng khác nhau để thêm trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Ky Quan San, Lào Cai
Ky Quan San, hay Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m là ngọn núi cao thứ hai ở Lào Cai (sau Fansipan). Từ một đỉnh núi hoang vắng, vốn là nơi để người H'Mông chăn nuôi, trồng trọt, vài năm gần đây, Ky Quan San trở thành địa điểm hấp dẫn của những người thích leo núi.
Du khách sẽ mất 2-3 ngày để chinh phục con đường từ chân núi lên đỉnh, thường xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát. Hiện có hai hướng leo, một là từ xã Sàng Ma Sáo, hai là từ bản Dền Sung, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Du khách có thể kết hợp leo lên và trở về theo hướng khác nhau để thêm trải nghiệm. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Trên đường leo du khách không chỉ nghỉ qua đêm ở lán, lên đỉnh check-in mà còn dừng được ở núi Muối đón bình minh, chụp ảnh và trải nghiệm ngồi "xích đu tử thần". Thời gian cuối năm này, thời tiết Tây Bắc hanh khô, ít mưa và nhiệt độ trong ngày ổn định, tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi để chinh phục các cung trekking. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Trên đường leo du khách không chỉ nghỉ qua đêm ở lán, lên đỉnh check-in mà còn dừng được ở núi Muối đón bình minh, chụp ảnh và trải nghiệm ngồi "xích đu tử thần". Thời gian cuối năm này, thời tiết Tây Bắc hanh khô, ít mưa và nhiệt độ trong ngày ổn định, tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi để chinh phục các cung trekking. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Du khách trước khi đến các tỉnh miền núi phía Bắc để trekking nên tiêm đủ 2 mũi vaccine, thực hiện test nhanh hoặc PCR, khai báo y tế và di chuyển đầy đủ. Hiện tại, dù dịch bệnh nhưng xu hướng trekking tăng cao, các tour leo núi và dịch vụ đi kèm xuất hiện ngày càng nhiều. Mỗi tour leo núi 2 - 3 ngày có giá từ 2,5 - 5 triệu đồng/người tùy đơn vị cũng như số lượng người tham gia. Nếu đi theo nhóm tự túc, chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhưng cần người có kinh nghiệm. Du khách nên kiểm tra điều kiện tour đồng thời luyện tập sức khỏe để chuyến đi suôn sẻ.
Trekking hút du khách mùa Covid
Băng rừng leo Nhìu Cồ San - núi cao thứ 9 Việt Nam
Một ngày chinh phục 'nóc nhà' Quảng Ninh
Khánh Trần