Kình ngư Phạm Thanh Bảo (22 tuổi, Việt Nam) phá kỷ lục 100m ếch với thời gian 1 phút 0 giây 97, hơn kỷ lục cũ do anh thiết lập kỳ trước 20% giây.
Ở nội dung 200m ếch, Bảo đạt với 2 phút 11 giây 45, phá cột mốc cũ của Maximilian Ang Wei của Singapore 48% giây.
Kình ngư Phạm Thanh Bảo (22 tuổi, Việt Nam) phá kỷ lục 100m ếch với thời gian 1 phút 0 giây 97, hơn kỷ lục cũ do anh thiết lập kỳ trước 20% giây.
Ở nội dung 200m ếch, Bảo đạt với 2 phút 11 giây 45, phá cột mốc cũ của Maximilian Ang Wei của Singapore 48% giây.
Đến lúc này, VĐV quê Bến Tre là VĐV duy nhất của Việt Nam phá kỷ lục ở SEA Games 32. Anh tái lập thành tích là kình ngư nam Việt Nam phá hai kỷ lục trong một kỳ đại hội, từng được đồng đội Nguyễn Huy Hoàng thiết lập năm 2019.
Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn là VĐV Việt Nam phá nhiều kỷ lục nhất ở một kỳ SEA Games, với bảy lần năm 2015.
Đến lúc này, VĐV quê Bến Tre là VĐV duy nhất của Việt Nam phá kỷ lục ở SEA Games 32. Anh tái lập thành tích là kình ngư nam Việt Nam phá hai kỷ lục trong một kỳ đại hội, từng được đồng đội Nguyễn Huy Hoàng thiết lập năm 2019.
Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn là VĐV Việt Nam phá nhiều kỷ lục nhất ở một kỳ SEA Games, với bảy lần năm 2015.
Không bảo vệ được HC vàng 50m ếch, nhưng Phạm Thanh Bảo làm nên lịch sử khi trở thành kình ngư nam đầu tiên của Việt Nam vô địch 200m ếch. Ở những kỳ tới, Bảo sẽ tập trung cho hai cự ly 100m ếch và 200m ếch, hướng tới sân chơi châu lục và Olympic.
Không bảo vệ được HC vàng 50m ếch, nhưng Phạm Thanh Bảo làm nên lịch sử khi trở thành kình ngư nam đầu tiên của Việt Nam vô địch 200m ếch. Ở những kỳ tới, Bảo sẽ tập trung cho hai cự ly 100m ếch và 200m ếch, hướng tới sân chơi châu lục và Olympic.
Đội bơi Singapore tiếp tục thống trị với thành tích nhất toàn đoàn gồm 22 HC vàng, 15 HC bạc và 10 HC đồng. Xếp sau là Việt Nam với bảy HC vàng, ba HC bạc và bảy HC đồng. Ngoài ra, Singapore chiếm sáu trong 11 kỷ lục được thiết lập năm nay.
Kình ngư Letitia Sim (20 tuổi, ảnh) phá kỷ lục 100m ếch nữ với 1 phút 7 giây 94, hơn 56% giây so với kỷ lục cũ do Phee Jing En của Singapore lập năm 2019. Sim còn phá kỷ lục 200m ếch nữ với 2 phút 28 giây 49, hơn 22% giây so với kỷ lục cũ thuộc về Christie Chue của Singapore lập năm 2019.
Đội bơi Singapore tiếp tục thống trị với thành tích nhất toàn đoàn gồm 22 HC vàng, 15 HC bạc và 10 HC đồng. Xếp sau là Việt Nam với bảy HC vàng, ba HC bạc và bảy HC đồng. Ngoài ra, Singapore chiếm sáu trong 11 kỷ lục được thiết lập năm nay.
Kình ngư Letitia Sim (20 tuổi, ảnh) phá kỷ lục 100m ếch nữ với 1 phút 7 giây 94, hơn 56% giây so với kỷ lục cũ do Phee Jing En của Singapore lập năm 2019. Sim còn phá kỷ lục 200m ếch nữ với 2 phút 28 giây 49, hơn 22% giây so với kỷ lục cũ thuộc về Christie Chue của Singapore lập năm 2019.
Jonathan Tan phá kỷ lục bơi 50m tự do ngay vòng loại với 21 giây 91. Kỷ lục cũ do Teong Tzen Wei lập năm ngoái là 21 giây 93.
Thành tích này giúp Tan trở thành VĐV duy nhất môn bơi SEA Games 32 đạt chuẩn dự Olympic Paris 2024. Chuẩn A 50m tự do nam là 21 giây 96.
Jonathan Tan phá kỷ lục bơi 50m tự do ngay vòng loại với 21 giây 91. Kỷ lục cũ do Teong Tzen Wei lập năm ngoái là 21 giây 93.
Thành tích này giúp Tan trở thành VĐV duy nhất môn bơi SEA Games 32 đạt chuẩn dự Olympic Paris 2024. Chuẩn A 50m tự do nam là 21 giây 96.
Huyền thoại Quah Ting Wen (31 tuổi) cũng phá kỷ lục 50m tự do nữ với 25 giây 04. Cột mốc cũ được lập năm 2019 thuộc về Amanda Lim của Singapore với 25 giây 06.
Huyền thoại Quah Ting Wen (31 tuổi) cũng phá kỷ lục 50m tự do nữ với 25 giây 04. Cột mốc cũ được lập năm 2019 thuộc về Amanda Lim của Singapore với 25 giây 06.
Quah Ting Wen còn phá kỷ lục 4x100m hỗn hợp tiếp sức nữ cùng em ruột Quah Jing Wen, Faith Khoo và Letitia Sim với thời gian 4 phút 6 giây 97, hơn kỷ lục cũ 8% giây mà cô cũng góp mặt tại SEA Games 2019.
Quah giành sáu HC vàng - nhiều nhất SEA Games 32 ở các nội dung 50m tự do nữ, 100m tự do nữ, 4x100m tự do tiếp sức nữ, 4x200m tự do tiếp sức nữ, 4x100m hỗn hợp tiếp sức nữ và 4x100m hỗn hợp tiếp sức nam nữ. Qua 10 kỳ đại hội từ năm 2005, Quah giành 34 HC vàng và chỉ còn cách kỷ lục của Joscelin Yeo sáu HC vàng, lập từ năm 1991 đến 2005.
Quah Ting Wen còn phá kỷ lục 4x100m hỗn hợp tiếp sức nữ cùng em ruột Quah Jing Wen, Faith Khoo và Letitia Sim với thời gian 4 phút 6 giây 97, hơn kỷ lục cũ 8% giây mà cô cũng góp mặt tại SEA Games 2019.
Quah giành sáu HC vàng - nhiều nhất SEA Games 32 ở các nội dung 50m tự do nữ, 100m tự do nữ, 4x100m tự do tiếp sức nữ, 4x200m tự do tiếp sức nữ, 4x100m hỗn hợp tiếp sức nữ và 4x100m hỗn hợp tiếp sức nam nữ. Qua 10 kỳ đại hội từ năm 2005, Quah giành 34 HC vàng và chỉ còn cách kỷ lục của Joscelin Yeo sáu HC vàng, lập từ năm 1991 đến 2005.
Quah Ting Wen (giữa) gây chú ý khi phát biểu về kình ngư Nguyễn Thuý Hiền (phải) của Việt Nam giành HC đồng nội dung 100m tự do nữ.
Quah nhìn thấy chính mình ở Hiền cách đây 18 năm. Cô kể: "Nhìn cô bé (Hiền) bước ra bục thi khiến tôi xúc động. Nó đưa tôi trở lại đại hội đầu tiên tại Philippines năm 2005. Đó là khởi đầu của tôi. Bây giờ tôi ấm lòng khi được chứng kiến những đứa trẻ bắt đầu sự nghiệp của chúng. Cô bé dễ thương. Mọi người đều thấy rồi, tôi và các VĐV khác đều cao hơn cô bé ít nhất một cái đầu".
Quah Ting Wen (giữa) gây chú ý khi phát biểu về kình ngư Nguyễn Thuý Hiền (phải) của Việt Nam giành HC đồng nội dung 100m tự do nữ.
Quah nhìn thấy chính mình ở Hiền cách đây 18 năm. Cô kể: "Nhìn cô bé (Hiền) bước ra bục thi khiến tôi xúc động. Nó đưa tôi trở lại đại hội đầu tiên tại Philippines năm 2005. Đó là khởi đầu của tôi. Bây giờ tôi ấm lòng khi được chứng kiến những đứa trẻ bắt đầu sự nghiệp của chúng. Cô bé dễ thương. Mọi người đều thấy rồi, tôi và các VĐV khác đều cao hơn cô bé ít nhất một cái đầu".
Kỷ lục cuối của tuyển bơi Singapore thuộc về Quah Zheng Wen, Nicholas Mahabir, Teong Tzen Wei, Jonathan Tan ở cự ly 4x100m hỗn hợp tiếp sức nam với 3 phút 37 giây 45.
Kỷ lục cũ là 3 phút 37 giây 46 lập năm 2019 cũng thuộc về Singapore.
Kỷ lục cuối của tuyển bơi Singapore thuộc về Quah Zheng Wen, Nicholas Mahabir, Teong Tzen Wei, Jonathan Tan ở cự ly 4x100m hỗn hợp tiếp sức nam với 3 phút 37 giây 45.
Kỷ lục cũ là 3 phút 37 giây 46 lập năm 2019 cũng thuộc về Singapore.
Kỷ lục đầu tiên tại SEA Games 32 bị phá thuộc về Jenjira Srisaard (27 tuổi) của Thái Lan tại 50m ếch nữ với 31 giây 22, hơn mốc cũ 7% giây.
Kỷ lục đầu tiên tại SEA Games 32 bị phá thuộc về Jenjira Srisaard (27 tuổi) của Thái Lan tại 50m ếch nữ với 31 giây 22, hơn mốc cũ 7% giây.
Kình ngư Indonesia Masniari Wolf (17 tuổi) giành HC vàng bơi 50m ngửa nữ với 28 giây 89, phá kỷ lục do Tao Li của Singapore lập năm 2015 đúng 1% giây.
Kình ngư Indonesia Masniari Wolf (17 tuổi) giành HC vàng bơi 50m ngửa nữ với 28 giây 89, phá kỷ lục do Tao Li của Singapore lập năm 2015 đúng 1% giây.
Kình ngư Philippines Xiandi Chua (20 tuổi) giành HC vàng đồng thời phá kỷ lục 200m ngửa với 2 phút 13 giây 20, hơn cột mốc cũ do Ánh Viên thiết lập năm 2017 44% giây.
Kình ngư Philippines Xiandi Chua (20 tuổi) giành HC vàng đồng thời phá kỷ lục 200m ngửa với 2 phút 13 giây 20, hơn cột mốc cũ do Ánh Viên thiết lập năm 2017 44% giây.
Hiếu Lương (từ Phnom Penh)