Tao Đàn không chỉ là nơi hội tụ cây xanh mà còn mang nhiều dấu tích lịch sử Sài Gòn xuyên 3 thế kỷ.
Được người Pháp dựng lên để đón những chiếc tàu sắt hiện đại đến Sài Gòn, cột cờ Thủ Ngữ hiện còn tồn tại.
Cánh đồng rộng hàng nghìn hecta, có mồ chôn tập thể gần 2.000 người, có thể ở hai bên Đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ ngày nay.
Bùng binh ở ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1) xây năm 1920 là vòng xoay đầu tiên của cả Việt Nam và Sài Gòn.
Theo đồ án quy hoạch Sài Gòn của người Pháp, đường rộng 40 m, vỉa hè 4 m, mỗi bên có hai hàng cây mới được gọi là đại lộ (boulevard).
Lò gốm Hưng Lợi (quận 8) là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP HCM nhưng đang bị bỏ hoang, giống nơi chứa rác.
Khi nhà Nguyễn chính thức đặt bộ máy cai trị ở vùng đất Sài Gòn, những tuyến đường quan trọng đầu tiên được xây dựng.
Ba Dương - vị tướng được truy phong đầu tiên miền Tây Nam bộ, khai sinh bộ đội Bình Xuyên và đưa họ theo cách mạng vốn là giang hồ khét tiếng.
Đối đầu thú dữ, khẩn hoang rừng rậm, những lưu dân từ Quảng Nam, Quảng Ngãi… đã biến vùng đất Sài Gòn Gia Định thành nơi trù phú - là đô thị bậc nhất nước sau 300 năm.
Khi anh hùng áo vải Nguyễn Huệ bắt được, muốn giữ làm bề tôi vì mến tài đức, Huỳnh Đức không chịu nên sau 3 năm nương náu ông trốn về với chúa Nguyễn.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh (quận 3) vốn là chùa Khải Tường - nơi vua Minh Mạng được sinh ra năm 1791, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi.
60 năm trước ôtô xếp hàng dài, nước cũng ngập nửa bánh xe trên các tuyến đường ở trung tâm thành phố.
Từng là nghĩa trang dành cho lính Pháp, sau đó là của giới thượng lưu, đến năm 1983 nơi đây trở thành công viên Lê Văn Tám ở trung tâm TP HCM như ngày nay.
Bóng dáng xe Lam không còn xuất hiện trên đường, song loại xe 3 bánh với tiếng nổ "bành bành" từng là một phần cuộc sống của người Sài Gòn xưa.
Thiết kế chỉ có trụ bêtông lớn cắm xuống hồ nước hình bát quái, Hồ Con Rùa (quận 3) gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.
"Cô Ba xà bông" là người đầu tiên đăng quang hoa hậu của Sài Gòn 150 năm trước, được in hình lên tem và là đại diện thương hiệu cho một hãng mỹ phẩm.
Dài chưa đầy một cây số nhưng tập trung những cơ sở thương mại, khách sạn, bưu điện đầu tiên của thành phố, đường Đồng Khởi (xưa là Catinat) được xem là con đường nổi tiếng nhất và là linh hồn của Sài Gòn.
Từ vùng đất hoang vu, hơn trăm năm trước người Pháp muốn biến Sài Gòn thành "Hòn ngọc Viễn Đông" để cạnh tranh với các thuộc địa khác của Anh.
Người phương Nam hơn trăm năm trước đi lại bằng tàu thuyền, các tuyến đường lớn như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Hải Thượng Lãn Ông... vốn là những kinh rạch.
Trần Ngọc Trà - Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa được cho là người khiến Công tử Bạc Liêu và Bạch công tử đốt tiền nấu sôi nồi trứng để chứng tỏ tình yêu.