World Cup 1930, tại Uruguay: Guillermo Stabile (Argentina, bốn trận, tám bàn)
Sau trận đầu hạ Pháp 1-0, Stabile bắt đầu gây tiếng vang bằng hat-trick trong chiến thắng Mexico 6-3. Tiền đạo sinh năm 1905 sau đó lập cú đúp ở trận cuối vòng bảng hạ Chile 3-1 và bán kết đánh bại Mỹ 6-1, trước khi ghi một bàn trong trận chung kết thua Uruguay 2-4.
Stabile nhiều hơn ba bàn so với cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới năm đó, Pedro Cea của Uruguay.
World Cup 1930, tại Uruguay: Guillermo Stabile (Argentina, bốn trận, tám bàn)
Sau trận đầu hạ Pháp 1-0, Stabile bắt đầu gây tiếng vang bằng hat-trick trong chiến thắng Mexico 6-3. Tiền đạo sinh năm 1905 sau đó lập cú đúp ở trận cuối vòng bảng hạ Chile 3-1 và bán kết đánh bại Mỹ 6-1, trước khi ghi một bàn trong trận chung kết thua Uruguay 2-4.
Stabile nhiều hơn ba bàn so với cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới năm đó, Pedro Cea của Uruguay.
World Cup 1934, tại Italy: Oldrich Nejedly (Tiệp Khắc cũ, bốn trận, năm bàn)
Nejedly ghi bàn quyết định hạ Romania 2-1 ở vòng 1/8, Thụy Sĩ 3-2 ở tứ kết, trước khi lập hat-trick trong chiến thắng Đức 3-1 ở bán kết. Ở trận chung kết, ông không ghi bàn và Tiệp Khắc nhận thất bại 1-2 trước chủ nhà Italy. Nejedly cũng có hai bàn ở World Cup 1938.
World Cup 1934, tại Italy: Oldrich Nejedly (Tiệp Khắc cũ, bốn trận, năm bàn)
Nejedly ghi bàn quyết định hạ Romania 2-1 ở vòng 1/8, Thụy Sĩ 3-2 ở tứ kết, trước khi lập hat-trick trong chiến thắng Đức 3-1 ở bán kết. Ở trận chung kết, ông không ghi bàn và Tiệp Khắc nhận thất bại 1-2 trước chủ nhà Italy. Nejedly cũng có hai bàn ở World Cup 1938.
World Cup 1938, tại Pháp: Leonidas (Brazil, năm trận, bảy bàn)
Leonidas bắt đầu World Cup 1938 bằng hat-trick trong chiến thắng Ba Lan 6-5 ở vòng 1/8. Trong trận tứ kết đầu tiên hòa Tiệp Khắc 1-1 và trận đá lại thắng 2-1, ông đều ghi một bàn. Ở bán kết, Brazil chủ quan cho Leonidas ngồi ngoài dưỡng sức, và hệ quả là thua Italy 1-2. Leonidas ghi thêm hai bàn trong trận tranh giải ba thắng Thụy Điển 4-2.
World Cup 1938, tại Pháp: Leonidas (Brazil, năm trận, bảy bàn)
Leonidas bắt đầu World Cup 1938 bằng hat-trick trong chiến thắng Ba Lan 6-5 ở vòng 1/8. Trong trận tứ kết đầu tiên hòa Tiệp Khắc 1-1 và trận đá lại thắng 2-1, ông đều ghi một bàn. Ở bán kết, Brazil chủ quan cho Leonidas ngồi ngoài dưỡng sức, và hệ quả là thua Italy 1-2. Leonidas ghi thêm hai bàn trong trận tranh giải ba thắng Thụy Điển 4-2.
World Cup 1950, tại Brazil: Ademir (Brazil, sáu trận, chín bàn)
Ở vòng bảng đầu tiên, Ademir ghi hai bàn trong trận thắng Mexico 4-0 và một bàn trong trận thắng Nam Tư cũ 2-0. Ở vòng bảng thứ hai, nơi quy tụ bốn đội dẫn đầu vòng bảng đầu tiên, ông ghi bốn bàn trong trận thắng Thụy Điển 7-1 và hai bàn trong trận thắng Tây Ban Nha 6-1. Ông "tịt ngòi" trong trận cuối thua Uruguay 1-2. Đây là trận đấu Brazil chỉ cần hòa là vô địch.
Uruguay đăng quang với năm điểm, hơn Brazil một điểm. World Cup 1950 là giải duy nhất không có trận chung kết kiểu play-off.
World Cup 1950, tại Brazil: Ademir (Brazil, sáu trận, chín bàn)
Ở vòng bảng đầu tiên, Ademir ghi hai bàn trong trận thắng Mexico 4-0 và một bàn trong trận thắng Nam Tư cũ 2-0. Ở vòng bảng thứ hai, nơi quy tụ bốn đội dẫn đầu vòng bảng đầu tiên, ông ghi bốn bàn trong trận thắng Thụy Điển 7-1 và hai bàn trong trận thắng Tây Ban Nha 6-1. Ông "tịt ngòi" trong trận cuối thua Uruguay 1-2. Đây là trận đấu Brazil chỉ cần hòa là vô địch.
Uruguay đăng quang với năm điểm, hơn Brazil một điểm. World Cup 1950 là giải duy nhất không có trận chung kết kiểu play-off.
World Cup 1954, tại Thụy Sĩ: Sandor Kocsis (Hungary, năm trận, 11 bàn)
Cựu ngôi sao Barca ghi ba bàn trong trận thắng Hàn Quốc 9-0, bốn bàn trong trận thắng Tây Đức 8-3, hai bàn trong trận thắng Brazil 4-2 ở tứ kết và hai bàn trong trận thắng Uruguay 4-2 ở bán kết.
Trong trận chung kết, giống Ademir năm 1950, ông "tịt ngòi" và Hungary thua ngược Tây Đức 2-3.
World Cup 1954, tại Thụy Sĩ: Sandor Kocsis (Hungary, năm trận, 11 bàn)
Cựu ngôi sao Barca ghi ba bàn trong trận thắng Hàn Quốc 9-0, bốn bàn trong trận thắng Tây Đức 8-3, hai bàn trong trận thắng Brazil 4-2 ở tứ kết và hai bàn trong trận thắng Uruguay 4-2 ở bán kết.
Trong trận chung kết, giống Ademir năm 1950, ông "tịt ngòi" và Hungary thua ngược Tây Đức 2-3.
World Cup 1958, tại Thụy Điển: Vua phá lưới Just Fontaine, tuyển Pháp, chơi sáu trận, ghi 13 bàn
Fontaine ghi được ba bàn trong trận thắng Paraguay 7-3, hai bàn trong trận thua Nam Tư cũ 2-3 và một bàn trong trận thắng Scotland 2-1 ở vòng bảng. Ông tiếp tục ghi hai bàn trong trận thắng Bắc Ireland 4-0 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Brazil 2-5 ở bán kết và bốn bàn trong trận tranh giải ba thắng Tây Đức 6-3. Thành tích của Fontaine hơn bảy bàn so với hai cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới, Pele và Rahn.
World Cup 1958, tại Thụy Điển: Vua phá lưới Just Fontaine, tuyển Pháp, chơi sáu trận, ghi 13 bàn
Fontaine ghi được ba bàn trong trận thắng Paraguay 7-3, hai bàn trong trận thua Nam Tư cũ 2-3 và một bàn trong trận thắng Scotland 2-1 ở vòng bảng. Ông tiếp tục ghi hai bàn trong trận thắng Bắc Ireland 4-0 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Brazil 2-5 ở bán kết và bốn bàn trong trận tranh giải ba thắng Tây Đức 6-3. Thành tích của Fontaine hơn bảy bàn so với hai cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới, Pele và Rahn.
World Cup 1962, tại Chile: Garrincha, Vava (Brazil), Leonel Sanchez (Chile), Florian Albert (Hungary), Valentin Ivanov (Liên Xô cũ), Drazan Jerkovic (Nam Tư cũ), cùng bốn bàn
Albert và Ivanov chỉ cần bốn trận để ghi bốn bàn, trong khi các Vua phá lưới còn lại cần sáu trận. Hai cầu thủ chơi ấn tượng nhất là Garrincha và Vava. Sau khi "tịt ngòi" ở vòng bảng, họ góp tám trong 10 bàn của Brazil ở ba trận tứ kết, bán kết và chung kết, giúp đội tuyển đăng quang lần thứ hai liên tiếp.
World Cup 1962, tại Chile: Garrincha, Vava (Brazil), Leonel Sanchez (Chile), Florian Albert (Hungary), Valentin Ivanov (Liên Xô cũ), Drazan Jerkovic (Nam Tư cũ), cùng bốn bàn
Albert và Ivanov chỉ cần bốn trận để ghi bốn bàn, trong khi các Vua phá lưới còn lại cần sáu trận. Hai cầu thủ chơi ấn tượng nhất là Garrincha và Vava. Sau khi "tịt ngòi" ở vòng bảng, họ góp tám trong 10 bàn của Brazil ở ba trận tứ kết, bán kết và chung kết, giúp đội tuyển đăng quang lần thứ hai liên tiếp.
World Cup 1966, tại Anh: Eusebio (Bồ Đào Nha, sáu trận, chín bàn)
Eusebio bắt đầu giải bằng một bàn trong trận thắng Bulgaria 3-0 và cú đúp trong trận thắng Brazil 3-1 - kết quả khiến đương kim vô địch phải về nước ngay từ vòng bảng. Eusebio ghi thêm bốn bàn trong trận thắng Triều Tiên 5-3 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Anh 1-2 ở bán kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Liên Xô 2-1.
World Cup 1966, tại Anh: Eusebio (Bồ Đào Nha, sáu trận, chín bàn)
Eusebio bắt đầu giải bằng một bàn trong trận thắng Bulgaria 3-0 và cú đúp trong trận thắng Brazil 3-1 - kết quả khiến đương kim vô địch phải về nước ngay từ vòng bảng. Eusebio ghi thêm bốn bàn trong trận thắng Triều Tiên 5-3 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Anh 1-2 ở bán kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Liên Xô 2-1.
World Cup 1970, tại Mexico: Gerd Muller (Tây Đức, sáu trận, 10 bàn)
Sau khi khởi đầu bằng một bàn trong trận thắng Marocco 2-1, Muller lập hat-trick trong hai trận tiếp theo thắng Bulgaria 5-2 và Peru 3-1. Huyền thoại bóng đá Tây Đức ghi thêm một bàn trong trận thắng Anh 3-2 ở tứ kết và hai bàn trong trận thua Italy 3-4 ở bán kết.
Muller là cầu thủ cuối cùng đạt thành tích hai con số trong một kỳ World Cup.
World Cup 1970, tại Mexico: Gerd Muller (Tây Đức, sáu trận, 10 bàn)
Sau khi khởi đầu bằng một bàn trong trận thắng Marocco 2-1, Muller lập hat-trick trong hai trận tiếp theo thắng Bulgaria 5-2 và Peru 3-1. Huyền thoại bóng đá Tây Đức ghi thêm một bàn trong trận thắng Anh 3-2 ở tứ kết và hai bàn trong trận thua Italy 3-4 ở bán kết.
Muller là cầu thủ cuối cùng đạt thành tích hai con số trong một kỳ World Cup.
World Cup 1974, tại Tây Đức: Grzegorz Lato (Ba Lan, bảy trận, bảy bàn)
Ở vòng bảng thứ nhất, Lato lập cú đúp trong cả hai trận thắng Argentina 3-2 và Haiti 7-0. Ở vòng bảng thứ hai, ông ghi bàn quyết định trong các trận thắng Thụy Điển 1-0 và Nam Tư 2-1. Trong trận tranh giải ba với Brazil, Lato tiếp tục lập công đem lại chiến thắng 1-0.
Vị trí thứ ba World Cup 1974 là một trong hai thành tích tốt nhất của tuyển Ba Lan, bên cạnh thành tích tương tự ở World Cup 1982.
World Cup 1974, tại Tây Đức: Grzegorz Lato (Ba Lan, bảy trận, bảy bàn)
Ở vòng bảng thứ nhất, Lato lập cú đúp trong cả hai trận thắng Argentina 3-2 và Haiti 7-0. Ở vòng bảng thứ hai, ông ghi bàn quyết định trong các trận thắng Thụy Điển 1-0 và Nam Tư 2-1. Trong trận tranh giải ba với Brazil, Lato tiếp tục lập công đem lại chiến thắng 1-0.
Vị trí thứ ba World Cup 1974 là một trong hai thành tích tốt nhất của tuyển Ba Lan, bên cạnh thành tích tương tự ở World Cup 1982.
World Cup 1978, tại Argentina: Mario Kempes (Argentina, bảy trận, sáu bàn)
Sau khi "tịt ngòi" trong cả ba trận ở vòng bảng thứ nhất, cựu tiền đạo của Valencia tỏa sáng bằng cú đúp trong các trận thắng Ba Lan 2-0 và Peru 6-0 ở vòng bảng thứ hai. Trong trận chung kết, Kempes tiếp tục lập cú đúp giúp Argentina vượt qua Hà Lan với tỷ số 3-1.
Sau Uruguay và Brazil, Argentina trở thành đội tuyển Nam Mỹ thứ ba giành World Cup.
World Cup 1978, tại Argentina: Mario Kempes (Argentina, bảy trận, sáu bàn)
Sau khi "tịt ngòi" trong cả ba trận ở vòng bảng thứ nhất, cựu tiền đạo của Valencia tỏa sáng bằng cú đúp trong các trận thắng Ba Lan 2-0 và Peru 6-0 ở vòng bảng thứ hai. Trong trận chung kết, Kempes tiếp tục lập cú đúp giúp Argentina vượt qua Hà Lan với tỷ số 3-1.
Sau Uruguay và Brazil, Argentina trở thành đội tuyển Nam Mỹ thứ ba giành World Cup.
World Cup 1982, tại Tây Ban Nha: Paolo Rossi (Italy, bảy trận, sáu bàn)
Giống Kempes ở World Cup 1978, Rossi im tiếng trong cả ba trận ở vòng bảng thứ nhất. Cựu tiền đạo của Juventus chỉ lấy lại cảm giác ghi bàn từ trận cuối vòng bảng thứ hai, khi lập hat-trick đem lại chiến thắng 3-2 trước Brazil. Rossi ghi thêm hai bàn trong trận bán kết thắng Ba Lan 2-0 và một bàn trong trận chung kết thắng Tây Đức 3-1.
World Cup 1982, tại Tây Ban Nha: Paolo Rossi (Italy, bảy trận, sáu bàn)
Giống Kempes ở World Cup 1978, Rossi im tiếng trong cả ba trận ở vòng bảng thứ nhất. Cựu tiền đạo của Juventus chỉ lấy lại cảm giác ghi bàn từ trận cuối vòng bảng thứ hai, khi lập hat-trick đem lại chiến thắng 3-2 trước Brazil. Rossi ghi thêm hai bàn trong trận bán kết thắng Ba Lan 2-0 và một bàn trong trận chung kết thắng Tây Đức 3-1.
World Cup 1986, tại Mexico: Gary Lineker (bên phải, Anh, năm trận, sáu bàn)
Ở vòng bảng, cựu cầu thủ Barca lập hat-trick giúp Anh thắng Ba Lan 3-0. Đây cũng là chiến thắng đưa "Tam Sư" đi tiếp sau một trận hòa và một thua. Ông ghi thêm hai bàn trong trận thắng Paraguay 3-0 ở vòng 1/8 và một bàn trong trận thua Argentina 1-2 ở tứ kết.
Trận Anh thua Argentina còn nổi danh với "Bàn tay của Chúa" và bàn đẹp nhất thế kỷ 20 của Maradona.
World Cup 1986, tại Mexico: Gary Lineker (bên phải, Anh, năm trận, sáu bàn)
Ở vòng bảng, cựu cầu thủ Barca lập hat-trick giúp Anh thắng Ba Lan 3-0. Đây cũng là chiến thắng đưa "Tam Sư" đi tiếp sau một trận hòa và một thua. Ông ghi thêm hai bàn trong trận thắng Paraguay 3-0 ở vòng 1/8 và một bàn trong trận thua Argentina 1-2 ở tứ kết.
Trận Anh thua Argentina còn nổi danh với "Bàn tay của Chúa" và bàn đẹp nhất thế kỷ 20 của Maradona.
World Cup 1990, tại Italy: Salvatore Schillaci (Italy, bảy trận, sáu bàn)
Sau khi vào sân từ ghế dự bị trong trận mở màn, Schillaci ghi bàn quyết định đem lại chiến thắng 1-0 trước Áo. Cựu tiền đạo Juventus tiếp tục khởi đầu trên băng ghế dự bị trong trận thắng Mỹ 1-0, rồi trở thành cầu thủ đá chính khi ghi một bàn khác trong trận thắng Tiệp Khắc 2-0. Ở các vòng loại trực tiếp, Schillaci tiếp tục "nhả đạn".
Ông góp một bàn trong trận thắng Uruguay 2-0 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng CH Ireland 1-0 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Argentina trên chấm 11m ở bán kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Anh 2-1.
World Cup 1990, tại Italy: Salvatore Schillaci (Italy, bảy trận, sáu bàn)
Sau khi vào sân từ ghế dự bị trong trận mở màn, Schillaci ghi bàn quyết định đem lại chiến thắng 1-0 trước Áo. Cựu tiền đạo Juventus tiếp tục khởi đầu trên băng ghế dự bị trong trận thắng Mỹ 1-0, rồi trở thành cầu thủ đá chính khi ghi một bàn khác trong trận thắng Tiệp Khắc 2-0. Ở các vòng loại trực tiếp, Schillaci tiếp tục "nhả đạn".
Ông góp một bàn trong trận thắng Uruguay 2-0 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng CH Ireland 1-0 ở tứ kết, một bàn trong trận thua Argentina trên chấm 11m ở bán kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Anh 2-1.
World Cup 1994, tại Mỹ: Hristo Stoichkov (Bulgaria), Oleg Salenko (Nga), cùng sáu bàn
Lần thứ hai trong lịch sử, World Cup có ít nhất hai cầu thủ cùng nhận giải Vua phá lưới. Salenko ghi được một bàn trong trận thua Thụy Điển 1-3 và năm bàn trong trận thắng Cameroon 6-1. Ông trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một trận World Cup và Vua phá lưới duy nhất phải về nước sau ba trận vòng bảng.
Stoichkov ghi hai bàn trong trận thắng Hy Lạp 4-0, một bàn trong trận thắng Argentina 2-0 ở vòng bảng, một bàn trong trận thắng Mexico trên chấm 11m ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Đức 2-1 ở tứ kết và một bàn trong trận thua Italy 1-2 ở bán kết.
World Cup 1994, tại Mỹ: Hristo Stoichkov (Bulgaria), Oleg Salenko (Nga), cùng sáu bàn
Lần thứ hai trong lịch sử, World Cup có ít nhất hai cầu thủ cùng nhận giải Vua phá lưới. Salenko ghi được một bàn trong trận thua Thụy Điển 1-3 và năm bàn trong trận thắng Cameroon 6-1. Ông trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong một trận World Cup và Vua phá lưới duy nhất phải về nước sau ba trận vòng bảng.
Stoichkov ghi hai bàn trong trận thắng Hy Lạp 4-0, một bàn trong trận thắng Argentina 2-0 ở vòng bảng, một bàn trong trận thắng Mexico trên chấm 11m ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Đức 2-1 ở tứ kết và một bàn trong trận thua Italy 1-2 ở bán kết.
World Cup 1998, tại Pháp: Davor Suker (Croatia, bảy trận, sáu bàn)
Trong một giải đấu mà sự tập trung dồn vào Ronaldo Nazario, Gabriel Batistuta và Michael Owen, Davor Suker lặng lẽ nổi lên. Cựu cầu thủ của Real đều đặn lập công trong các trận thắng Jamaica 3-1, Nhật Bản 1-0 ở vòng bảng, thắng Romania 1-0 ở vòng 1/8, Đức 3-0 ở tứ kết, thua Pháp 1-2 ở bán kết và thắng Hà Lan 2-1 trong trận tranh giải ba.
World Cup 1998, tại Pháp: Davor Suker (Croatia, bảy trận, sáu bàn)
Trong một giải đấu mà sự tập trung dồn vào Ronaldo Nazario, Gabriel Batistuta và Michael Owen, Davor Suker lặng lẽ nổi lên. Cựu cầu thủ của Real đều đặn lập công trong các trận thắng Jamaica 3-1, Nhật Bản 1-0 ở vòng bảng, thắng Romania 1-0 ở vòng 1/8, Đức 3-0 ở tứ kết, thua Pháp 1-2 ở bán kết và thắng Hà Lan 2-1 trong trận tranh giải ba.
World Cup 2002, tại Nhật Bản và Hàn Quốc: Ronaldo Nazario (Brazil, bảy trận, tám bàn)
Ronaldo Nazario là cầu thủ có ảnh hưởng nhất trong hành trình chinh phục chức vô địch thế giới thứ năm của Brazil. Tiền đạo 26 tuổi khi đó ghi một bàn trong trận thắng Thổ Nhĩ Kỳ 2-1, một bàn trong trận thắng Trung Quốc 4-0, hai bàn trong trận thắng Costa Rica 5-2 ở vòng bảng. Ở những trận knock-out, anh càng thể hiện khả năng, khi một bàn trong trận thắng Bỉ 2-0 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Thổ Nhĩ Kỳ 1-0 ở bán kết và hai bàn trong trận chung kết thắng Đức 2-0.
Ronaldo Nazario là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại một kỳ World Cup sau Gerd Muller năm 1970.
World Cup 2002, tại Nhật Bản và Hàn Quốc: Ronaldo Nazario (Brazil, bảy trận, tám bàn)
Ronaldo Nazario là cầu thủ có ảnh hưởng nhất trong hành trình chinh phục chức vô địch thế giới thứ năm của Brazil. Tiền đạo 26 tuổi khi đó ghi một bàn trong trận thắng Thổ Nhĩ Kỳ 2-1, một bàn trong trận thắng Trung Quốc 4-0, hai bàn trong trận thắng Costa Rica 5-2 ở vòng bảng. Ở những trận knock-out, anh càng thể hiện khả năng, khi một bàn trong trận thắng Bỉ 2-0 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Thổ Nhĩ Kỳ 1-0 ở bán kết và hai bàn trong trận chung kết thắng Đức 2-0.
Ronaldo Nazario là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất tại một kỳ World Cup sau Gerd Muller năm 1970.
World Cup 2006, tại Đức: Miroslav Klose (Đức, bảy trận, năm bàn)
Klose ghi hai bàn trong trận thắng Costa Rica 4-2, hai bàn trong trận thắng Ecuador 3-0 ở vòng bảng và một bàn trong trận thắng Argentina trên chấm 11m ở tứ kết.
Tám cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới, gồm cả Ronaldo Nazario, David Villa và Thierry Henry, đều kém Klose hai bàn.
World Cup 2006, tại Đức: Miroslav Klose (Đức, bảy trận, năm bàn)
Klose ghi hai bàn trong trận thắng Costa Rica 4-2, hai bàn trong trận thắng Ecuador 3-0 ở vòng bảng và một bàn trong trận thắng Argentina trên chấm 11m ở tứ kết.
Tám cầu thủ đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới, gồm cả Ronaldo Nazario, David Villa và Thierry Henry, đều kém Klose hai bàn.
World Cup 2010, tại Nam Phi: Thomas Muller (Đức, bảy trận, năm bàn)
Muller ghi một bàn trong trận thắng Australia 4-0 ở vòng bảng, hai bàn trong trận thắng Anh 4-1 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Argentina 4-0 ở tứ kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Uruguay 3-2.
Anh sở hữu năm bàn giống như David Villa, Diego Forlan và Wesley Sneijder, nhưng giành giải Vua phá lưới do có thêm ba pha kiến tạo.
World Cup 2010, tại Nam Phi: Thomas Muller (Đức, bảy trận, năm bàn)
Muller ghi một bàn trong trận thắng Australia 4-0 ở vòng bảng, hai bàn trong trận thắng Anh 4-1 ở vòng 1/8, một bàn trong trận thắng Argentina 4-0 ở tứ kết và một bàn trong trận tranh giải ba thắng Uruguay 3-2.
Anh sở hữu năm bàn giống như David Villa, Diego Forlan và Wesley Sneijder, nhưng giành giải Vua phá lưới do có thêm ba pha kiến tạo.
World Cup 2014, tại Brazil: James Rodriguez (Colombia, năm trận, sáu bàn)
Cựu cầu thủ của Monaco và Real lập công trong mọi trận đấu của Colombia. Anh ghi một bàn trong các trận thắng Hy Lạp 3-0, Bờ Biển Ngà 2-1, Nhật Bản 4-1 ở vòng bảng, hai bàn trong trận thắng Uruguay 2-0 ở vòng 1/8 và một bàn trong trận thua Brazil 1-2 ở tứ kết.
Anh hơn một bàn so với đương kim Vua phá lưới Thomas Muller.
World Cup 2014, tại Brazil: James Rodriguez (Colombia, năm trận, sáu bàn)
Cựu cầu thủ của Monaco và Real lập công trong mọi trận đấu của Colombia. Anh ghi một bàn trong các trận thắng Hy Lạp 3-0, Bờ Biển Ngà 2-1, Nhật Bản 4-1 ở vòng bảng, hai bàn trong trận thắng Uruguay 2-0 ở vòng 1/8 và một bàn trong trận thua Brazil 1-2 ở tứ kết.
Anh hơn một bàn so với đương kim Vua phá lưới Thomas Muller.
World Cup 2018, tại Nga: Harry Kane (Anh, sáu trận, sáu bàn)
Kane bắt đầu giải bằng cú đúp trong trận Tunisia 2-1 và hat-trick trong trận thắng Panama 6-1. Sau khi ngồi ngoài trong trận thua Bỉ cuối vòng bảng, Kane ghi một bàn trong trận thắng Colombia trên chấm 11m ở vòng 1/8. Trong các trận thắng Thụy Điển 2-0 ở tứ kết, thua Croatia 1-2 ở bán kết và thua Bỉ 0-2 trong trận tranh giải ba, Kane đều không ghi bàn.
Kane hơn hai bàn so với nhóm cầu thủ xếp sau trong cuộc đua Vua phá lưới, gồm cả Lukaku, Cristiano Ronaldo, Kylian Mbappe và Antoine Griezmann.
World Cup 2018, tại Nga: Harry Kane (Anh, sáu trận, sáu bàn)
Kane bắt đầu giải bằng cú đúp trong trận Tunisia 2-1 và hat-trick trong trận thắng Panama 6-1. Sau khi ngồi ngoài trong trận thua Bỉ cuối vòng bảng, Kane ghi một bàn trong trận thắng Colombia trên chấm 11m ở vòng 1/8. Trong các trận thắng Thụy Điển 2-0 ở tứ kết, thua Croatia 1-2 ở bán kết và thua Bỉ 0-2 trong trận tranh giải ba, Kane đều không ghi bàn.
Kane hơn hai bàn so với nhóm cầu thủ xếp sau trong cuộc đua Vua phá lưới, gồm cả Lukaku, Cristiano Ronaldo, Kylian Mbappe và Antoine Griezmann.
Ảnh: Reuters, AP, FIFA