Lễ trao giải tổ chức tối 18/1 tại khu đô thị Ocean City (Văn Giang, Hưng Yên), nằm trong khuôn khổ lễ hội "Ánh sáng phương Đông". Hồn thiêng Đất Việt được lấy cảm hứng từ những nét đặc trưng văn hóa của Hội An (Quảng Nam) với các chi tiết phố cổ, chùa Cầu, đèn hoa đăng. Đây là công trình có quy mô lớn, trưng bày trên cung đường dài dài 70m với chiều rộng 20m, được ghi nhận cụm đèn lồng có kích thước lớn nhất Việt Nam.
Lễ trao giải tổ chức tối 18/1 tại khu đô thị Ocean City (Văn Giang, Hưng Yên), nằm trong khuôn khổ lễ hội "Ánh sáng phương Đông". Hồn thiêng Đất Việt được lấy cảm hứng từ những nét đặc trưng văn hóa của Hội An (Quảng Nam) với các chi tiết phố cổ, chùa Cầu, đèn hoa đăng. Đây là công trình có quy mô lớn, trưng bày trên cung đường dài dài 70m với chiều rộng 20m, được ghi nhận cụm đèn lồng có kích thước lớn nhất Việt Nam.
Những mô hình mô phỏng nhà cổ tại Hội An của Hồn thiêng Đất Việt được khéo léo sắp đặt để khi thay đổi góc nhìn từ trên cao, tác phẩm biến thành hình dáng chú cá chép ngắm trăng.
Những mô hình mô phỏng nhà cổ tại Hội An của Hồn thiêng Đất Việt được khéo léo sắp đặt để khi thay đổi góc nhìn từ trên cao, tác phẩm biến thành hình dáng chú cá chép ngắm trăng.
Điểm đặc biệt của tác phẩm đạt giải nhất nằm ở vật liệu làm đèn lồng. Đội Hội An Craft mang đến chất liệu mới là giấy làm từ cây dừa nước Cẩm Thanh (Hội An) thay vì bằng vải, giấy bóng, mica, giấy Hàn, giấy Nhật...như nhiều tác phẩm khác. Đây là vật liệu địa phương, được sản xuất tại Hội An. Loại giấy mới này do chính đội sáng tạo và mất 5 năm nghiên cứu. Anh Võ Hoàng (sinh năm 1984), thành viên đội Hội An Craft, cho biết, toàn bộ tác phẩm được làm thủ công hoàn toàn, từ quá trình sản xuất vật liệu cho đến chế tác đèn.
Điểm đặc biệt của tác phẩm đạt giải nhất nằm ở vật liệu làm đèn lồng. Đội Hội An Craft mang đến chất liệu mới là giấy làm từ cây dừa nước Cẩm Thanh (Hội An) thay vì bằng vải, giấy bóng, mica, giấy Hàn, giấy Nhật...như nhiều tác phẩm khác. Đây là vật liệu địa phương, được sản xuất tại Hội An. Loại giấy mới này do chính đội sáng tạo và mất 5 năm nghiên cứu. Anh Võ Hoàng (sinh năm 1984), thành viên đội Hội An Craft, cho biết, toàn bộ tác phẩm được làm thủ công hoàn toàn, từ quá trình sản xuất vật liệu cho đến chế tác đèn.
Các thành viên của đội Hội An Craft áp dụng kỹ thuật độc đáo là dùng áp lực nước để tạo mảng sáng tối trên giấy dừa nước, tạo thành những bức tranh công phu. "Khi được ánh sáng chiếu, khách tham quan sẽ thấy rõ bức tranh trên chất liệu giấy, thấy vẻ đẹp mỹ thuật mà thợ thủ công tạo ra", anh Võ Hoàng nói.
Các thành viên của đội Hội An Craft áp dụng kỹ thuật độc đáo là dùng áp lực nước để tạo mảng sáng tối trên giấy dừa nước, tạo thành những bức tranh công phu. "Khi được ánh sáng chiếu, khách tham quan sẽ thấy rõ bức tranh trên chất liệu giấy, thấy vẻ đẹp mỹ thuật mà thợ thủ công tạo ra", anh Võ Hoàng nói.
Giải nhì cuộc thi thuộc về tác phẩm Thần may mắn (Qilin) của tác giả Seo Deok Hwan đến từ Hàn Quốc. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là sử dụng vật liệu tái chế để tạo đèn lồng, thay vì những nguyên vật liệu thủ công quen thuộc. Cùng với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia có truyền thống làm đèn lồng thủ công, đã nâng tầm những lễ hội đèn lồng trở thành sự kiện du lịch của địa phương.
Giải nhì cuộc thi thuộc về tác phẩm Thần may mắn (Qilin) của tác giả Seo Deok Hwan đến từ Hàn Quốc. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là sử dụng vật liệu tái chế để tạo đèn lồng, thay vì những nguyên vật liệu thủ công quen thuộc. Cùng với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia có truyền thống làm đèn lồng thủ công, đã nâng tầm những lễ hội đèn lồng trở thành sự kiện du lịch của địa phương.
Tác phẩm đạt giải ba – Long Phượng sum vầy – của đội thi Sắc màu cuộc sống đến từ Tuyên Quang (Việt Nam). Tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống với hình tượng Rồng tượng trưng cho "con Rồng cháu Tiên", biểu tượng nguồn gốc của người Việt. Đối diện với Rồng là Phượng – biểu tượng trong tứ linh của người Việt, nổi bật với đôi cánh uyển chuyển và dáng vẻ thanh thoát, thể hiện sự cao quý và thanh tao. Hình ảnh Phượng múa bên cạnh Rồng tượng trưng cho khát vọng thái bình, hòa hợp và một xã hội thịnh vượng.
Tác phẩm đạt giải ba – Long Phượng sum vầy – của đội thi Sắc màu cuộc sống đến từ Tuyên Quang (Việt Nam). Tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống với hình tượng Rồng tượng trưng cho "con Rồng cháu Tiên", biểu tượng nguồn gốc của người Việt. Đối diện với Rồng là Phượng – biểu tượng trong tứ linh của người Việt, nổi bật với đôi cánh uyển chuyển và dáng vẻ thanh thoát, thể hiện sự cao quý và thanh tao. Hình ảnh Phượng múa bên cạnh Rồng tượng trưng cho khát vọng thái bình, hòa hợp và một xã hội thịnh vượng.
Tác phẩm Lạc Long Quân trở về của đội Sắc màu Thành Tuyên (Việt Nam) giành giải khuyến khích. Đây là đội thi có nghệ nhân nhỏ tuổi nhất cuộc thi – Phạm Hải Anh sinh năm 2007.
Tác phẩm Lạc Long Quân trở về của đội Sắc màu Thành Tuyên (Việt Nam) giành giải khuyến khích. Đây là đội thi có nghệ nhân nhỏ tuổi nhất cuộc thi – Phạm Hải Anh sinh năm 2007.
Tác phẩm Đôi cánh tương lai (Wings of Future) giành giải khuyến khích. Thay vì chọn các dấu ấn văn hóa truyền thống, nghệ nhân ShuiXiu Gong (nghệ danh Coco) của Trung Quốc lại lựa chọn kết hợp công nghệ vũ trụ hiện đại với tinh hoa của truyền thống phương Đông, thể hiện dấu ấn công nghệ trong cuộc sống. Từ 2018 đến nay, ShuiXiu Gong luôn có mặt trong top đầu các nghệ nhân được đặt hàng nhiều nhất ở những festival đèn lồng lớn nhất thế giới.
Tác phẩm Đôi cánh tương lai (Wings of Future) giành giải khuyến khích. Thay vì chọn các dấu ấn văn hóa truyền thống, nghệ nhân ShuiXiu Gong (nghệ danh Coco) của Trung Quốc lại lựa chọn kết hợp công nghệ vũ trụ hiện đại với tinh hoa của truyền thống phương Đông, thể hiện dấu ấn công nghệ trong cuộc sống. Từ 2018 đến nay, ShuiXiu Gong luôn có mặt trong top đầu các nghệ nhân được đặt hàng nhiều nhất ở những festival đèn lồng lớn nhất thế giới.
Tác phẩm cuối cùng đạt giải khuyến khích là Lễ tế Sajik và Nongak của tác giả Lee Sang Moo đến từ Hàn Quốc. Sajik và Nongak là hai lễ hội truyền thống lâu đời của Hàn Quốc thể hiện nguyện cầu của người dân cho sự thịnh vượng và một mùa màng bội thu.
Tác phẩm cuối cùng đạt giải khuyến khích là Lễ tế Sajik và Nongak của tác giả Lee Sang Moo đến từ Hàn Quốc. Sajik và Nongak là hai lễ hội truyền thống lâu đời của Hàn Quốc thể hiện nguyện cầu của người dân cho sự thịnh vượng và một mùa màng bội thu.
Ban giám khảo đang đánh giá từng tác phẩm trong cuộc thi. Ông Sato Kenichi - Chủ tịch Hiệp hội Lễ hội Nebuda thành phố Amori, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch và Hội thảo TP Aomori (Nhật Bản), thành viên ban giám khảo đánh giá Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 có quy mô lớn, thu hút được 5 quốc gia đều là những quốc gia nổi tiếng về nghệ thuật làm đèn lồng. "Tôi đánh giá rất cao khâu tổ chức của Ban tổ chức Vingroup đã mang tới một sự kiện lớn, hoành tráng", ông Sato Keichi nói.
Ban giám khảo đang đánh giá từng tác phẩm trong cuộc thi. Ông Sato Kenichi - Chủ tịch Hiệp hội Lễ hội Nebuda thành phố Amori, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch và Hội thảo TP Aomori (Nhật Bản), thành viên ban giám khảo đánh giá Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 có quy mô lớn, thu hút được 5 quốc gia đều là những quốc gia nổi tiếng về nghệ thuật làm đèn lồng. "Tôi đánh giá rất cao khâu tổ chức của Ban tổ chức Vingroup đã mang tới một sự kiện lớn, hoành tráng", ông Sato Keichi nói.
Cuộc thi Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 được phát động từ tháng 11/2024, đã thu hút đông đảo thí sinh đến từ nhiều quốc gia tham dự. 15 tác phẩm lọt vào chung kết được trưng bày tại không gian sự kiện ở Ocean City từ ngày 18/1 đến 16/3 trong khuôn khổ lễ hội Ánh sáng phương Đông. Ngoài ra, nơi đây cũng diễn ra triển lãm "Sinh vật huyền bí – Sơn Hải Kinh và Lĩnh Nam trích quái" với 15 mô hình đèn lồng quy mô lớn, lấy cảm hứng từ các thần thú huyền thoại phương Đông.
Cuộc thi Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 được phát động từ tháng 11/2024, đã thu hút đông đảo thí sinh đến từ nhiều quốc gia tham dự. 15 tác phẩm lọt vào chung kết được trưng bày tại không gian sự kiện ở Ocean City từ ngày 18/1 đến 16/3 trong khuôn khổ lễ hội Ánh sáng phương Đông. Ngoài ra, nơi đây cũng diễn ra triển lãm "Sinh vật huyền bí – Sơn Hải Kinh và Lĩnh Nam trích quái" với 15 mô hình đèn lồng quy mô lớn, lấy cảm hứng từ các thần thú huyền thoại phương Đông.
Ngay trong đêm khai mạc sự kiện và trao giải cuộc thi đèn lồng quốc tế đã có đông đảo du khách đổ về lễ hội Ánh sáng phương Đông, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện.
Ngay trong đêm khai mạc sự kiện và trao giải cuộc thi đèn lồng quốc tế đã có đông đảo du khách đổ về lễ hội Ánh sáng phương Đông, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện.
Sự kiện khai mạc Lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025. Nguồn: Văn Ngọc
Lệ Chi - Giang Huy
Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025 kéo dài từ 18/01 - 16/03 tại Ocean City do Vinhomes và Sunny Vietnam phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của Nhà tài trợ Kim cương Masterise Homes, các Nhà tài trợ Vàng - Ngân hàng Techcombank và Xanh SM.
Lần đầu tiên, hàng triệu người dân Thủ đô và du khách sẽ được trải nghiệm chơi hội xuân đỉnh cao kéo dài suốt 58 ngày, với 580 hoạt động trải nghiệm độc đáo và đặc sắc. Lễ hội quy tụ 5 chuỗi sự kiện đẹp - độc - đỉnh gồm: lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean với 30 cụm tác phẩm lớn đến từ 5 quốc gia, trải dài gần 2km; siêu hội chợ Xuân Ocean Spring với hơn 250 gian hàng; chuỗi lễ hội văn hoá và nghệ thuật Ocean Art Fest; Nnhạc hội Road-to-8Wonder cùng chuỗi hoạt náo suốt 58 ngày chủ đề "Hành trình ánh sáng - Gửi vạn niềm vui" , đưa Ocean City trở thành điểm đến du xuân sôi động, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa Á Đông.
Du khách đặt vé tham gia Lễ hội Đèn lồng tại đây