Siêu đại kiện tướng là hình mẫu vận động viên chuyên nghiệp, kết hợp giữa tài năng và khổ luyện.
Trong vòng 30 ngày từ tháng sáu đến tháng bảy, lần đầu tiên cờ vua Việt Nam xuất hiện kỳ thủ vô địch ba giải quốc tế liên tiếp. Tại giải châu Á, Summer Classic và World Open, anh lần lượt đạt hiệu quả thi đấu (rating performance - rp) 2.783, 2.765 và 2.851 - tương đương với Elo của những cao thủ hàng đầu thế giới. Không phải ai khác, Lê Quang Liêm một lần nữa đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới.
"Tôi muốn ra khỏi vùng an toàn"
Quang Liêm chia sẻ với VnExpress sau chức vô địch Summer Classic.
"Tôi muốn ra khỏi vùng an toàn"
Quang Liêm chia sẻ với VnExpress sau chức vô địch Summer Classic.
"Tôi muốn buộc bản thân phải học hỏi và tiến bộ, bằng cách thử nghiệm những khai cuộc mới. Đối với tôi, thành công phụ thuộc 99% vào nỗ lực của bản thân".
Quang Liêm trải qua năm 2018 và nửa đầu năm 2019 đáng quên, với phong độ thi đấu dưới kỳ vọng. Rp của anh trong năm 2018 chỉ là 2.674 - thấp nhất kể từ năm 2014. Từ đầu năm 2019 đến trước giải châu Á, rp của Quang Liêm cũng chỉ đạt 2.657. Không ít người nghĩ rằng kỳ thủ 28 tuổi đã đến giới hạn. Nhưng, ba chức vô địch liên tiếp giúp Quang Liêm tìm lại niềm tin nơi người hâm mộ. Những thử nghiệm đã có tác dụng.
Các kỳ thủ hàng đầu của Việt Nam
đều dùng khai cuộc 1.d4
đều dùng khai cuộc 1.d4
Từ những Đại kiện tướng thế hệ đầu như Đào Thiên Hải, Hoàng Thanh Trang, Từ Hoàng Thông hay Nguyễn Anh Dũng, đến Nguyễn Ngọc Trường Sơn hay Nguyễn Anh Khôi. Cho đến trước đợt thử nghiệm cuối năm 2018, Quang Liêm cũng chỉ dùng khai cuộc kín. Anh từng thử chuyển sang khai cuộc 1.e4 năm 2008, nhưng không thành công. Nhưng, để tiến lên trình độ cao hơn, Siêu đại kiện tướng hiểu rằng anh phải đa dạng hóa lối chơi.
Ban đầu, thử nghiệm không mang lại thành công cho Quang Liêm. Ở ba trong bốn thất bại của anh khi cầm quân trắng kể từ năm 2018, Quang Liêm chọn khai cuộc 1.e4. Đó là trận thua Abhijeet Gupta ở giải Đảo Man 2018, Paulo Bersamina ở giải châu Á 2018 và Nie Xinyang ở giải Trung Quốc 2019. Đến giải châu Á 2019, Quang Liêm thắng bốn ván cầm quân trắng với khai cuộc 1.e4. Ván hòa còn lại anh dùng khai cuộc 1.d4. Từ đó, 1.e4 lại trở thành lựa chọn chủ đạo của Quang Liêm. Trong chín ván cầm trắng gần đây, anh tám lần chọn khai cuộc 1.e4, với năm ván thắng, ba hòa.
Quang Liêm còn thử nghiệm khai cuộc khi cầm đen. Trước đây, anh thường chơi 1...c5 mỗi khi đối thủ đánh 1.e4. Nhưng trong năm 2019, Siêu đại kiện tướng đã thử 1...e5 và 1..c6 (Phòng thủ Caro-Kann) ở sáu ván. Sau 1...e5, Quang Liêm có xu hướng chọn Phòng thủ Berlin (2...Nf6 hoặc 3...Nf6). Anh thắng một, hòa bốn và thua một trong sáu ván đó. Những kết quả cho thấy quyết định ra khỏi vùng an toàn của Quang Liêm là đúng đắn.
Chức vô địch World Open là màn trình diễn tốt thứ ba của Quang Liêm trong sự nghiệp, tính theo rp. Với bảy điểm trước tám đối thủ có Elo trung bình 2.515, Quang Liêm đạt rp 2.851. Thành tích chỉ kém Millionaire Mở rộng 2015 (2.876) và Aeroflot 2010 (2.871). Trong sự nghiệp, kỳ thủ người TP HCM còn có thêm ba giải đạt rp từ 2.800 trở lên, đó là giải Tưởng niệm Capablanca 2011 (2.827), Aeroflot 2011 (2.809) và Đam Châu 2017 (2.800). Một nửa trong sáu giải kể trên đến ở giai đoạn 2010-2011 - thời điểm Quang Liêm lần đầu vươn lên hàng ngũ Siêu đại kiện tướng ở tuổi đôi mươi.
Ban đầu, thử nghiệm không mang lại thành công cho Quang Liêm. Ở ba trong bốn thất bại của anh khi cầm quân trắng kể từ năm 2018, Quang Liêm chọn khai cuộc 1.e4. Đó là trận thua Abhijeet Gupta ở giải Đảo Man 2018, Paulo Bersamina ở giải châu Á 2018 và Nie Xinyang ở giải Trung Quốc 2019. Đến giải châu Á 2019, Quang Liêm thắng bốn ván cầm quân trắng với khai cuộc 1.e4. Ván hòa còn lại anh dùng khai cuộc 1.d4. Từ đó, 1.e4 lại trở thành lựa chọn chủ đạo của Quang Liêm. Trong chín ván cầm trắng gần đây, anh tám lần chọn khai cuộc 1.e4, với năm ván thắng, ba hòa.
Quang Liêm còn thử nghiệm khai cuộc khi cầm đen. Trước đây, anh thường chơi 1...c5 mỗi khi đối thủ đánh 1.e4. Nhưng trong năm 2019, Siêu đại kiện tướng đã thử 1...e5 và 1..c6 (Phòng thủ Caro-Kann) ở sáu ván. Sau 1...e5, Quang Liêm có xu hướng chọn Phòng thủ Berlin (2...Nf6 hoặc 3...Nf6). Anh thắng một, hòa bốn và thua một trong sáu ván đó. Những kết quả cho thấy quyết định ra khỏi vùng an toàn của Quang Liêm là đúng đắn.
Chức vô địch World Open là màn trình diễn tốt thứ ba của Quang Liêm trong sự nghiệp, tính theo rp. Với bảy điểm trước tám đối thủ có Elo trung bình 2.515, Quang Liêm đạt rp 2.851. Thành tích chỉ kém Millionaire Mở rộng 2015 (2.876) và Aeroflot 2010 (2.871). Trong sự nghiệp, kỳ thủ người TP HCM còn có thêm ba giải đạt rp từ 2.800 trở lên, đó là giải Tưởng niệm Capablanca 2011 (2.827), Aeroflot 2011 (2.809) và Đam Châu 2017 (2.800). Một nửa trong sáu giải kể trên đến ở giai đoạn 2010-2011 - thời điểm Quang Liêm lần đầu vươn lên hàng ngũ Siêu đại kiện tướng ở tuổi đôi mươi.
Giải cờ mở rộng mạnh nhất khi đó. Anh hạ đương kim vô địch Ian Nepomniachtchi ở ván cuối để độc chiếm ngôi đầu với bảy điểm qua chín ván. Thành tích giúp Quang Liêm bỏ túi 26.400 USD. Chức vô địch của anh không phải là địa chấn. Bởi ít ngày trước đó, Quang Liêm cũng đồng hạng nhất Moscow Mở rộng với rp 2.792.
Chức vô địch Aeroflot đồng nghĩa với tấm vé mời dự siêu giải Dortmund 2010. Lần đầu tiên Quang Liêm được tranh tài trong giải mời tầm cỡ thế giới. Anh so tài với cựu Vua cờ Vladimir Kramnik, cựu vô địch FIDE Ruslan Ponomariov, cùng Shakhriyar Mamedyarov, Peter Leko và Arkadij Naiditsch. Dù có Elo thấp nhất trong sáu kỳ thủ, Quang Liêm vẫn đứng thứ hai 5,5 điểm qua 10 ván. Anh thắng Leko, Ponomariov, thua Mamedyarov và hòa bảy ván còn lại. Rp của Quang Liêm đạt 2.777.
Thành công ở Moscow và Dortmund giúp Quang Liêm trở thành đề tài bàn luận của giới cờ. Evgeny Bareev - cựu số bốn thế giới - ví Quang Liêm là Magnus Carlsen của Việt Nam, trong chia sẻ với Chess Pro. Cựu vô địch FIDE - Alexander Khalifman - cũng ngả mũ thán phục khả năng tính toán của kỳ thủ người TP HCM. "Tôi từng làm việc cùng Lê Quang Liêm đầu năm 2010. Thành thực mà nói, có những lúc cậu ấy khiến tôi không tin vào mắt mình. Quang Liêm rất có tiềm năng. Cậu ấy có thể không giỏi như Carlsen, nhưng cũng là tài năng bẩm sinh. Quang Liêm còn luôn cố gắng cật lực để tiến bộ", ông nói với Crest Book.
Một năm sau, Quang Liêm trở lại Moscow và bảo vệ thành công chức vô địch Aeroflot. Anh giữ đỉnh bảng từ đầu đến cuối giải, trong đó có chiến thắng trước nhà vô địch Cup thế giới 2007 - Gata Kamsky. Dù thua Ivan Cheparinov ở ván áp chót, Quang Liêm vẫn đứng đầu với 6,5 điểm qua chín ván. Tại siêu giải Dortmund 2011, anh bảo vệ vị trí á quân với 5,5 điểm qua 10 ván, chỉ sau Kramnik. Quang Liêm bất bại, đứng trên Ponomariov, Anish Giri, Hikaru Nakamura và George Meier.
Trang cờ nổi tiếng của Nga - Chess in Translation - tôn vinh Quang Liêm như một biểu tượng đến từ châu Á của trường phái cờ vua Xô Viết. Còn nhà vô địch châu Âu 2009 - Evgeny Tomashevsky - nhận xét: "Quang Liêm giống như một chiếc máy giải mã (enigma). Tôi không hiểu sao cậu ấy đạt được những thành tựu đáng nể như vậy. Nhưng chắc chắn Quang Liêm là tài năng đặc biệt trong khả năng tính toán nước đi. Ngoài ra, cậu ấy tập luyện chăm chỉ và giữ tập trung tốt cho ván đấu". Quang Liêm trở thành tài năng 9x được kỳ vọng trở thành thế hệ thống trị mới của làng cờ, bên cạnh Carlsen, Fabiano Caruana, Giri, Sergey Karjakin, Maxime Vachier-Lagrave, Ian Nepomniachtchi hay Wesley So.
Chức vô địch Aeroflot đồng nghĩa với tấm vé mời dự siêu giải Dortmund 2010. Lần đầu tiên Quang Liêm được tranh tài trong giải mời tầm cỡ thế giới. Anh so tài với cựu Vua cờ Vladimir Kramnik, cựu vô địch FIDE Ruslan Ponomariov, cùng Shakhriyar Mamedyarov, Peter Leko và Arkadij Naiditsch. Dù có Elo thấp nhất trong sáu kỳ thủ, Quang Liêm vẫn đứng thứ hai 5,5 điểm qua 10 ván. Anh thắng Leko, Ponomariov, thua Mamedyarov và hòa bảy ván còn lại. Rp của Quang Liêm đạt 2.777.
Thành công ở Moscow và Dortmund giúp Quang Liêm trở thành đề tài bàn luận của giới cờ. Evgeny Bareev - cựu số bốn thế giới - ví Quang Liêm là Magnus Carlsen của Việt Nam, trong chia sẻ với Chess Pro. Cựu vô địch FIDE - Alexander Khalifman - cũng ngả mũ thán phục khả năng tính toán của kỳ thủ người TP HCM. "Tôi từng làm việc cùng Lê Quang Liêm đầu năm 2010. Thành thực mà nói, có những lúc cậu ấy khiến tôi không tin vào mắt mình. Quang Liêm rất có tiềm năng. Cậu ấy có thể không giỏi như Carlsen, nhưng cũng là tài năng bẩm sinh. Quang Liêm còn luôn cố gắng cật lực để tiến bộ", ông nói với Crest Book.
Một năm sau, Quang Liêm trở lại Moscow và bảo vệ thành công chức vô địch Aeroflot. Anh giữ đỉnh bảng từ đầu đến cuối giải, trong đó có chiến thắng trước nhà vô địch Cup thế giới 2007 - Gata Kamsky. Dù thua Ivan Cheparinov ở ván áp chót, Quang Liêm vẫn đứng đầu với 6,5 điểm qua chín ván. Tại siêu giải Dortmund 2011, anh bảo vệ vị trí á quân với 5,5 điểm qua 10 ván, chỉ sau Kramnik. Quang Liêm bất bại, đứng trên Ponomariov, Anish Giri, Hikaru Nakamura và George Meier.
Trang cờ nổi tiếng của Nga - Chess in Translation - tôn vinh Quang Liêm như một biểu tượng đến từ châu Á của trường phái cờ vua Xô Viết. Còn nhà vô địch châu Âu 2009 - Evgeny Tomashevsky - nhận xét: "Quang Liêm giống như một chiếc máy giải mã (enigma). Tôi không hiểu sao cậu ấy đạt được những thành tựu đáng nể như vậy. Nhưng chắc chắn Quang Liêm là tài năng đặc biệt trong khả năng tính toán nước đi. Ngoài ra, cậu ấy tập luyện chăm chỉ và giữ tập trung tốt cho ván đấu". Quang Liêm trở thành tài năng 9x được kỳ vọng trở thành thế hệ thống trị mới của làng cờ, bên cạnh Carlsen, Fabiano Caruana, Giri, Sergey Karjakin, Maxime Vachier-Lagrave, Ian Nepomniachtchi hay Wesley So.
Từng có thời kỳ Quang Liêm và So là chủ đề so sánh của giới mộ điệu Việt Nam và Philippines
Cả hai so kè vị trí số một Đông Nam Á trong thời gian dài. Xét về đối đầu, Quang Liêm thắng một, hòa 10 trong 11 ván cờ tiêu chuẩn gặp So. Nhưng, khi So thăng tiến ổn định, phong độ của Quang Liêm thất thường.
Sức cờ của So tăng vọt kể từ khi nhập tịch Mỹ năm 2014. Anh vào nhóm cao thủ tháng 2/2015 với Elo 2.788. Một năm sau, anh vươn lên số hai thế giới, rồi vào nhóm 2.800 lần đầu tháng 1/2017. Trong khi đó, Quang Liêm chưa từng vào top 20 thế giới. Tại Cup Thế giới 2015, Quang Liêm gặp So ở vòng ba. Kỳ thủ người TP HCM hòa cả hai ván cờ tiêu chuẩn nhưng thua ở loạt tie-break cờ nhanh.
Quang Liêm và So còn có điểm chung, khi họ đều nhận được học bổng từ đại học Webster (Mỹ). Quang Liêm đồng ý theo học, còn So từ chối. Để vươn tới đẳng cấp thế giới, kỳ thủ gốc Philippines đánh đổi nhiều thứ, trong đó có sự nghiệp học vấn. Anh có cơ sở để mạo hiểm, khi không ít kỳ thủ đồng trang lứa cũng có quyết định tương tự. Giri không học đại học, Carlsen dừng đến lớp từ năm 13 tuổi, còn Caruana thậm chí bỏ ngang thời tiểu học.
Sau bốn năm học ở Webster, Quang Liêm không cải thiện được nhiều kỳ lực. Đổi lại, anh tốt nghiệp đại học Webster với hai bằng cử nhân: Khoa học tài chính và Nghệ thuật quản trị. Kỳ thủ 28 tuổi vẫn tranh thủ thời gian rảnh để học chứng chỉ tài chính CFA. Không như So, Quang Liêm khẳng định với VnExpress rằng anh chưa bao giờ nghĩ đến việc ngừng thi đấu cho Việt Nam.
Sức cờ của So tăng vọt kể từ khi nhập tịch Mỹ năm 2014. Anh vào nhóm cao thủ tháng 2/2015 với Elo 2.788. Một năm sau, anh vươn lên số hai thế giới, rồi vào nhóm 2.800 lần đầu tháng 1/2017. Trong khi đó, Quang Liêm chưa từng vào top 20 thế giới. Tại Cup Thế giới 2015, Quang Liêm gặp So ở vòng ba. Kỳ thủ người TP HCM hòa cả hai ván cờ tiêu chuẩn nhưng thua ở loạt tie-break cờ nhanh.
Quang Liêm và So còn có điểm chung, khi họ đều nhận được học bổng từ đại học Webster (Mỹ). Quang Liêm đồng ý theo học, còn So từ chối. Để vươn tới đẳng cấp thế giới, kỳ thủ gốc Philippines đánh đổi nhiều thứ, trong đó có sự nghiệp học vấn. Anh có cơ sở để mạo hiểm, khi không ít kỳ thủ đồng trang lứa cũng có quyết định tương tự. Giri không học đại học, Carlsen dừng đến lớp từ năm 13 tuổi, còn Caruana thậm chí bỏ ngang thời tiểu học.
Sau bốn năm học ở Webster, Quang Liêm không cải thiện được nhiều kỳ lực. Đổi lại, anh tốt nghiệp đại học Webster với hai bằng cử nhân: Khoa học tài chính và Nghệ thuật quản trị. Kỳ thủ 28 tuổi vẫn tranh thủ thời gian rảnh để học chứng chỉ tài chính CFA. Không như So, Quang Liêm khẳng định với VnExpress rằng anh chưa bao giờ nghĩ đến việc ngừng thi đấu cho Việt Nam.
Không như các kỳ thủ chuyên nghiệp, sự nghiệp học vấn có ý nghĩa quan trọng với Quang Liêm
Năm 2005, anh được đôn lên tập trung đội tuyển sau chức vô địch U14 thế giới. Để hướng tới thành tích cao tại SEA Games và các giải châu lục, thế giới, đội cờ Việt Nam khi đó tập huấn ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia 2. Nếu tập trung đội tuyển, Quang Liêm sẽ phải bỏ dở học chính quy. Kỳ thủ đứng trước ngã ba đường, và cuối cùng chọn đến trường lớp. Tài năng của Quang Liêm không bị uổng phí, khi Liên đoàn cờ Việt Nam thuê thầy ngoại đến tận nhà làm việc cùng anh trong vài tháng. Năm 2005, Việt Nam đoạt cả tám HC vàng SEA Games ở Philippines. Trong đó, Quang Liêm giành hai HC vàng đồng đội nam cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh.
Một năm sau, Quang Liêm lần đầu dự Olympiad cờ vua - giải đấu quy mô lớn nhất làng cờ - ở Turin (Italy). Anh đạt 9,5 điểm qua 13 ván, trong đó có bốn ván thắng Đại kiện tướng. Rp của Quang Liêm đạt 2.602, và anh được đặc cách giành hai chuẩn Đại kiện tướng. Cộng với một chuẩn đã giành được trước đó ở giải khu vực 3.3, Quang Liêm được phong Đại kiện tướng (GM), chỉ vài tháng sau khi trở thành Kiện tướng quốc tế (IM).
Để cải thiện kỳ lực, trong hè 2005 và 2006, Quang Liêm tranh thủ sang Hungary thi đấu một số giải kiếm chuẩn GM và IM. Trong hai năm, Elo của anh tăng từ 2.336 lên 2.500. Cho đến khi được phong GM, Quang Liêm kiếm được năm chuẩn, thừa hai chuẩn so với quy định.
Thời gian đấu Olympiad 2006 trùng kỳ thi vào lớp 10 của Quang Liêm. Trước khi lên đường sang Italy, anh được trường THPT Phú Nhuận nhận vào học. Sự việc được Sở Thể dục thể thao và Sở Giáo dục đào tạo TP HCM xác nhận. Nhưng, khi Sở Giáo dục làm công văn gửi Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục đào tạo), trường hợp miễn thi của Quang Liêm không được xét duyệt. Khi đó, bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo - ông Nguyễn Minh Hiển - cũng làm Chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam. "Vụ việc khiến truyền thông xôn xao và ngày trong kỳ họp Quốc hội khi đó, thủ tướng Phan Văn Khải viết thư tay đến bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển", ông Lê Quang Quýnh - bố của Quang Liêm chia sẻ với VnExpress. Sau đó, Bộ Giáo dục đào tạo ra văn bản xác nhận Quang Liêm được miễn thi vào lớp 10 vì đang làm nghĩa vụ quốc gia.
Gia đình giấu tiến trình vụ việc, để Quang Liêm tập trung thi đấu. Gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của anh. Sau khi trở thành Đại kiện tướng, Quang Liêm cần tham dự những giải mở uy tín hơn như Moscow Mở rộng và Aeroflot. Thời gian đầu, kỳ thủ trẻ chỉ tham gia với mục đích cọ xát lấy kinh nghiệm, thay vì giành tiền thưởng lớn. Ngoài nửa tiền vé máy bay do Liên đoàn hỗ trợ, gia đình phải lo mọi kinh phí cho Quang Liêm. Bố mẹ của Quang Liêm thỉnh thoảng vẫn tự túc kinh phí đi theo động viên anh thi đấu ở những giải quốc tế.
Một năm sau, Quang Liêm lần đầu dự Olympiad cờ vua - giải đấu quy mô lớn nhất làng cờ - ở Turin (Italy). Anh đạt 9,5 điểm qua 13 ván, trong đó có bốn ván thắng Đại kiện tướng. Rp của Quang Liêm đạt 2.602, và anh được đặc cách giành hai chuẩn Đại kiện tướng. Cộng với một chuẩn đã giành được trước đó ở giải khu vực 3.3, Quang Liêm được phong Đại kiện tướng (GM), chỉ vài tháng sau khi trở thành Kiện tướng quốc tế (IM).
Để cải thiện kỳ lực, trong hè 2005 và 2006, Quang Liêm tranh thủ sang Hungary thi đấu một số giải kiếm chuẩn GM và IM. Trong hai năm, Elo của anh tăng từ 2.336 lên 2.500. Cho đến khi được phong GM, Quang Liêm kiếm được năm chuẩn, thừa hai chuẩn so với quy định.
Thời gian đấu Olympiad 2006 trùng kỳ thi vào lớp 10 của Quang Liêm. Trước khi lên đường sang Italy, anh được trường THPT Phú Nhuận nhận vào học. Sự việc được Sở Thể dục thể thao và Sở Giáo dục đào tạo TP HCM xác nhận. Nhưng, khi Sở Giáo dục làm công văn gửi Cục Khảo thí (Bộ Giáo dục đào tạo), trường hợp miễn thi của Quang Liêm không được xét duyệt. Khi đó, bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo - ông Nguyễn Minh Hiển - cũng làm Chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam. "Vụ việc khiến truyền thông xôn xao và ngày trong kỳ họp Quốc hội khi đó, thủ tướng Phan Văn Khải viết thư tay đến bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển", ông Lê Quang Quýnh - bố của Quang Liêm chia sẻ với VnExpress. Sau đó, Bộ Giáo dục đào tạo ra văn bản xác nhận Quang Liêm được miễn thi vào lớp 10 vì đang làm nghĩa vụ quốc gia.
Gia đình giấu tiến trình vụ việc, để Quang Liêm tập trung thi đấu. Gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của anh. Sau khi trở thành Đại kiện tướng, Quang Liêm cần tham dự những giải mở uy tín hơn như Moscow Mở rộng và Aeroflot. Thời gian đầu, kỳ thủ trẻ chỉ tham gia với mục đích cọ xát lấy kinh nghiệm, thay vì giành tiền thưởng lớn. Ngoài nửa tiền vé máy bay do Liên đoàn hỗ trợ, gia đình phải lo mọi kinh phí cho Quang Liêm. Bố mẹ của Quang Liêm thỉnh thoảng vẫn tự túc kinh phí đi theo động viên anh thi đấu ở những giải quốc tế.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói:
"Cờ vua là môn thể thao hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trên bản đồ thế giới".
"Cờ vua là môn thể thao hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trên bản đồ thế giới".
Công lớn thuộc về Quang Liêm, nhưng không thể bỏ qua những thành tích từ những đồng đội của anh. Nguyễn Ngọc Trường Sơn cho đến nay vẫn là kỳ thủ duy nhất của Việt Nam đoạt HC vàng cá nhân tại Olympiad. Anh thậm chí còn làm được điều này hai lần (2014 và 2018). Kết quả góp phần giúp đội cờ vua Việt Nam đứng thứ bảy bảng nam - thành tích cao bậc nhất lịch sử.
Cũng như Quang Liêm, Nguyễn Anh Khôi cũng đang liên tiếp gặt hái thành công. Anh đã đạt ba chuẩn GM trong năm 2019, để đảm bảo được phong danh hiệu Đại kiện tướng tháng chín tới. Ở chức vô địch U20 Châu Á vừa qua, kỳ thủ 17 tuổi đạt rp lên tới 2.671. Nhiều kỳ thủ khác như Trần Tuấn Minh hay Nguyễn Đức Hòa cũng đang âm thầm chinh phục những giải mở châu lục, với mục tiêu vươn tầm thế giới.
Quang Liêm đã mạo hiểm bước ra vùng an toàn, bước đầu thành công. Đó sẽ là nguồn cảm hứng cho các kỳ thủ trẻ sẵn sàng theo đuổi cờ vua đỉnh cao. Ở đâu cũng vậy, thành công đến từ 99% nỗ lực.
Quang Liêm, Trường Sơn, Anh Khôi hay Tuấn Minh đều được trui rèn qua giải cờ vua quốc tế HDBank, diễn ra thường niên. Được tổ chức từ năm 2011, giải nhanh chóng vào top đầu châu lục cả về quy mô kỳ thủ và công tác tổ chức. Mỗi năm, có hàng trăm kỳ thủ và hàng chục Đại kiện tướng quốc tế thi đấu tại giải. Hiếm có giải nào hai năm liền được hai chủ tịch FIDE (Kirsan Ilyumzhinov và Arkady Dvorkovich) tới thăm như HDBank. Nhờ vào khả năng tổ chức của HDBank trong chín mùa giải qua, ông Dvorkovich đang lên kế hoạch đưa Olympiad cờ vua lần đầu đến Việt Nam. Nếu như Quang Liêm đã ba lần vô địch (2013, 2015, 2017) còn Trường Sơn lên ngôi năm 2014, người hâm mộ kỳ vọng những kỳ thủ trẻ như Anh Khôi hay Tuấn Minh sánh bước đàn anh. Họ sẽ là nòng cốt của cờ vua đỉnh cao Việt Nam trong tương lai.
Cũng như Quang Liêm, Nguyễn Anh Khôi cũng đang liên tiếp gặt hái thành công. Anh đã đạt ba chuẩn GM trong năm 2019, để đảm bảo được phong danh hiệu Đại kiện tướng tháng chín tới. Ở chức vô địch U20 Châu Á vừa qua, kỳ thủ 17 tuổi đạt rp lên tới 2.671. Nhiều kỳ thủ khác như Trần Tuấn Minh hay Nguyễn Đức Hòa cũng đang âm thầm chinh phục những giải mở châu lục, với mục tiêu vươn tầm thế giới.
Quang Liêm đã mạo hiểm bước ra vùng an toàn, bước đầu thành công. Đó sẽ là nguồn cảm hứng cho các kỳ thủ trẻ sẵn sàng theo đuổi cờ vua đỉnh cao. Ở đâu cũng vậy, thành công đến từ 99% nỗ lực.
Quang Liêm, Trường Sơn, Anh Khôi hay Tuấn Minh đều được trui rèn qua giải cờ vua quốc tế HDBank, diễn ra thường niên. Được tổ chức từ năm 2011, giải nhanh chóng vào top đầu châu lục cả về quy mô kỳ thủ và công tác tổ chức. Mỗi năm, có hàng trăm kỳ thủ và hàng chục Đại kiện tướng quốc tế thi đấu tại giải. Hiếm có giải nào hai năm liền được hai chủ tịch FIDE (Kirsan Ilyumzhinov và Arkady Dvorkovich) tới thăm như HDBank. Nhờ vào khả năng tổ chức của HDBank trong chín mùa giải qua, ông Dvorkovich đang lên kế hoạch đưa Olympiad cờ vua lần đầu đến Việt Nam. Nếu như Quang Liêm đã ba lần vô địch (2013, 2015, 2017) còn Trường Sơn lên ngôi năm 2014, người hâm mộ kỳ vọng những kỳ thủ trẻ như Anh Khôi hay Tuấn Minh sánh bước đàn anh. Họ sẽ là nòng cốt của cờ vua đỉnh cao Việt Nam trong tương lai.
“Cờ vua phong trào ở Việt Nam đang phát triển rất tốt. Tôi muốn khuyên các kỳ thủ trẻ hãy tiếp tục chơi cờ bằng sự đam mê vốn có, đầu tư thời gian nghiên cứu và thi đấu nghiêm túc. Chắc chắn rằng các kỳ thủ trẻ sẽ đạt được thành công trong nghiệp cờ.”
- Quang Liêm chia sẻ -
DOB: 13/3/1991
Nơi sinh: TP HCM
Danh hiệu Đại kiện tướng: 2006
Elo kỷ lục: 2739 (tháng 8/2017)
Hiệu quả thi đấu (rp) của Lê Quang Liêm 10 năm qua
Các danh hiệu nổi bật của Lê Quang Liêm
Những màn trình diễn với rp 2800 trở lên của Lê Quang Liêm
Millionaire 2015
(rp 2876)
(rp 2876)
Aeroflot 2010
(rp 2871)
(rp 2871)
World Open 2019
(rp 2851)
(rp 2851)
Capablanca Memorial 2011
(rp 2827)
(rp 2827)
Aeroflot 2011
(rp 2809)
(rp 2809)
Đam Châu 2017
(rp 2800)
(rp 2800)
Nội dung: Xuân Bình
Thiết kế: Hằng Trịnh
Kỹ thuật: Quốc Toàn