Cây vĩ cầm là một món đồ vô cùng quý giá đối với nhân vật người cha trong phim (do NSƯT Quốc Tuấn thủ vai). Ông từng rượt theo tên cướp để đòi lại cây vĩ cầm bất chấp nguy hiểm tính mạng. Mỗi người đều có một đam mê, hoài bão, người cha này cũng từng nuôi dưỡng ước mơ thành công trên con đường âm nhạc. Cây vĩ cầm giống như người bạn của ông, quý giá hơn tính mạng ông.
Thế nhưng khi cô con gái ốm, phải nằm viện, để có tiền trang trải phẫu thuật cho con, ông đành bán đi cây vĩ cầm mà mình vô cùng yêu quý. Khoảnh khắc bán cây đàn chính là lúc người cha chấp nhận bỏ lại phía sau mọi thứ quý giá nhất của mình để hướng đến một điều quý giá hơn cả chính bản thân mình - đó là đứa con. Người cha sẵn sàng hy sinh ước mơ của mình để chọn một ngày mai tươi sáng hơn cho con.
Dù đây chỉ là thước phim ngắn nhưng người xem dễ dàng bắt gặp câu chuyện phim cũng như những khoảnh khắc phim trong đời thật. Tham gia vai diễn người cha, NSƯT Quốc Tuấn có sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật bởi chính ông cũng từng trải qua những năm tháng đầy thử thách cùng con trai Bôm thực hiện hơn 10 cuộc phẫu thuật. Cậu bé vốn mắc hội chứng xương cứng sớm cục bộ (Apert), khiến đường thở hẹp ngay từ khi mới chào đời. Nghệ sĩ Quốc Tuấn nhớ lại, lúc đó sau mỗi lần phẫu thuật, ông ngay lập tức đã nghĩ đợt phẫu thuật tới sẽ làm gì. Hai đợt cách nhau ít nhất 1-2 năm, ông không biết rõ thời gian sẽ dừng lại bao lâu, nhưng cũng không bao giờ nghĩ sẽ từ bỏ vì như thế sẽ tuyệt vọng hơn. Để theo con đi chữa bệnh, nghệ sĩ phải nghỉ làm. Lúc đó, ông không xác định được là sẽ nghỉ tạm hay nghỉ hẳn, chỉ biết cứ hy vọng.
Còn đạo diễn của bộ phim, anh Chung Chí Công lại có ấn tượng mạnh với khoảnh khắc cô con gái trong phim khi ở tuổi trưởng thành về nhà thấy bố đang ngủ gật trên ghế. Anh cho biết cảnh phim này cũng là một trải nghiệm rất cá nhân của bản thân với bố. Một lần về nhà cách đây vài năm, anh thấy bố đang ngồi trên ghế dựa và ngủ quên dưới ánh nắng xế chiều trong lúc tivi đang mở rất lớn. Anh đứng bên cạnh, rồi tắt tivi, nhưng bố vẫn không tỉnh giấc. Anh chợt nhận ra tuổi tác khiến hệ thần kinh của bố phản ứng chậm hơn với thế giới xung quanh. Ngắm nhìn bố, anh thấy gương mặt ông có những nếp nhăn, tóc rụng, thấy đồi mồi trên má, mắt. "Khoảnh khắc mà tất cả chúng ta nhận ra ba mẹ chúng ta đã già và không còn nhiều thời gian với chúng ta nữa là một khoảnh khắc mà tất cả những đứa con đều sẽ trải nghiệm trong đời. Tôi tin rằng không chỉ riêng mình mà những ai còn cha còn mẹ đều có lúc nhận ra điều đó và trân quý hơn những giây phút hiện tại", nam đạo diễn chia sẻ.
Câu chuyện xúc động và những khoảnh khắc gần gũi với mỗi khán giả như thế khiến phim ngắn 6 phút 6 giây của Generali nhanh chóng hút người xem. Xuất hiện tại một số kênh trên mạng xã hội từ ngày 2/12, đến nay phim đã thu hút hàng triệu lượt xem. Rất nhiều khán giả cảm ơn Generali Việt Nam - nhà sản xuất của bộ phim vì những tình cảm gia đình mà họ cảm nhận được sau khi xem. Khán giả Hi Minh Anh chia sẻ: "Từ nhỏ ba mình mất sớm, xem clip này cảm thấy nhớ ba lắm và phần nào tự cảm thấy phải yêu mẹ nhiều hơn... Thông điệp rất ý nghĩa, cám ơn Generali".
Phim ngắn này là một phần trong dự án "Để ngày mai luôn tới" mà thương hiệu bảo hiểm nhân thọ đến từ Italy - Generali đang triển khai trên các kênh truyền thông. Tất cả các sản phẩm của Generali từ sản phẩm bảo hiểm đến những sàn phẩm truyền thông đều luôn đề cao ững giá trị nhân văn và tình cảm gia đình. Tình yêu thương gia đình sẽ là bệ phóng để mọi người viết nên những ngày mai tươi sáng và được sống một cuộc sống như ý.
Phim ngắn "Để ngày mai luôn tới" của Generali truyền tải thông điệp: "Luôn hy vọng vào điều tươi sáng, luôn sẵn sàng trước mọi gian nan". Có thể ngày mai rất nhiều thứ không lường trước được, rất nhiều điều sẽ không giống như dự định ban đầu, nhưng nếu chúng ta có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một niềm tin tích cực thì dù chuyện gì đi chăng nữa, trời vẫn vàng, nắng vẫn xanh và ngày mai vẫn tới.
Kim Anh