Dịp nghỉ lễ tới, du khách đến Cần Thơ có thêm một địa điểm tham quan mới là Đền thờ Vua Hùng. Công trình có quy mô 4 ha, tại Trung tâm văn hóa thể thao quận Bình Thủy đã hoàn tất, khánh thành tối 6/4 vừa qua.
Đền Hùng có tổng vốn đầu tư gần 130 tỷ đồng, gồm các hạng mục: đền thờ chính, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nghi môn, nhà bia, sân đường, cây xanh, hồ điều hòa.
Trong đó, đền thờ chính cao 19,5 m, rộng gần 1.300 m2, có hình khối tròn xây trên nền vuông, tượng trưng cho trời và đất. Thiết kế gợi nhớ hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ, bao bọc bởi 18 cánh cung có điêu khắc hoa văn, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Khối đền chính nằm giữa hồ điều hòa hình tròn, đường kính 90 m, rộng hơn 6.500 m2. Hồ nước thể hiện nét đặc trưng sông nước miền Tây.
Dịp nghỉ lễ tới, du khách đến Cần Thơ có thêm một địa điểm tham quan mới là Đền thờ Vua Hùng. Công trình có quy mô 4 ha, tại Trung tâm văn hóa thể thao quận Bình Thủy đã hoàn tất, khánh thành tối 6/4 vừa qua.
Đền Hùng có tổng vốn đầu tư gần 130 tỷ đồng, gồm các hạng mục: đền thờ chính, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nghi môn, nhà bia, sân đường, cây xanh, hồ điều hòa.
Trong đó, đền thờ chính cao 19,5 m, rộng gần 1.300 m2, có hình khối tròn xây trên nền vuông, tượng trưng cho trời và đất. Thiết kế gợi nhớ hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ, bao bọc bởi 18 cánh cung có điêu khắc hoa văn, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Khối đền chính nằm giữa hồ điều hòa hình tròn, đường kính 90 m, rộng hơn 6.500 m2. Hồ nước thể hiện nét đặc trưng sông nước miền Tây.
Chợ cổ Cần Thơ, điểm tham quan, mua sắm nổi tiếng Tây Đô. Công trình được được xây dựng vào năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây ở TP HCM.
Đến năm 2005, chợ được trùng tu với diện tích hơn 1.700 m2, giữ lại phần lớn kiến trúc cổ, hình chữ nhật, mặt trước cặp đường Hai Bà Trưng, mặt sau hướng ra sông Cần Thơ. Không gian bên trong được phân thành các lô nhỏ buôn bán, kinh doanh các sản phẩm phục vụ du khách.
Chợ cổ Cần Thơ, điểm tham quan, mua sắm nổi tiếng Tây Đô. Công trình được được xây dựng vào năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây ở TP HCM.
Đến năm 2005, chợ được trùng tu với diện tích hơn 1.700 m2, giữ lại phần lớn kiến trúc cổ, hình chữ nhật, mặt trước cặp đường Hai Bà Trưng, mặt sau hướng ra sông Cần Thơ. Không gian bên trong được phân thành các lô nhỏ buôn bán, kinh doanh các sản phẩm phục vụ du khách.
Nhà cổ Bình Thủy được mệnh danh là nhà cổ đẹp nhất miền Tây, xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Đầu thế kỷ 20, nhà được tôn tạo lại có diện mạo như hiện thời. Công trình là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây, mang hơi hướng kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp.
Nhà cổ Bình Thủy được mệnh danh là nhà cổ đẹp nhất miền Tây, xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Đầu thế kỷ 20, nhà được tôn tạo lại có diện mạo như hiện thời. Công trình là sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây, mang hơi hướng kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp.
Chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp trở lại với lượng du khách, thương hồ rất đông khi Cần Thơ mở cửa du lịch, sau khi Covid-19 được kiểm soát. Hiện mỗi ngày có khoảng 200 tàu du lịch đưa du khách đến tham quan chợ nổi lớn nhất miền Tây này. Chợ có khoảng 300 ghe tàu chở hàng hoá nông sản từ các nơi đến buôn bán trao đổi cùng hàng chục ghe, bè buôn bán thức ăn, nước uống phục vụ người dân và du khách. Chợ được hình thành khoảng 120 năm trước. Và đây là điểm tham quan, trải nghiệm mà hầu hết các du khách đến Cần Thơ đều không thể bỏ qua. Ảnh: Hoài Thương
Chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp trở lại với lượng du khách, thương hồ rất đông khi Cần Thơ mở cửa du lịch, sau khi Covid-19 được kiểm soát. Hiện mỗi ngày có khoảng 200 tàu du lịch đưa du khách đến tham quan chợ nổi lớn nhất miền Tây này. Chợ có khoảng 300 ghe tàu chở hàng hoá nông sản từ các nơi đến buôn bán trao đổi cùng hàng chục ghe, bè buôn bán thức ăn, nước uống phục vụ người dân và du khách. Chợ được hình thành khoảng 120 năm trước. Và đây là điểm tham quan, trải nghiệm mà hầu hết các du khách đến Cần Thơ đều không thể bỏ qua. Ảnh: Hoài Thương
Trải nghiệm ẩm thực cũng là hoạt động hấp dẫn du khách đến với Tây Đô. Du khách sẽ được làm bánh dân gian cùng nghệ nhân Phan Kim Ngân (Bảy Muôn), trên Cồn Sơn giữa sông Hậu. Bà là nghệ nhân làm bánh dân gian nam Bộ, có khả năng chế biến khoảng 100 loại bánh đặc sản của miền Tây.
Cồn Sơn rộng hơn 74 ha, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ. Cồn có 79 hộ dân sinh sống thì 50% nằm trong chuỗi liên kết du lịch cộng đồng.
Trải nghiệm ẩm thực cũng là hoạt động hấp dẫn du khách đến với Tây Đô. Du khách sẽ được làm bánh dân gian cùng nghệ nhân Phan Kim Ngân (Bảy Muôn), trên Cồn Sơn giữa sông Hậu. Bà là nghệ nhân làm bánh dân gian nam Bộ, có khả năng chế biến khoảng 100 loại bánh đặc sản của miền Tây.
Cồn Sơn rộng hơn 74 ha, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ. Cồn có 79 hộ dân sinh sống thì 50% nằm trong chuỗi liên kết du lịch cộng đồng.
Du khách thưởng thức món ăn tại Khu du lịch Lung Cột Cầu diện tịch hơn 7 ha xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền. Địa danh Lung Cột Cầu cũng được xác định là di chỉ văn hóa Vương quốc Phù Nam cổ. Đến khu du lịch sinh thái này ngoài tham quan, thưởng thức các món ăn từ cây trái miệt vườn và các món ăn đặc sản của miền Tây Nam bộ, du khách còn có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Óc Eo xưa.
Du khách thưởng thức món ăn tại Khu du lịch Lung Cột Cầu diện tịch hơn 7 ha xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền. Địa danh Lung Cột Cầu cũng được xác định là di chỉ văn hóa Vương quốc Phù Nam cổ. Đến khu du lịch sinh thái này ngoài tham quan, thưởng thức các món ăn từ cây trái miệt vườn và các món ăn đặc sản của miền Tây Nam bộ, du khách còn có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Óc Eo xưa.
Khách vui chơi tại khu du lịch căn nhà màu tím, ở quận Cái Răng. Toàn bộ căn nhà và khuôn viên vườn 5.000m2 được thiết kế toàn màu tím thơ mộng, cùng nhiều tiểu cảnh ấn tượng thu hút đông khách đến tham quan đặc biệt là các bạn trẻ thời gian qua.
Khách vui chơi tại khu du lịch căn nhà màu tím, ở quận Cái Răng. Toàn bộ căn nhà và khuôn viên vườn 5.000m2 được thiết kế toàn màu tím thơ mộng, cùng nhiều tiểu cảnh ấn tượng thu hút đông khách đến tham quan đặc biệt là các bạn trẻ thời gian qua.
Cửu Long
Hội thảo "Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội để bứt phá" diễn ra tại Cần Thơ lúc 14h ngày 26/4 và trên nền tảng Zoom sẽ khai phá thế mạnh du lịch của các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy kết nối mạng lưới doanh nghiệp lữ hành, tối ưu các nguồn lực và đề xuất các giải pháp đưa ngành du lịch khu vực phát triển.
Đăng ký tham gia hội thảo tại đây