Nhiều học sinh tại trường Ma Lé, huyện Đồng Văn, Hà Giang, cho biết nhà vệ sinh của trường bất tiện khi sử dụng như nhà vệ sinh xây tạm lâu năm, xuống cấp, không có hệ thống tự hủy hoặc không có nhà vệ sinh chuẩn. Bé Lò Khánh Huyền, học sinh lớp 4A, cho biết nhà vệ sinh nặng mùi, bẩn khiến em phải nhịn đi vệ sinh cho đến khi về nhà. Còn bé Dù Tiến Mạnh nhận định nhà vệ sinh không được dọn rác thường xuyên, không được che chắn, bất tiện khi đi lại.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho biết nhà vệ sinh không bảm bảo khi không đáp ứng các yêu cầu về: vệ sinh, lau chùi và khử khuẩn thường xuyên, thoát nước, hệ thống dẫn chất thải và mật độ người sử dụng. Ví dụ nhà vệ sinh quá kín, không thông thoáng, xập xệ, xuống cấp hoặc bị đọng nước, không có hệ thống xử lý chất thải...
Nhà vệ sinh tạm bợ được xếp vào nhóm không đạt chuẩn. Đôi khi, nhà vệ sinh được bố trí ở góc vườn, góc ruộng, khiến chất thải từ con người thấm ra và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nhà vệ sinh bẩn liên quan mật thiết tới bệnh tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra virus và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe có thể tồn tại trong môi trường nhà vệ sinh này, ví dụ khuẩn E. coli, salmonella... Vi khuẩn trong đường ruột theo phân đi ra, dính trên bàn tay, lây vào cơ thể khi cầm, nắm, bốc đồ ăn. Nếu nhà vệ sinh sử dụng chung với các bệnh nhân tiêu hóa, vũng nước đọng, nước xả cũng là nguồn lây nhiễm.
Mọi người sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu hóa khi không rửa tay sạch sau khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn, ví dụ mắc tiêu chảy hoặc bệnh nhiễm trùng tiêu hóa nặng như thương hàn và á thương hàn, viêm gan siêu vi A, bệnh viêm dạ dày ruột...
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2021 cho biết gần 60% số ca tử vong do tiêu chảy trên thế giới có nguyên nhân là vệ sinh kém và nước uống không an toàn. Tiêu chảy cũng nằm trong nhóm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
"Do đó, môi trường vệ sinh tốt rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh đường tiêu hóa nói chung và riêng bệnh tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ nhỏ", bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Nam khuyến cáo mọi người quan tâm hơn tới nhà vệ sinh, nên tạo không gian vệ sinh đạt chuẩn như thông thoáng, có mật độ người sử dụng một toilet không nên quá đông. Nhà vệ sinh cần có hệ thống cấp nước sạch, tháo nước, không để ứ đọng, bẩn; được khử trùng thường xuyên, định kỳ ngày 2-3 lần và làm sạch các bề mặt như vòi nước, tay nắm.
Mọi người nên tạo thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ em đi vệ sinh đúng chỗ và đậy nắp khi xả nước. Người lớn hướng dẫn trẻ em thường xuyên rửa tay với xà phòng và vòi nước sạch ngay từ nhỏ, bỏ thói quen ăn bốc, cho đồ chơi vào miệng. Người có bệnh đường ruột dễ lây nhiễm nên hạn chế đến nơi đông người cho đến khi điều trị khỏi bệnh.
Chi Lê
Với mong muốn trẻ em vùng cao có điều kiện đảm bảo sức khỏe để học tập, quỹ Hy vọng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina tái khởi động dự án Vệ sinh học đường tại Đồng Văn, Hà Giang. Dự án đặt mục tiêu xây dựng 20 nhà vệ sinh đạt chuẩn, hỗ trợ hệ thống lọc nước sạch tại một số điểm trường, đồng thời phổ biến thói quen vệ sinh tốt cho các em học sinh. Để chung tay cùng dự án, độc giả có thể tìm hiểu tại đây.