Cảnh tiểu thương đập bỏ hoa ế ở Công viên 23/9. Video: Công Khang - Đình Văn
12h ngày 30 Tết, sau thông báo đóng cửa chợ hoa ở Công viên 23/9 để trả mặt bằng, dọn dẹp, nhiều tiểu thương mang hoa ra vỉa hè hoặc cố nán lại để bán lấy vốn.
12h ngày 30 Tết, sau thông báo đóng cửa chợ hoa ở Công viên 23/9 để trả mặt bằng, dọn dẹp, nhiều tiểu thương mang hoa ra vỉa hè hoặc cố nán lại để bán lấy vốn.
Không đành lòng bán giá rẻ hoặc tránh để người dân lấy, anh Lợi, 30 tuổi, tự tay bẻ gãy từng chậu hoa mào gà, vứt vương vãi dưới nền đất. Anh cho biết, bán hoa từ ngày 24 Tết với giá 170.000 đồng một cặp, sau đó giảm giá xuống một nửa nhưng vẫn ế vì tâm lý "chờ mua hoa 30 Tết". "Tôi nhất quyết không bán giá thấp hơn vì như thế sẽ tạo thói quen năm nào họ cũng đợi ngày cuối để mua giá rẻ", anh Lợi nói.
Không đành lòng bán giá rẻ hoặc tránh để người dân lấy, anh Lợi, 30 tuổi, tự tay bẻ gãy từng chậu hoa mào gà, vứt vương vãi dưới nền đất. Anh cho biết, bán hoa từ ngày 24 Tết với giá 170.000 đồng một cặp, sau đó giảm giá xuống một nửa nhưng vẫn ế vì tâm lý "chờ mua hoa 30 Tết". "Tôi nhất quyết không bán giá thấp hơn vì như thế sẽ tạo thói quen năm nào họ cũng đợi ngày cuối để mua giá rẻ", anh Lợi nói.
Một chậu mào gà có màu sắc rực rỡ bị bẻ gãy cành hoa trước khi vứt bỏ.
Một tiểu thương thuê vị trí đối diện khách sạn New World, quận 1, dùng gậy tre đập bỏ hàng chục cây đào. Anh cho biết, sau hai năm dịch nghĩ rằng nhu cầu chưng đào ngày Tết sẽ tăng mạnh nên nhập hơn 150 gốc về bán giá từ một đến hơn chục triệu đồng. "Tới giờ còn tồn 100 gốc nên tôi phải đập gãy, vứt bỏ chịu lỗ, chứ không bán rẻ", anh nói.
Một tiểu thương thuê vị trí đối diện khách sạn New World, quận 1, dùng gậy tre đập bỏ hàng chục cây đào. Anh cho biết, sau hai năm dịch nghĩ rằng nhu cầu chưng đào ngày Tết sẽ tăng mạnh nên nhập hơn 150 gốc về bán giá từ một đến hơn chục triệu đồng. "Tới giờ còn tồn 100 gốc nên tôi phải đập gãy, vứt bỏ chịu lỗ, chứ không bán rẻ", anh nói.
Những gốc đào có cành to cũng bị giẫm gãy trước khi được thu gom lên xe rác.
Anh Phương tự tay bẻ gãy cành đào trước mặt người phụ nữ trả giá rẻ. "Gốc đào tôi bán một triệu mà giờ họ trả 200.000 đồng. Nếu bán vừa lỗ vừa tốn công sức đã thức đêm cả tuần nay để trông hàng", anh nói.
Anh Phương tự tay bẻ gãy cành đào trước mặt người phụ nữ trả giá rẻ. "Gốc đào tôi bán một triệu mà giờ họ trả 200.000 đồng. Nếu bán vừa lỗ vừa tốn công sức đã thức đêm cả tuần nay để trông hàng", anh nói.
Hàng chục gốc đào ế được bọc túi nylon nằm la liệt trên bãi cỏ công viên chờ nhân viên Công ty môi trường đô thị TP HCM thu gom.
Hàng chục gốc đào ế được bọc túi nylon nằm la liệt trên bãi cỏ công viên chờ nhân viên Công ty môi trường đô thị TP HCM thu gom.
Nữ nhân viên Công ty môi trường đô thị TP HCM vứt chậu hoa mào gà đã bị bẻ gãy cảnh vào thùng rác.
Một gốc đào cao hơn 3 m khiến các nhân viên phải vất vả kéo lên xe rác.
12h, chợ hoa Công viên Gia Định, quận Gò Vấp cũng đóng cửa để dọn dẹp vệ sinh. Rất nhiều chậu hoa hỏng, xấu, thối rễ... bị bỏ lại. Trong đó hoa cúc, vạn thọ... bị bỏ nhiều nhất được lực lượng công nhân vệ sinh tất bật thu gom vào xe rác.
12h, chợ hoa Công viên Gia Định, quận Gò Vấp cũng đóng cửa để dọn dẹp vệ sinh. Rất nhiều chậu hoa hỏng, xấu, thối rễ... bị bỏ lại. Trong đó hoa cúc, vạn thọ... bị bỏ nhiều nhất được lực lượng công nhân vệ sinh tất bật thu gom vào xe rác.
Xe ép rác chạy vào tận bên trong công viên để dọn dẹp. "Năm nào cũng còn tồn rất nhiều hoa bị vứt bỏ do tiểu thương không thể mang về trồng lại được. Nhìn nhiều chậu còn tươi, bỏ đi thì phí nhưng việc dọn sạch công viên là trên hết", một công nhân vệ sinh nói.
Xe ép rác chạy vào tận bên trong công viên để dọn dẹp. "Năm nào cũng còn tồn rất nhiều hoa bị vứt bỏ do tiểu thương không thể mang về trồng lại được. Nhìn nhiều chậu còn tươi, bỏ đi thì phí nhưng việc dọn sạch công viên là trên hết", một công nhân vệ sinh nói.
Anh Thanh Nhàn (góc phải, quận Gò Vấp) thuê xe chở hàng chục chậu cúc tiểu thương vứt bỏ. "Tôi có xin mấy người bán, họ chắc chắn bỏ mới mang về cho bà con trong khu phố. Ở chỗ tôi vẫn có nhiều hộ khó khăn, Tết mà chưa sắm sửa được gì", anh nói.
Anh Thanh Nhàn (góc phải, quận Gò Vấp) thuê xe chở hàng chục chậu cúc tiểu thương vứt bỏ. "Tôi có xin mấy người bán, họ chắc chắn bỏ mới mang về cho bà con trong khu phố. Ở chỗ tôi vẫn có nhiều hộ khó khăn, Tết mà chưa sắm sửa được gì", anh nói.
Đình Văn - Quỳnh Trần