Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) có một nhà vệ sinh kiên cố đã xây dựng từ rất lâu do chính quyền xã chuyển lại và một dãy nhà tạm quây bằng tôn.
Khu vực quây tôn thường xuyên được học sinh sử dụng, tuy nhiên nơi này đã xuống cấp trầm trọng.
Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Nọi (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) có một nhà vệ sinh kiên cố đã xây dựng từ rất lâu do chính quyền xã chuyển lại và một dãy nhà tạm quây bằng tôn.
Khu vực quây tôn thường xuyên được học sinh sử dụng, tuy nhiên nơi này đã xuống cấp trầm trọng.
Cửa tôn mục nát, nền nhà đọng nước thải, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng… Do không còn lựa chọn khác, nên gần 600 học sinh nơi đây vẫn phải sử dụng để sinh hoạt mỗi ngày.
Cửa tôn mục nát, nền nhà đọng nước thải, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng… Do không còn lựa chọn khác, nên gần 600 học sinh nơi đây vẫn phải sử dụng để sinh hoạt mỗi ngày.
Khu bán trú trường PTDT bán trú, Trung học cơ sở Lý Tự Trọng (Mù Cang Chải, Yên Bái) có 12 ô vệ sinh đã xây dựng cách đây hơn 20 năm. Khu trường học cũng có 12 ô trong tình trạng tương tự. Cũng như nhiều điểm trường khác, mỗi giờ ra chơi, học sinh muốn đi phải xếp hàng chờ tới lượt.
Khu vực rửa tay cũng hư hỏng, xuống cấp.
Khu bán trú trường PTDT bán trú, Trung học cơ sở Lý Tự Trọng (Mù Cang Chải, Yên Bái) có 12 ô vệ sinh đã xây dựng cách đây hơn 20 năm. Khu trường học cũng có 12 ô trong tình trạng tương tự. Cũng như nhiều điểm trường khác, mỗi giờ ra chơi, học sinh muốn đi phải xếp hàng chờ tới lượt.
Khu vực rửa tay cũng hư hỏng, xuống cấp.
Giáo viên, học sinh trường PTDT bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Mồ Dề (Mù Cang Chải, Yên Bái) dành thời gian thông tắc hơn chục lần mỗi ngày. Thầy Nguyễn Tân Phong, cho biết với số lượng hơn 1.100 học sinh, nhà vệ sinh của trường thiếu trầm trọng. "Trung bình mỗi phòng khoảng 100 em sử dụng nên ngày nào cũng tắc, buộc các thầy cô phải hỗ trợ", thầy Phong nói.
Giáo viên, học sinh trường PTDT bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Mồ Dề (Mù Cang Chải, Yên Bái) dành thời gian thông tắc hơn chục lần mỗi ngày. Thầy Nguyễn Tân Phong, cho biết với số lượng hơn 1.100 học sinh, nhà vệ sinh của trường thiếu trầm trọng. "Trung bình mỗi phòng khoảng 100 em sử dụng nên ngày nào cũng tắc, buộc các thầy cô phải hỗ trợ", thầy Phong nói.
Tại điểm trường Pho Xin Chải, trường PTDT bán trú, Tiểu học Tả Lèng (huyện Tam Đường, Lai Châu), công trình vệ sinh xây dựng từ năm 2012 khá sơ sài, chỉ đủ cho một người đi. Bên trong không có bệ xí, không có nước và không tự hoại. Theo cô giáo Lò Thị Dơn, đây là nơi phục vụ cho cả bản, bởi nhà các hộ dân xung quanh cũng không có công trình vệ sinh.
Tại điểm trường Pho Xin Chải, trường PTDT bán trú, Tiểu học Tả Lèng (huyện Tam Đường, Lai Châu), công trình vệ sinh xây dựng từ năm 2012 khá sơ sài, chỉ đủ cho một người đi. Bên trong không có bệ xí, không có nước và không tự hoại. Theo cô giáo Lò Thị Dơn, đây là nơi phục vụ cho cả bản, bởi nhà các hộ dân xung quanh cũng không có công trình vệ sinh.
Trong khi đó, khu vệ sinh trường Tiểu học và THCS Hồ Thầu (Tam Đường, Lai Châu) xây dựng từ năm 2008, có hai khoang. Đến nay đã xuống cấp trầm trọng.
Hiện trường có 500 học sinh, trong đó có 150 em thuộc diện bán trú, học tập và sinh hoạt tại trường. Vì vậy khu vực này mỗi giờ ra chơi luôn xảy ra tình trạng quá tải, học sinh phải xếp hàng chờ nhau.
Thầy Nguyễn Bình Diên, giáo viên của trường cho biết, không gian bên trong chật hẹp, chất thải, rác thải ứ đọng không thoát kịp, đặc biệt khi vào mùa mưa. "Việc đi vệ sinh trở thành nỗi ám ảnh với nhiều học sinh", thấy Diên nói.
Trong khi đó, khu vệ sinh trường Tiểu học và THCS Hồ Thầu (Tam Đường, Lai Châu) xây dựng từ năm 2008, có hai khoang. Đến nay đã xuống cấp trầm trọng.
Hiện trường có 500 học sinh, trong đó có 150 em thuộc diện bán trú, học tập và sinh hoạt tại trường. Vì vậy khu vực này mỗi giờ ra chơi luôn xảy ra tình trạng quá tải, học sinh phải xếp hàng chờ nhau.
Thầy Nguyễn Bình Diên, giáo viên của trường cho biết, không gian bên trong chật hẹp, chất thải, rác thải ứ đọng không thoát kịp, đặc biệt khi vào mùa mưa. "Việc đi vệ sinh trở thành nỗi ám ảnh với nhiều học sinh", thấy Diên nói.
Học sinh trường TH và Trung học cơ sở Nùng Nàng, Lai Châu xếp hàng chờ đợi mỗi giờ ra chơi. Khu tiểu học có một nhà tạm bằng tôn xập xệ.
Trường có 262 học sinh tiểu học bán trú, tuy nhiên khu vực này vẫn chưa có nhà tắm. Em Giàng Thị Ngọc Mai, học sinh lớp 3 cho biết dãy nhà ở xa, mỗi lần muốn sử dụng phải đợi lâu khiến em ngại đi. "Bên trong có nhiều rác, có mùi nên em rất sợ. Em mong sẽ có nhà vệ sinh sạch đẹp để đến trường không còn lo lắng mỗi khi đi nữa", Mai nói.
Học sinh trường TH và Trung học cơ sở Nùng Nàng, Lai Châu xếp hàng chờ đợi mỗi giờ ra chơi. Khu tiểu học có một nhà tạm bằng tôn xập xệ.
Trường có 262 học sinh tiểu học bán trú, tuy nhiên khu vực này vẫn chưa có nhà tắm. Em Giàng Thị Ngọc Mai, học sinh lớp 3 cho biết dãy nhà ở xa, mỗi lần muốn sử dụng phải đợi lâu khiến em ngại đi. "Bên trong có nhiều rác, có mùi nên em rất sợ. Em mong sẽ có nhà vệ sinh sạch đẹp để đến trường không còn lo lắng mỗi khi đi nữa", Mai nói.
Nhà vệ sinh của điểm trường Tẩn Phủ Nhiêu, Tiểu học Bản Giang (Tam Đường, Lai Châu) xây dựng cách đây 17 năm. Dù qua nhiều lần tu sửa, nhưng công trình vẫn xuống cấp, thỉnh thoảng bị tắc gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
Nhà vệ sinh của điểm trường Tẩn Phủ Nhiêu, Tiểu học Bản Giang (Tam Đường, Lai Châu) xây dựng cách đây 17 năm. Dù qua nhiều lần tu sửa, nhưng công trình vẫn xuống cấp, thỉnh thoảng bị tắc gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của giáo viên và học sinh.
Điểm trường Nà Hum, trường Tiểu học và mầm non Bình Lư, Lai Châu chỉ có một nhà vệ sinh cơi nới khá đơn sơ, dùng cho cả khối mần non và tiểu học. Khu vực này không có hệ thống tự huỷ, học sinh, giáo viên phải xách nước khá xa khi dọn rửa.
Với mong muốn trẻ em ở các huyện miền núi Mù Căng Chải và Tam Đường có nhà vệ sinh đạt chuẩn, để đảm bảo sức khỏe và môi trường học tập, Quỹ Hy vọng (Hope Foundation) thực hiện dự án "Vệ sinh học đường". Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina.
Năm 2024, dự án dự kiến khánh thành 20 công trình vào đầu tháng 9, phục vụ 8.500 học sinh, giáo viên.
Điểm trường Nà Hum, trường Tiểu học và mầm non Bình Lư, Lai Châu chỉ có một nhà vệ sinh cơi nới khá đơn sơ, dùng cho cả khối mần non và tiểu học. Khu vực này không có hệ thống tự huỷ, học sinh, giáo viên phải xách nước khá xa khi dọn rửa.
Với mong muốn trẻ em ở các huyện miền núi Mù Căng Chải và Tam Đường có nhà vệ sinh đạt chuẩn, để đảm bảo sức khỏe và môi trường học tập, Quỹ Hy vọng (Hope Foundation) thực hiện dự án "Vệ sinh học đường". Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina.
Năm 2024, dự án dự kiến khánh thành 20 công trình vào đầu tháng 9, phục vụ 8.500 học sinh, giáo viên.