Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ, gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, MicroDragon (50 kg) của Việt Nam, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Tên lửa sẽ phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản.
Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ, gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, MicroDragon (50 kg) của Việt Nam, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Tên lửa sẽ phóng tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản.
Epsilon là tên lửa nguyên liệu rắn của Nhật Bản được phát triển từ tên lửa M-V nhằm giảm thiểu chi phí phóng. Tên lửa dài 24 m, nặng 91 tấn, có khả năng đưa các vệ tinh nhỏ khoảng dưới 1 tấn lên quỹ đạo thấp (LEO) với độ cao khoảng 500 km. Epsilon bắt đầu được phóng từ năm 2013, đây là lần phóng thứ 4 của tên lửa này.
Epsilon là tên lửa nguyên liệu rắn của Nhật Bản được phát triển từ tên lửa M-V nhằm giảm thiểu chi phí phóng. Tên lửa dài 24 m, nặng 91 tấn, có khả năng đưa các vệ tinh nhỏ khoảng dưới 1 tấn lên quỹ đạo thấp (LEO) với độ cao khoảng 500 km. Epsilon bắt đầu được phóng từ năm 2013, đây là lần phóng thứ 4 của tên lửa này.
Vệ tinh được cân và kiểm tra trọng tâm trước khi lắp đặt vào tên lửa.
Các nhà khoa học kiểm tra khả năng chịu tải lực ly tâm của vệ tinh khi tên lửa chuyển động quay (tốc độ quay lên đến 360 độ/giây).
Các nhà khoa học kiểm tra khả năng chịu tải lực ly tâm của vệ tinh khi tên lửa chuyển động quay (tốc độ quay lên đến 360 độ/giây).
Mô phỏng quá trình thay đổi tư thế của vệ tinh khi chuẩn bị được thả vào không gian.
Các kỹ sư JAXA đang lắp đặt thử nghiệm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa. Nhóm kỹ sư của Việt Nam từng tham gia thiết kế vệ tinh đã trở lại Nhật Bản từ ngày 10/1 để luyện tập và chuẩn bị kế hoạch vận hành, phân tích dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh.
Các kỹ sư JAXA đang lắp đặt thử nghiệm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa. Nhóm kỹ sư của Việt Nam từng tham gia thiết kế vệ tinh đã trở lại Nhật Bản từ ngày 10/1 để luyện tập và chuẩn bị kế hoạch vận hành, phân tích dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh.
Bích Ngọc - ảnh: JAXA