Hệ thống định vị cứu hộ kết hợp bản đồ offline và online sử dụng công nghệ BLE (Bluetooth Low Energy) và LoRa
Nhóm: BOLLERA - Bluetooth-Operated LoRa Location Emergency Response Array
Nhóm: BOLLERA - Bluetooth-Operated LoRa Location Emergency Response Array
Giới thiệu giải pháp:
Góp phần lớn trong viẹc giải quyết vấn đề cứu hộ tại các vùng khó khăn, nơi hạ tầng yếu kém và thiên tai thường xuyên xảy ra (e.g., miền Trung Việt Nam). Giá trị cộng đồng nằm ở khả năng cứu sống người dân, đặc biệt là những người không có điều kiện tiếp cận công nghệ cao.
Xuất xứ giải pháp:
Sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM
Tính sáng tạo và đổi mới:
Tính sáng tạo đột phá khi kết hợp BLE Mesh, LoRa, và 5G trong một hệ thống định vị cứu hộ, tích hợp bản đồ offline và online. Việc sử dụng BLE Mesh để thu thập dữ liệu cục bộ trong phạm vi nhỏ, sau đó truyền qua LoRa tầm xa (5-10 km) và 5G đến trung tâm là một cách tiếp cận mới, tận dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Tính độc đáo nằm ở khả năng hoạt động linh hoạt trong môi trường không có internet, sử dụng OSM tiles offline – một giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam, nơi hạ tầng viễn thông thường bị gián đoạn trong thiên tai.
Tính ứng dụng:
Tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong cứu hộ thảm họa (lũ lụt, động đất), giám sát, quản lý công nhân trong khu công nghiệp hoặc tìm kiếm người mất tích. Giải pháp này mang lại giá trị kinh tế bằng cách giảm thời gian cứu hộ, tiết kiệm chi phí nhân lực, và tăng tỷ lệ sống sót của nạn nhân.
Tính hiệu quả:
Cải thiện hiệu quả cứu hộ bằng cách cung cấp vị trí chính xác (5-10m) trong thời gian ngắn (mục tiêu gần thực (10 giây)), thay vì phụ thuộc vào tìm kiếm thủ công tốn hàng giờ. Giúp cho đội cứu hộ trong công tác xác định vị trí người gặp nạn dễ dàng, từ đó sắp xếp, phân bổ lực lượng và tuyến đường đi cứu nạn một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Tiềm năng phát triển:
Nhóm 3 sinh viên từ Đại học Bách Khoa TP.HCM có kiến thức kỹ thuật vững vàng (điện tử, lập trình, viễn thông) để phát triển BOLLERA từ ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Giải pháp này có tiềm năng thu hút đầu tư từ các tổ chức cứu hộ, chính phủ, hoặc doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt khi Việt Nam thường xuyên đối mặt với thiên tai. Việc mở rộng hệ thống (tăng số gateway, tích hợp AI dự đoán vị trí, drone xuyên tường) cũng là hướng phát triển khả thi trong tương lai.
Tiêu chí về cộng đồng:
Góp phần lớn trong viẹc giải quyết vấn đề cứu hộ tại các vùng khó khăn, nơi hạ tầng yếu kém và thiên tai thường xuyên xảy ra (e.g., miền Trung Việt Nam). Giá trị cộng đồng nằm ở khả năng cứu sống người dân, đặc biệt là những người không có điều kiện tiếp cận công nghệ cao.
Cơ sở hạ tầng:
Để triển khai BOLLERA, cần các yêu cầu hạ tầng sau:
Phần cứng:
Thiết bị BLE cá nhân: Smartphone hoặc tag BLE (hỗ trợ BLE 5.0) cho mỗi người cần theo dõi.
Node BLE Mesh: Thiết bị BLE (e.g., ESP32) đặt trong phạm vi 300-500m để tạo mạng lưới cục bộ.
Gateway LoRa: Thiết bị tích hợp BLE và LoRa (e.g., ESP32 + SX1276), khoảng 5-10 gateway cho khu vực 5-10 km.
LoRa Receiver + 5G Modem: Thiết bị nhận LoRa và truyền qua 5G (e.g., SIM7600), đặt gần tháp 5G.
Máy tính trung tâm: Laptop hoặc server tại trung tâm cứu hộ.
Phần mềm:
Firmware: Code cho ESP32 (Arduino/C++) để xử lý BLE Mesh và LoRa.
Ứng dụng bản đồ: Python (Folium/QGIS) hoặc app tùy chỉnh, hỗ trợ offline tiles (OSM) và API online.
Hệ điều hành: Windows/Linux cho máy tính trung tâm.
Mạng:
BLE Mesh: Không cần internet, hoạt động cục bộ.
LoRa: Tần số 915 MHz (hoặc 868 MHz tùy khu vực).
5G: Kết nối từ relay đến trung tâm (tốc độ tối thiểu 10 Mbps).
Thiết bị ngoại vi:
Nguồn điện: Pin LiPo + solar panel (5V, 200mA) cho gateway và node.
Vỏ chống nước: IP66+ cho thiết bị ngoài trời.
Khoảng thời gian triển khai: 1-3 năm
Số người tham gia: 3