Trung Quốc
chuyển hướng
chiến lược ngoại giao

Trái ngược với thái độ hung hăng trong mấy năm nay, từ cuối 2014, Trung Quốc liên tiếp quyến rũ các nước láng giềng bằng lợi ích kinh tế và thái độ hòa hoãn, dùng sức mạnh mềm nhằm chinh phục ngôi vị thống lĩnh ở châu Á - Thái Bình Dương.

   

Trung Quốc ký các hợp đồng khổng lồ với Nga

Con đường tơ lụa mới- quân bài ràng buộc kinh tế của Trung Quốc

Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa: Đánh thông tuyến vận chuyển từ Thái Bình Dương đến Biển Baltic, hình thành vành đai kinh tế nối liền Đông Á, Tây Á và Nam Á.

Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21: Nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, hình thành cộng đồng kinh tế, thương mại chung Á - Âu - Phi.

Trung Quốc rải tiền lấy lòng Châu Á

Tháng 11, Trung Quốc và 20 quốc gia khác ký thỏa thuận thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Theo đó, vốn điều lệ là 100 tỷ USD, Trung Quốc sẽ bỏ vốn 50%.

Đối thủ cạnh tranh của AIIB là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản, đồng minh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, chủ đạo. Bắc Kinh muốn thông qua việc hình thành định chế tài chính mới, ràng buộc các nước trong khu vực, cạnh tranh ảnh hưởng với Washington và đồng minh.

Ngoại giao hòa hoãn

Gác lại tranh chấp về đảo, vào tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc hâm nóng mối quan hệ láng giềng. Tháng 11, ông Tập và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hội đàm ở Bắc Kinh. Tuy ngắn ngủi và khó nhọc, cuộc gặp này là dấu hiệu đầu tiên được cả khu vực chờ đợi, có thể giúp căng thẳng giữa hai cường quốc.

Xoay chuyển từ quyết liệt sang hòa hoãn với các láng giềng, nhưng mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không thay đổi. Kết năm 2014, ông Tập khẳng định xu hướng không thể khác về thế giới đa cực, về sự dài lâu của cuộc tranh đoạt trật tự thế giới, ám chỉ vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ sẽ kết thúc.
“Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mấu chốt của công cuộc phục hưng dân tộc”, ông Tập tuyên bố.
Thế giới và khu vực sẽ đối diện với một Trung Quốc mạnh hơn và tham vọng hơn. Christopher Johnson, cố vấn cao cấp về Trung Quốc tại CSIS: “Trung Quốc nay không còn theo đuổi chính sách ẩn mình chờ thời mà Đặng Tiểu Bình đề ra cách đây hơn 30 năm nữa”.

© Copyright 1997 VnExpress.net, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.