Từ sớm mùng 8 Tết, rất đông dân làng Thị Cấm có mặt tại đình làng để tham dự lễ hội kéo lửa, thổi cơm.
Theo các bô lão trong làng, lễ hội thi thổi cơm nhằm tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân của vua Hùng thứ 18. Khi đóng quân ở làng Thị Cấm, ông tổ chức thi nấu cơm để tuyển người giỏi việc hậu cần phục vụ quân binh. Sau khi ông qua đời, dân làng tôn thờ ông, chọn mùng 8 tháng Giêng mở hội thi thổi cơm.
Năm 2021, hội thi thổi cơm làng Thị Cấm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Từ sớm mùng 8 Tết, rất đông dân làng Thị Cấm có mặt tại đình làng để tham dự lễ hội kéo lửa, thổi cơm.
Theo các bô lão trong làng, lễ hội thi thổi cơm nhằm tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân của vua Hùng thứ 18. Khi đóng quân ở làng Thị Cấm, ông tổ chức thi nấu cơm để tuyển người giỏi việc hậu cần phục vụ quân binh. Sau khi ông qua đời, dân làng tôn thờ ông, chọn mùng 8 tháng Giêng mở hội thi thổi cơm.
Năm 2021, hội thi thổi cơm làng Thị Cấm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Có 4 đội thi tương ứng với 4 giáp. Mỗi đội cử ra một thiếu niên thi chạy đến bờ sông Nhuệ gần một km lấy nước về nấu cơm. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước, Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn nước được đun sôi.
Có 4 đội thi tương ứng với 4 giáp. Mỗi đội cử ra một thiếu niên thi chạy đến bờ sông Nhuệ gần một km lấy nước về nấu cơm. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước, Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn nước được đun sôi.
Rơm được bện thành vòng tròn để đệm cối giã gạo và che chắn không cho thóc, gạo bắn ra ngoài.
Đúng 11h, phần thi kéo lửa diễn ra trước cửa chính của đình làng. Để tạo lửa, các đội thi lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp lại, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co. Chỉ sau vài chục giây kéo, ma sát đốt nóng thanh tre tạo ra lửa và bén vào bó rơm.
Đúng 11h, phần thi kéo lửa diễn ra trước cửa chính của đình làng. Để tạo lửa, các đội thi lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp lại, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co. Chỉ sau vài chục giây kéo, ma sát đốt nóng thanh tre tạo ra lửa và bén vào bó rơm.
Các thành viên ra sức thổi vào bó rơm để lửa bén to. Mồi lửa đầu tiên bén rơm cũng là lúc không khí trong sân đình trở nên náo nhiệt.
Các thành viên ra sức thổi vào bó rơm để lửa bén to. Mồi lửa đầu tiên bén rơm cũng là lúc không khí trong sân đình trở nên náo nhiệt.
Mỗi đội được phát một kg thóc để giã. Thao tác của các thành viên trong đội phải thật nhanh và đều tay để hạt gạo không bị vỡ.
Mỗi đội được phát một kg thóc để giã. Thao tác của các thành viên trong đội phải thật nhanh và đều tay để hạt gạo không bị vỡ.
Sau khi có lửa, họ đun sôi nồi nước trước khi cho gạo vào. "Một nồi cơm ngon, chín dẻo và thơm phụ thuộc nhiều vào tay nghề đun nấu, việc điều chỉnh ngọn lửa sao cho hợp lý", một thành viên Ban giám khảo nói.
Sau khi có lửa, họ đun sôi nồi nước trước khi cho gạo vào. "Một nồi cơm ngon, chín dẻo và thơm phụ thuộc nhiều vào tay nghề đun nấu, việc điều chỉnh ngọn lửa sao cho hợp lý", một thành viên Ban giám khảo nói.
Các đội có khoảng 30 phút từ lúc kéo lửa đến khi cơm chín.
Nồi cơm sau khi sôi thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho chín đều. Khi nồi vừa cạn nước, các đội giấu trong đống than rơm chờ chín.
Nồi cơm sau khi sôi thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho chín đều. Khi nồi vừa cạn nước, các đội giấu trong đống than rơm chờ chín.
Sau một tuần hương, các thành viên của Ban giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm. Nếu các đội khéo giấu thì thời gian được kéo dài và cơm sẽ chín đều, nếu giấu vụng, bị giám khảo tìm thấy ngay đầu tiên thì cơm dễ bị sống.
Cụ Vũ Bích Hợi (90 tuổi) cho biết về làm dâu tại làng Thị Cấm từ năm 20 tuổi, mỗi năm, cụ đều tham gia lễ hội. "Cuộc thi này rất ý nghĩa, không chỉ tưởng nhớ người có công với dân làng mà còn cầu chúc cho một năm mới no đủ, hạnh phúc, mọi nhà bình an", cụ nói.
Sau một tuần hương, các thành viên của Ban giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm. Nếu các đội khéo giấu thì thời gian được kéo dài và cơm sẽ chín đều, nếu giấu vụng, bị giám khảo tìm thấy ngay đầu tiên thì cơm dễ bị sống.
Cụ Vũ Bích Hợi (90 tuổi) cho biết về làm dâu tại làng Thị Cấm từ năm 20 tuổi, mỗi năm, cụ đều tham gia lễ hội. "Cuộc thi này rất ý nghĩa, không chỉ tưởng nhớ người có công với dân làng mà còn cầu chúc cho một năm mới no đủ, hạnh phúc, mọi nhà bình an", cụ nói.
Bốn nồi cơm đã được Ban giảm khảo tìm thấy và đem vào trong đình để kiểm tra.
Các thành viên Ban giám khảo xới bốn bát để dâng lên Thành hoàng làng. Họ sau đó nhìn bằng mắt và dùng tay bấm thử vài hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
Các thành viên Ban giám khảo xới bốn bát để dâng lên Thành hoàng làng. Họ sau đó nhìn bằng mắt và dùng tay bấm thử vài hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
Giang Huy