Sáng 24/8, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với đội, nhóm tình nguyện tổ chức chương trình "Clean up Son Tra, lặn biển nhặt rác giải cứu san hô".
Các tình nguyện viên tham gia có kinh nghiệm bơi, lặn biển. Họ được nhắc nhở tránh làm hư hại san hô trước khi chèo sup ra Hòn Sụp, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách bờ hơn một km để nhặt rác.
Sáng 24/8, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với đội, nhóm tình nguyện tổ chức chương trình "Clean up Son Tra, lặn biển nhặt rác giải cứu san hô".
Các tình nguyện viên tham gia có kinh nghiệm bơi, lặn biển. Họ được nhắc nhở tránh làm hư hại san hô trước khi chèo sup ra Hòn Sụp, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách bờ hơn một km để nhặt rác.
Bao quanh Hòn Sụp trong bán kính khoảng 200 m có nhiều rạn san hô đẹp, là nơi du khách và người dân địa phương chèo sup vào buổi sáng vừa ngắm bình minh, vừa chiêm ngưỡng hệ sinh thái đáy biển.
Đây cũng là ngư trường đánh bắt hải sản nên có nhiều rác bị bỏ lại, chìm xuống các rạn san hô.
Bao quanh Hòn Sụp trong bán kính khoảng 200 m có nhiều rạn san hô đẹp, là nơi du khách và người dân địa phương chèo sup vào buổi sáng vừa ngắm bình minh, vừa chiêm ngưỡng hệ sinh thái đáy biển.
Đây cũng là ngư trường đánh bắt hải sản nên có nhiều rác bị bỏ lại, chìm xuống các rạn san hô.
Tình nguyện viên lặn biển dọn rác. Video: Nguyễn Đông
Các tình nguyện viên lặn sâu xuống đáy biển tìm rác, dây thừng, cước trong các rạn san hô. Với rác ở độ sâu hơn 4 m, do áp suất của nước lớn, cần đến những người có khả năng và kinh nghiệm lặn biển giải cứu.
Các tình nguyện viên lặn sâu xuống đáy biển tìm rác, dây thừng, cước trong các rạn san hô. Với rác ở độ sâu hơn 4 m, do áp suất của nước lớn, cần đến những người có khả năng và kinh nghiệm lặn biển giải cứu.
Một tình nguyện viên câu lạc bộ bơi lội quận Thanh Khê phát hiện sợi dây thừng lớn vướng vào rạn san hô ở độ sâu khoảng 4 m đã thử dùng sức kéo lên. Nhưng do sợi dây quá dài và nặng, trong môi trường nước không nín thở được lâu nên anh cần sự giúp sức của đồng đội.
Một tình nguyện viên câu lạc bộ bơi lội quận Thanh Khê phát hiện sợi dây thừng lớn vướng vào rạn san hô ở độ sâu khoảng 4 m đã thử dùng sức kéo lên. Nhưng do sợi dây quá dài và nặng, trong môi trường nước không nín thở được lâu nên anh cần sự giúp sức của đồng đội.
Chỉ lát sau, nhiều tình nguyện viên cùng có mặt, người lặn xuống sâu để cắt dây thừng bám vào đáy biển, người khác cẩn thận gỡ sợi dây đang mắc vào san hô và cùng nhau đưa lên bờ.
Chỉ lát sau, nhiều tình nguyện viên cùng có mặt, người lặn xuống sâu để cắt dây thừng bám vào đáy biển, người khác cẩn thận gỡ sợi dây đang mắc vào san hô và cùng nhau đưa lên bờ.
Một lồng lưới bát quái (lờ dây, lừ...) dài hàng chục mét do ngư dân làm rơi xuống đáy biển, được các tình nguyện viên nhóm lặn Da Nang Free Diving (DNFD) đưa lên bờ.
Là người gây dựng Da Nang Free Diving, anh Đào Đặng Công Trung, 44 tuổi, cho biết thời gian qua đã đào tạo hàng trăm người muốn học lặn và yêu thích bảo vệ môi trường biển, trong đó có nhiều học viên nước ngoài, để cùng nhau thực hiện các hoạt động vì cộng đồng.
Một lồng lưới bát quái (lờ dây, lừ...) dài hàng chục mét do ngư dân làm rơi xuống đáy biển, được các tình nguyện viên nhóm lặn Da Nang Free Diving (DNFD) đưa lên bờ.
Là người gây dựng Da Nang Free Diving, anh Đào Đặng Công Trung, 44 tuổi, cho biết thời gian qua đã đào tạo hàng trăm người muốn học lặn và yêu thích bảo vệ môi trường biển, trong đó có nhiều học viên nước ngoài, để cùng nhau thực hiện các hoạt động vì cộng đồng.
Với rác là dây thừng bị ném lại dưới đáy biển, theo thời gian đã bị san hô bám chặt, tình nguyện viên phải dùng dao sắc cắt bỏ, tránh tác động đến san hô đang sinh sống.
Với rác là dây thừng bị ném lại dưới đáy biển, theo thời gian đã bị san hô bám chặt, tình nguyện viên phải dùng dao sắc cắt bỏ, tránh tác động đến san hô đang sinh sống.
Sợi cước nhỏ hơn có thể dùng kéo cắt bỏ khỏi san hô.
Những loại rác cỡ nhỏ như sợi cước, vỏ chai... cũng được các tình nguyện viên nhặt sạch để trả lại môi trường sống cho san hô.
Đây là lần đầu tiên có nhiều tình nguyện viên nhặt rác ở Hòn Sụp. Năm 2022, khoảng 20 người cùng nhau nhặt rác giải cứu san hô ở Bãi Nam dưới chân bán đảo Sơn Trà.
Những loại rác cỡ nhỏ như sợi cước, vỏ chai... cũng được các tình nguyện viên nhặt sạch để trả lại môi trường sống cho san hô.
Đây là lần đầu tiên có nhiều tình nguyện viên nhặt rác ở Hòn Sụp. Năm 2022, khoảng 20 người cùng nhau nhặt rác giải cứu san hô ở Bãi Nam dưới chân bán đảo Sơn Trà.
Một sợi dây thừng được kéo lên sup, đưa về bờ để công nhân môi trường xử lý. Trong ngày, các tình nguyện viên đã thu gom được khoảng 30 kg rác, chủ yếu là các loại dây thừng, lưới, vỏ chai, lon bia...
"Những đợt nhặt rác trước thu gom 50-100 kg. Lần này lượng rác rất ít chứng tỏ môi trường biển đã sạch hơn, người dân và du khách ngày càng nhận thức tốt hơn và có thêm nhiều tình nguyện viên tham gia nhặt rác biển", anh Đào Đặng Công Trung nói.
Một sợi dây thừng được kéo lên sup, đưa về bờ để công nhân môi trường xử lý. Trong ngày, các tình nguyện viên đã thu gom được khoảng 30 kg rác, chủ yếu là các loại dây thừng, lưới, vỏ chai, lon bia...
"Những đợt nhặt rác trước thu gom 50-100 kg. Lần này lượng rác rất ít chứng tỏ môi trường biển đã sạch hơn, người dân và du khách ngày càng nhận thức tốt hơn và có thêm nhiều tình nguyện viên tham gia nhặt rác biển", anh Đào Đặng Công Trung nói.
Sau hơn 2 giờ, khu vực xung quanh Hòn Sụp đã cơ bản sạch rác.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, cho biết chương trình Clean up Son Tra được thực hiện từ năm 2011 đến nay, với các hoạt động nhặt rác trên bán đảo Sơn Trà, trồng cây xanh, làm sạch đẹp môi trường rừng, biển.
Theo ônng Vũ, xung quanh bán đảo Sơn Trà có rất nhiều rạn san hô, nếu không có các phong trào chung tay bảo vệ để phát triển du lịch xanh bền vững thì sau này thành phố sẽ mất dần đi nguồn tài nguyên này.
Sau hơn 2 giờ, khu vực xung quanh Hòn Sụp đã cơ bản sạch rác.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, cho biết chương trình Clean up Son Tra được thực hiện từ năm 2011 đến nay, với các hoạt động nhặt rác trên bán đảo Sơn Trà, trồng cây xanh, làm sạch đẹp môi trường rừng, biển.
Theo ônng Vũ, xung quanh bán đảo Sơn Trà có rất nhiều rạn san hô, nếu không có các phong trào chung tay bảo vệ để phát triển du lịch xanh bền vững thì sau này thành phố sẽ mất dần đi nguồn tài nguyên này.
Nguyễn Đông