Đang làm việc tại một công ty truyền thông ở TP HCM với mức lương 13 triệu đồng, Ngọc Lan (25 tuổi) gặp những rào cản nhất định trong lập kế hoạch tài chính. Cô gái trẻ cảm thấy bối rối khi nghĩ đến việc phân bổ tiền bạc cho các khoản chi tiêu và tiết kiệm. "Thu nhập chưa cao, không biết phải bắt đầu lập kế hoạch tài chính từ đâu", Lan nói.
Lan từng tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trên Youtube và lập danh sách các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, điện nước, tiền ăn uống và đi lại. Số tiền để tiết kiệm còn lại rất nhỏ. Cô gái nhận ra rằng nếu chỉ tiết kiệm mà không biết cách đầu tư thì sẽ mất rất nhiều thời gian mới đạt được mục tiêu ba tỷ đồng và sẽ rất khó để hướng đến an toàn tài chính trong tương lai. Câu chuyện của Lan là điển hình cho cho những khó khăn của người trẻ khi lập kế hoạch tài chính.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, để thực hiện một kế hoạch tài chính cá nhân, cần xác định 5 yếu tố cơ bản: thu nhập và khả năng gia tăng thu nhập, bảng thu chi, năng lực đầu tư và khả năng huy động vốn. 5 yếu tố này cần được theo dõi và điều chỉnh theo từng độ tuổi, nhu cầu và năng lực tài chính trong từng giai đoạn.
Phân tích ở yếu tố đầu tiên, chuyên gia khuyên nên chú ý đánh giá sự hiệu quả trong việc kiếm tiền, cần xem xét tính ổn định và khả năng gia tăng thu nhập. Nếu trong ba năm qua tiền lương và các khoản thu không tăng, điều này cho thấy có vấn đề trong tình hình tài chính.
Đối với sinh viên mới ra trường, người có thu nhập chưa cao như Ngọc Lan, việc khó khăn nhất là cân bằng thu chi. Những chi phí mới như trang phục công sở, ăn uống gần công ty và các khoản chi tiêu xã hội có thể dẫn đến thiếu hụt sau vài tháng làm việc. Do vậy, việc tính toán các khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết và tạo một khoản quỹ dự phòng đề phòng trường ốm đau, mất thu nhập cũng rất quan trọng...
Khi ở độ tuổi 28-33, thu nhập thường khá hơn, nhưng chi phí sinh hoạt sẽ tăng lên. Một số người lập gia đình "gánh" thêm chi phí sinh con và chăm sóc cha mẹ hai bên. Đây là thời điểm cần có kế hoạch điều chỉnh tài chính, đầu tư chặt chẽ hơn.
Để đơn giản hóa kế hoạch này, nhiều người chọn giải pháp tích lũy kết hợp đầu tư thông qua việc tham gia các loại bảo hiểm liên kết đầu tư. Loại hình này là sự kết hợp yếu tố bảo hiểm và đầu tư, giúp người tham gia gia tăng giá trị tài sản thông qua ủy thác vào các quỹ liên kết, nhưng vẫn có sự bảo vệ tài chính cho các trường hợp khẩn cấp.
Phí bảo hiểm của khách hàng sẽ chia thành hai phần: Một phần dùng cho bảo hiểm để nhận các quyền lợi bảo vệ, và phần còn lại sẽ được công ty bảo hiểm đầu tư vào các quỹ liên kết chung hoặc liên kết đơn vị.
Lợi ích dễ thấy nhất là bạn vừa được bảo vệ vừa được đầu tư. Đây được xem như quỹ dự phòng và quản lý tài chính hiệu quả trước những rủi ro không lường trước. Một phần phí đóng sẽ được bảo vệ tài chính trước rủi ro không mong muốn, một phần phí đóng của đưa vào các hoạt động đầu tư tương ứng như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán... để hưởng lợi từ các khoản đầu tư này, theo quy định hợp đồng.
Tóm lại, chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán cho rằng việc lập kế hoạch tài chính cần sự theo dõi và điều chỉnh liên tục, tùy thuộc vào giai đoạn cuộc đời và thu nhập của từng cá nhân. Đồng thời, khi lập kế hoạch tài chính, người trẻ cũng cần xác định tinh thần kỷ luật, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức về tài chính là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế số.
Thái Anh
Để cung cấp kiến thức, giải đáp trực quan về lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, Sun Life Việt Nam ra mắt chuỗi nội dung "Tài chính cho mình, lạc quan do mình" trên VnExpress từ ngày 1/7.
Tuyến nội dung với đa dạng hình thức thể hiện như video, cẩm nang, bài tư vấn... Các đề tài xoay quanh việc chia sẻ kiến thức, mang những giá trị tích cực, mới mẻ về hiểu biết tài chính - bảo hiểm đến các thế hệ người Việt.