1h ngày 11/1, Di tích quốc gia nhà lớn Long Sơn (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) mở cửa đón khoảng 30 bà lão 60-80 tuổi mặc áo bà ba đen truyền thống ở địa phương đến gói bánh tét giúp một nhà máy đóng trên địa bàn. Bốn ngày trước, các cụ bà phân công nhau đi xin lá chuối, chẻ dây buộc, làm nước cốt dừa và lên danh sách các nguyên vật liệu cần thiết để nhà máy mua mang đến.
"Phải mất nhiều ngày để kiếm đủ số lá chuối, dây buộc và gói ba đêm mới xong gần 1.000 bánh tét này", bà Dễ (65 tuổi, đeo kính) nói, trong lúc cùng mọi người gói bánh ở gian nhà bếp rộng hàng trăm mét vuông trong di tích.
1h ngày 11/1, Di tích quốc gia nhà lớn Long Sơn (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) mở cửa đón khoảng 30 bà lão 60-80 tuổi mặc áo bà ba đen truyền thống ở địa phương đến gói bánh tét giúp một nhà máy đóng trên địa bàn. Bốn ngày trước, các cụ bà phân công nhau đi xin lá chuối, chẻ dây buộc, làm nước cốt dừa và lên danh sách các nguyên vật liệu cần thiết để nhà máy mua mang đến.
"Phải mất nhiều ngày để kiếm đủ số lá chuối, dây buộc và gói ba đêm mới xong gần 1.000 bánh tét này", bà Dễ (65 tuổi, đeo kính) nói, trong lúc cùng mọi người gói bánh ở gian nhà bếp rộng hàng trăm mét vuông trong di tích.
Bà Vân đổ nếp đã vo sạch vào chảo nước cốt dừa được nêm nếm đường, muối bắc trên bếp củi. Nếp được xào trong 20 phút thấm nước cốt, gia vị trước khi đem gói. "Với cách làm này, bánh tét sẽ rút ngắn thời gian nấu chín. Nếp thấm gia vị, nước cốt sẽ thơm, béo hơn, đậm đà hơn", bà Vân chia sẻ cách làm bánh tét.
Bà Vân đổ nếp đã vo sạch vào chảo nước cốt dừa được nêm nếm đường, muối bắc trên bếp củi. Nếp được xào trong 20 phút thấm nước cốt, gia vị trước khi đem gói. "Với cách làm này, bánh tét sẽ rút ngắn thời gian nấu chín. Nếp thấm gia vị, nước cốt sẽ thơm, béo hơn, đậm đà hơn", bà Vân chia sẻ cách làm bánh tét.
Nhân bánh gồm đậu xanh, thịt ba rọi. Đậu được ngâm, nấu chín đánh nhuyễn. Thịt ba rọi chọn miếng nhiều mỡ đem luộc chín, ướp hành, cắt đều. "Trước đây người dân ở xã đảo Long Sơn làm bánh tét nhân chủ yếu bằng chuối, đậu. Khoảng 20 năm nay, làm thêm bánh nhân thịt, ăn bắt miệng hơn", bà Nguyễn Thị Tám, 80 tuổi, cho biết.
Nhân bánh gồm đậu xanh, thịt ba rọi. Đậu được ngâm, nấu chín đánh nhuyễn. Thịt ba rọi chọn miếng nhiều mỡ đem luộc chín, ướp hành, cắt đều. "Trước đây người dân ở xã đảo Long Sơn làm bánh tét nhân chủ yếu bằng chuối, đậu. Khoảng 20 năm nay, làm thêm bánh nhân thịt, ăn bắt miệng hơn", bà Nguyễn Thị Tám, 80 tuổi, cho biết.
Sau khi dùng vá múc tạo lớp nếp đều trên lá chuối, bà Tám đặt nhân vào giữa rồi cẩn thận tạo hình bánh. Theo bà, công đoạn này quan trọng nhất vì nó quyết định hình hài bánh đẹp hay không.
Bà Tám từ 20 tuổi đã đến nhà lớn Long Sơn giúp việc và gói các loại bánh để cúng ông bà, trời đất. "Quây quần gói bánh tét, chị em kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện giúp quên sự mệt nhọc của tuổi tác", bà nói.
Sau khi dùng vá múc tạo lớp nếp đều trên lá chuối, bà Tám đặt nhân vào giữa rồi cẩn thận tạo hình bánh. Theo bà, công đoạn này quan trọng nhất vì nó quyết định hình hài bánh đẹp hay không.
Bà Tám từ 20 tuổi đã đến nhà lớn Long Sơn giúp việc và gói các loại bánh để cúng ông bà, trời đất. "Quây quần gói bánh tét, chị em kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện giúp quên sự mệt nhọc của tuổi tác", bà nói.
Sau khi kiểm tra hai đầu và chỉnh chiếc bánh, bà Ba dùng kéo cắt lá chuối thừa rồi buộc dây. "Mỗi người một công đoạn giúp cho việc gói bánh nhanh hơn và ít gặp phải sai sót", bà nói.
Sau khi kiểm tra hai đầu và chỉnh chiếc bánh, bà Ba dùng kéo cắt lá chuối thừa rồi buộc dây. "Mỗi người một công đoạn giúp cho việc gói bánh nhanh hơn và ít gặp phải sai sót", bà nói.
Bánh tét được cột bằng dây được chẻ từ cây trúc ngược. Dây cột không được lỏng khiến bánh bị nhão. Hai bánh được tạo thành một chùm để khi đưa vào nồi nấu và vớt bánh dễ dàng.
Bánh tét được cột bằng dây được chẻ từ cây trúc ngược. Dây cột không được lỏng khiến bánh bị nhão. Hai bánh được tạo thành một chùm để khi đưa vào nồi nấu và vớt bánh dễ dàng.
Mỗi nồi bánh gồm 50 chiếc, được luộc chín sau gần 3 tiếng.
Bà Lê Thị Kiềm (78 tuổi, người trông coi nhà lớn Long Sơn) treo bánh lên thanh gỗ ở khu nhà giúp ráo nước.
Bà Kiềm cho biết, đây là năm thứ 3 những người dân trên đảo nhận nấu bánh giúp doanh nghiệp. "Họ về đây xây nhà máy, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nên chúng tôi đáp lại chút công sức, mang niềm vui nho nhỏ cho mọi người dịp Tết", bà Kiềm nói.
Bà Lê Thị Kiềm (78 tuổi, người trông coi nhà lớn Long Sơn) treo bánh lên thanh gỗ ở khu nhà giúp ráo nước.
Bà Kiềm cho biết, đây là năm thứ 3 những người dân trên đảo nhận nấu bánh giúp doanh nghiệp. "Họ về đây xây nhà máy, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nên chúng tôi đáp lại chút công sức, mang niềm vui nho nhỏ cho mọi người dịp Tết", bà Kiềm nói.
Quản lý nhà máy và nhân viên người Thái Lan tham gia làm bánh. "Tôi thật sự gặp khó khi bắt đầu buộc dây nhưng được các bà chỉ bảo rất nhiệt tình. Được trải nghiệm, thưởng thức món bánh truyền thống vào ngày Tết của địa phương thật sự thú vị", nữ quản lý (ngồi giữa) nói.
Theo đại diện doanh nghiệp, số bánh tét khi nấu chín sẽ được tặng cho nhân viên, công nhân và những người dân bị thu hồi đất hoặc sống quanh nhà máy. "Họ như là hàng xóm của nhà máy nên chúng tôi muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn", người này nói.
Quản lý nhà máy và nhân viên người Thái Lan tham gia làm bánh. "Tôi thật sự gặp khó khi bắt đầu buộc dây nhưng được các bà chỉ bảo rất nhiệt tình. Được trải nghiệm, thưởng thức món bánh truyền thống vào ngày Tết của địa phương thật sự thú vị", nữ quản lý (ngồi giữa) nói.
Theo đại diện doanh nghiệp, số bánh tét khi nấu chín sẽ được tặng cho nhân viên, công nhân và những người dân bị thu hồi đất hoặc sống quanh nhà máy. "Họ như là hàng xóm của nhà máy nên chúng tôi muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn", người này nói.
Bánh tét nhân thịt được người dân ở Long Sơn ăn kèm với thịt kho, bánh nhân đậu chấm tương chao trong những ngày Tết.
Bánh tét nhân thịt được người dân ở Long Sơn ăn kèm với thịt kho, bánh nhân đậu chấm tương chao trong những ngày Tết.
Long Sơn là xã đảo ở phía Tây TP Vũng Tàu. Cư dân ở đây đa phần là những người theo đạo ông Trần, tên thật là Lê Văn Mưu, người có công khai khẩn và tạo dựng nên vùng đất Long Sơn đầu thế kỷ 20 sáng lập.
Ông Trần làm khu nhà lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tự kiểu đình làng Việt Nam, nội thất phần lớn làm bằng gỗ quý. Khu nhà được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Việc trông coi, giữ gìn do người dân và con cháu ông Trần tự nguyện. Mỗi năm, di tích đón hơn 20.000 khách đến tham quan
Long Sơn là xã đảo ở phía Tây TP Vũng Tàu. Cư dân ở đây đa phần là những người theo đạo ông Trần, tên thật là Lê Văn Mưu, người có công khai khẩn và tạo dựng nên vùng đất Long Sơn đầu thế kỷ 20 sáng lập.
Ông Trần làm khu nhà lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tự kiểu đình làng Việt Nam, nội thất phần lớn làm bằng gỗ quý. Khu nhà được xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Việc trông coi, giữ gìn do người dân và con cháu ông Trần tự nguyện. Mỗi năm, di tích đón hơn 20.000 khách đến tham quan
Trường Hà