-
11h50
Giải vàng
Sản phẩm số tiềm năng
Giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng hải sản - Công ty Cổ phần Rynan Technologies Vietnam.
Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số
Nền tảng quản lý tiêm chủng Vaccine phòng Covid-19 quốc gia - Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel.
Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số
Nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud - Công ty FPT Smart Cloud.
Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số
Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov - Công ty CP MISA. -
11h45
Giải bạc
Sản phẩm số tiềm năng
Metric nền tảng dữ liệu thương mại điện tử - Công ty CP Khoa học dữ liệu.
Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số
Giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet - Công ty CP VieOn.
Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số
Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS - Công ty CP MISA.
Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số
Siêu ứng dụng MoMo - Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến. -
11h42
Giải đồng
Sản phẩm số tiềm năng
Công ty CP NextVision - Hệ sinh thái chuyển đổi số Nông nghiệp thông minh Nextfarm
Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số
Công ty CP Thông minh MK - Thẻ thông minh MK Smart
Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số
Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng SmartLog - Giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải SLX
Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số
Công ty CP Công nghệ - Viễn thông Elcom - Hệ thống giao thông thông minh Elcom ITS
-
11h30
Top 10 sản phẩm số xuất sắc Chính phủ số
- Giải pháp Green Data, Công ty Cổ phần CNTT Toàn cầu Xanh
- Hệ thống Giao thông thông minh Elcom ITS, Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom
- Nền tảng công nghệ IoT VNPT IoT Platform, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Nền tảng Quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov, Công ty Cổ phần MISA
- Nền tảng Trợ lý ảo Viettel Cyberbot, Trung tâm Không gian mạng Viettel
- Phần mềm Quản lý An sinh xã hội VNPT ASXH, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Phần mềm quản lý camera tập trung ViewPro , Công ty Cổ phần Biển Bạc
- Siêu ứng dụng MoMo, Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến
- Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel
- Trusted Archive Giải pháp lưu trữ, quản lý tài liệu điện tử tin cậy, Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
-
11h24
Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất về Kinh tế số
- Dịch vụ chữ ký số từ xa FPT.eSign, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT
- Sản phẩm công tơ điện tử CPCEMEC, Tổng công ty Điện lực Miền Trung
- Giải pháp ERP Fast Business Online Fast Business Online, Công ty CP Phần mềm quản lý Doanh nghiệp
- Giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải SLX, Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng SmartLog
- Nền tảng TopCV for business, Công ty CP TopCV Việt Nam
- Nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud, FPT Smart Cloud
- Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, Công ty MISA
- Nền tảng Quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud, Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu
- Nền tảng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp SME oneSME, Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT
- Siêu ứng dụng MoMo, Công ty CP Dịch vụ Di động Trực tuyến
-
11h20
Top 10 sản phẩm số xuất sắc Xã hội số
- GapoWork - nền tảng hợp nhất cho giao tiếp và cộng tác trong tổ chức, Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo
- Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối viễn thông thế hệ mới, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S), Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nền tảng giáo dục MISA EMIS, Công ty Cổ phần MISA
- Nền tảng phi lợi nhuận chống lừa đảo trực tuyến cho người Việt Nam, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội chống lừa đảo
- Nền tảng quản lý tiêm chủng vacine phòng Covid-19 quốc gia, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
- Nền tảng việc làm chất lượng cao TopCV, Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam
- Thẻ thông minh MK SMART, Công ty Cổ phần Thông minh MK
- VieOn - Giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet, Công ty Cổ phần VieOn
- Viettel Money - Hệ sinh thái thương mại, tài chính số,Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội
-
11h15
Công bố và trao giải Make in Viet Nam 2022
Năm nay, ban tổ chức giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2022" nhận 218 hồ sơ. Các vòng được công khai minh bạch, áp dụng công nghệ sống trong các khâu từ nhận hồ sơ, chấm giải. Ban tổ chức đánh giá năm nay có nhiều sản phẩm chất lượng. Một số sản phẩm đạt giải có tính cạnh tranh so với các giải pháp của doanh nghiệp nước ngoài đang phục vụ tại Việt Nam.
Top 10 sản phẩm số tiềm năng:
- Bộ sản phẩm an toàn điện thông minh - Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Vconnex
- Dịch vụ tổng đài ảo thông minh - Công ty ViHAT
- Giải pháp Omni-Channel Marketing Automation GAPONE - Công ty CP Truyền thông Gapit
- Giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng hải sản - Công ty Cổ phần Rynan Technologics Vietnam
- Hệ sinh thái chuyển đổi số nông nghiệp thông minh - Công ty Cổ phần Next Vision
- Hệ thống giám sát tổng hợp tầm nhìn - Công ty Công nghệ truyền thông đa phương tiện
- Ứng dụng ICANKid chơi mà học dành cho trẻ 2-6 tuổi - Công ty Galaxy Educition
- Máy bán hàng tự động thông minh SVM - Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Ứng dụng Toàn cầu
- Nền tảng số liệu thương mại điện tử - Metric
- Trạm sạc nhanh cho ôtô điện EVN EV Charger - Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC)
-
11h10
Cơ hội chuyển đổi số tại thị trường nước ngoài
Đại diện Công ty Tel.red, ông Joseph Saib, chia sẻ góc nhìn từ chuyên gia công nghệ nước ngoài. Ông có bằng Thạc sĩ Khoa học về Kỹ thuật Máy tính của UC San Diego, bao gồm cả phần
mềm và phần cứng, đồng thời có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Thung lũng Silicon của Mỹ, từng làm việc cho cả các công ty mới thành lập và các công ty công nghệ lớn như Qualcomm, Sony, T - Mobile, Ericsson, Facebook và Amazon.Chuyên gia dẫn số liệu, có 70% doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số. 40% tổng chi tiêu công nghệ được cho là dành cho chuyển đổi kỹ thuật số. 2 nghìn tỷ USD là tổng chi tiêu của doanh nghiệp cho chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2019 (CIO, 2018).
Thị trường chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 1.009,8 tỷ USD vào năm 2025, từ 469,8 tỷ USD vào năm 2020. 65% GDP toàn cầu sẽ được số hóa vào năm 2022.
"Các con số này chứng minh cơ hội mà Việt Nam không thể bỏ lỡ, nắm bắt tiềm năng khổng lồ đó. Để phát triển thành công, các công ty Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức và nguồn lực", ông nói.
Vị này dẫn ra bài học thành công từ Ấn Độ có nhiều thành công, bắt đầu gia công, tích luỹ và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập nền tảng giáo dục. Ông đánh giá Việt Nam có nhiều thành tựu đáng nể về công nghệ thông tin, Internet.
"Để mở rộng thành công sang một thị trường mới, các công ty cần giải bài toán tại địa phương
Điều này giúp họ nhanh chóng nắm bắt được xu hướng thị trường và thích ứng với các yêu cầu mới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với mọi tổ chức. Mỗi nhân viên phải có năng lực chuyên môn, có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ và nhạy bén với những thay đổi. Sự hỗ trợ từ các chiến lược và chính sách của Chính phủ cũng rất quan trọng", chuyên gia đề xuất. -
11h00
Khai phá thị trường nước ngoài bằng niềm tin, khát vọng
Đại diện các doanh nghiệp trẻ công nghệ số phát triển tại diễn đàn, ông Hoàng Tuấn Hải - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ VMO Holding cho biết, VMO là thương hiệu mới ở Việt Nam, với khoảng 1.200 nhân sự phục vụ 500 khách hàng ở 30 vùng, lãnh thổ. Công ty có văn phòng chi nhánh ở Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan.
Thay vì chia sẻ về sản phẩm, ông Hoàng Tuấn Hải kể câu chuyện khai phá thị trường nước ngoài của doanh nghiệp. Theo ông, 10 năm trước, khi thành lập, công ty đã định vị là công ty toàn cầu, phát triển thị trường ngách là các công ty startup và đánh thẳng vào thị trường Mỹ.
"Ngày đó chúng tôi chỉ có khát vọng, có niềm tin sẽ làm được. Chúng tôi chọn startup vì sẽ được tiếp xúc với những ý tưởng tuyệt vời của khách hàng, được tham gia vào toàn công đoạn để phát triển một sản phẩm. Vì vậy, tất cả xu hướng công nghệ hot nhất đều được VMO tiếp thu sớm", ông nói.
Cũng theo ông Tuấn Hải, thị trường Việt Nam ngày đó dồn lực khai thác Nhật Bản, trong khi VMO thấy mọi thị trường giống nhau, thông qua đó doanh nghiệp định vị không phải doanh nghiệp IT, và mang theo sứ mệnh một trong những công ty đầu tiên khai phá thị trường nước ngoài.
Qua 10 năm trải nghiệm thị trường nước ngoài, doanh nghiệp rút ra 2 điểm làm nên chiến thắng của VMO, đầu tiên là luôn ưu tiên thông điệp "Tại sao là Việt Nam?". "Chúng tôi giải thích Việt Nam có nền kinh tế chính trị ổn định; nhà nước, Chính phủ quan tâm công nghệ thông tin. Điểm quan trọng nữa là vị thế và niềm tin của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định", ông nói.
Thứ hai là yếu tố người đồng hành, doanh nghiệp định vị mình là doanh nghiệp đồng hành với khách hàng, startup, tham gia với họ trên mọi mặt trận kể cả khi họ thất bại.
Từ câu chuyện khai phá trị trường nước ngoài, ông Hoàng Tuấn Hải cho biết thêm, thị trường IT Việt Nam có nhiều tiềm năng và hạn chế, các doanh nghiệp cần chủ động giải quyết hạn chế. Hạn chế gồm trình độ ngoại ngữ , tư duy phản biện và chính sách hỗ trợ mở văn phòng và đầu tư ra nước ngoài.
Ông đồng thời đề xuất 2 điểm với bộ và nhà nước: Nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao, kết hợp với mô hình trường học và doanh nghiệp; xây dựng các hub công nghệ Việt Nam tại các thị trường công nghệ lớn (nhà nước mở các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và nhỏ có thể đặt chân đến, sau này lớn lên các doanh nghiệp có thể tự thuê văn phòng, nhân viên).
-
10h40
Sản phẩm công nghệ cao Viettel chinh phục thị trường nước ngoài
Trong các doanh nghiệp công nghệ số, Viettel là một trong những đơn vị thành công trong việc đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra nước ngoài. Chia sẻ về hành trình này, ông Lê Minh Hà - Giám đốc Giải pháp Quốc tế Tổng công ty giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết, đầu năm 2010, Viettel có chiến lược, nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng cao.
Khi làm việc với đối tác, Viettel nhận ra doanh nghiệp Việt đang phụ thuộc vào việc nhập "nguyên liệu" từ nước ngoài, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và chưa đảm bảo được vấn đề an toàn thông tin.
Do đó, Viettel tham gia nghiên cứu các sản phẩm công nghệ viễn thông do có thế mạnh là thị trường rộng lớn tại 11 quốc gia. Doanh nghiệp cũng có nguồn nhân lực tốt, ngân sách ổn định cho các dự án nghiên cứu, đầu tư. Công ty cũng đưa nhiều sản phẩm Make in Vietnam ra nước ngoài.
Với sản phẩm công nghệ viễn thông, công nghệ cao, Viettel làm chủ công nghệ mạng 4G, công nghệ lưu trữ, cung cấp cho 30 triệu thuê bao 4G. Với hạ tầng 5G, công ty đang làm chủ và phát triển mạng lõi, truyền dẫn và truy cập cũng như 2 dòng chipset là công nghệ mới đang ứng dụng vào phát sóng. Hiện tại, Viettel đã triển khai 5G tại hầu hết tỉnh thành, sau đó sẽ đến các thị trường đang đầu tư và khu vực châu Á
Trong lĩnh vực chính quyền số, trung tâm giám sát và điều hành thông minh ra đời, giúp Chính phủ triển khai các giải pháp CDS, hướng tới phát triển thành phố thông minh. Giải pháp này đạt được nhiều giải thưởng quốc tế.
Với ngành giáo dục số, Viettel tham vọng phát triển hệ sinh thái giáo dục số toàn diện, chuyển đổi số tất cả các hoạt động từ bộ, các trường đến giải pháp học tập trọn đời. Tại thị trường quốc tế, doanh nghiệp triển khai hỗ trợ các hoạt động giáo dục như SMAS tại 1.000 trường; Viettel Study, E-learning..
Về ngành y tế, hệ sinh thái y tế số của Viettel kết nối 3.000 cơ sở y tế, 14.000 cơ sở tiêm chủng, 38.000 cơ sở cung ứng thuốc... đồng thời hỗ trợ các quốc gia phòng chống Covid-19 với hộ chiến Vaccin, tiêm chủng...
Bên cạnh đó, Viettel Money xây dựng hệ sinh thái toàn diện phục vụ mọi nhu cầu của con người...Với hệ sinh thái an ninh mạng, Viettel làm chủ hoàn toàn về công nghệ trong trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC).
Để các doanh nghiệp số phát triển, đại diện Viettel đưa ra 2 giải pháp. Trong đó, chính phủ cần có chính sách để tạo dựng thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghệ cao, thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao... Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường các chương trình xúc tiến, hợp tác quốc tế để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài.