Khoa học thúc đẩy sự phát triển của con người, có thể ứng dụng trong mọi tình huống của cuộc sống, do đó, việc cho trẻ tiếp cận từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu bản chất hiện tượng, từ đó, thích ứng nhanh với môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều trẻ nhỏ không hứng thú với lĩnh vực này bởi cách tiếp cận và truyền đạt khô khan. Vì vậy, để kích thích trẻ khám phá khoa học, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách sau đây:
Thực hành nhiều hơn lý thuyết
Trẻ nhỏ luôn có ham muốn tìm hiểu, tò mò về thế giới xung quanh, mỗi câu hỏi "vì sao" của chúng về các hiện tượng đều có thể trở thành cơ hội để các bậc phụ huynh giải thích cho trẻ về khoa học.
Tuy nhiên, với sự hiếu động vốn có, việc chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết khô khan sẽ không thể giữ trẻ tập trung. Do đó, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản như nước chuyển sang thể rắn khi ở nhiệt độ thấp, tan ra khi gặp nhiệt độ cao, lực hút của nam châm... dưới sự giám sát của mình, từ đó, trẻ sẽ chủ động tìm hiểu nguyên lý của chúng.
Đồng hành cùng con
Với các thí nghiệm đơn giản cha mẹ nên để con tự thực hiện dưới sự giám sát của mình nhằm rèn tính tự lập cho trẻ. Khi trẻ thực hiện, ngoài việc đảm bảo sự an toàn cho trẻ, đồng thời, giải thích về bản chất hiện tượng. Như vậy, trẻ sẽ được tiếp thu cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành.
Để làm được điều này, cha mẹ cần trau dồi kỹ năng giao tiếp cùng trẻ trong quá trình thực hành, kiên nhẫn quan sát con làm thí nghiệm, để trẻ thực hiện chậm rãi, đồng thời, đưa ra một vài gợi ý khi trẻ gặp khúc mắc.
Ngoài ra, thông qua quá trình này, các bậc phụ huynh nên chú ý xem trẻ có năng lực vượt trội hơn ở lĩnh vực nào, từ đó, khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy tiềm năng.
Tạo không gian thực hành thí nghiệm tại nhà
Khoa học gắn liền với mọi hoạt động trong cuộc sống, do đó, cha mẹ có thể áp dụng cách lý giải khoa học cho bé về các hiện tượng xung quanh. Ngay cả với các đồ dùng đơn giản như cốc nước, nam châm, kim loại, màu nước hay các dụng cụ an toàn trong nhà bếp cũng có thể trở thành dụng cụ thí nghiệm cho trẻ.
Đồng thời, việc thực hành thí nghiệm kết hợp với các hoạt động vui chơi như vẽ tranh, thổi bong bóng, tạo ra nhạc nước với ly thủy tinh... sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức cho trẻ thú vị hơn.
Học khoa học trực tuyến
Trong thời đại công nghệ số, ở mọi hoàn cảnh, trẻ đều có thể thực hiện các thí nghiệm khoa học thông qua các nền tảng trực tuyến như sách, báo, truyền hình... Ngoài ra, trong giai đoạn bùng phát Covid-19, trẻ cần hạn chế đến nơi đông người, thậm chí, nghỉ học kéo dài, do đó, các kênh hướng dẫn thí nghiệm khoa học trực tuyến sẽ giúp việc học của trẻ không bị gián đoạn, đồng thời kích thích trẻ khám phá tự nhiên.
Trong đó, chuyên mục Kid Lab do VnExpress phối hợp cùng Viện Khoa học hàn lâm Nga - Naooka cung cấp cho trẻ hàng trăm video hướng dẫn thí nghiệm với nội dung dễ hiểu, dễ làm theo tại nhà.
Các thí nghiệm được thiết kế an toàn với các dụng cụ quen thuộc như bóng bay, chai nước, ống hút... để trẻ vừa học vừa chơi, dễ dàng tự thực hiện tại nhà.
Để truy cập toàn bộ kho video khoa học hấp dẫn hơn, Kids Lab hiện có gói truy cập trong 30 ngày giá 39.000 đồng, đăng ký 3 tháng có giá 99.000 đồng, 189.000 đồng là chi phí thực hành thí nghiệm online tại Kid lab trong vòng 6 tháng.
Nhật Lệ
- Đăng ký tài khoản trên VnExpress để bắt đầu truy cập Kid lab
- Cha mẹ xem trước video và chuẩn bị các vật liệu cần thiết
- Bố mẹ hỏi trẻ về những đồ dùng mà mình nhìn thấy và chức năng của chúng
- Sau đó, phụ huynh miêu tả sẽ làm gì với đồ vật để trẻ phán đoán điều gì xảy ra trong đó, định hướng trẻ hình thành kỹ năng phân tích, kích thích trí tò mò...
- Người lớn bắt đầu thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết các dự đoán, nếu trẻ đủ kỹ năng thì nên để trẻ thực hiện, những hoạt động phức tạp phụ huynh hỗ trợ.
- Sau khi kết thúc thí nghiệm, cha mẹ gợi ý để trẻ nói ra những kết luận của riêng mình. Người lớn thăm dò bằng các câu hỏi "Con học được điều gì hôm nay, hiện tượng gì đã xảy ra trong thí nghiệm..."