James Rodriguez (áo vàng) tỏa sáng rực rỡ ở World Cup 2014 tại Brazil khi đoạt danh hiệu Vua phá lưới với sáu bàn, dù Colombia bị loại từ tứ kết. Anh còn giành giải Bàn thắng đẹp nhất giải và Puskas cho bàn thắng của năm, với pha đỡ ngực rồi xoay người vô-lê chân trái tung lưới Uruguay ở vòng 1/8.
Nhạc trưởng của tuyển Colombia vốn được nhiều CLB châu Âu săn đón từ trước World Cup 2014, nhờ mùa giải ra mắt ấn tượng tại Monaco. Màn trình diễn thăng hoa tại Brazil càng nâng cao danh tiếng của Rodriguez, giúp anh gia nhập Real với tổng phí chuyển nhượng 108 triệu USD. Nhưng sau khi ghi 13 bàn qua 29 trận tại La Liga, Rodriguez dần sa sút và chật vật với những chấn thương. Anh lần lượt chuyển tới Bayern, Everton, CLB Qatar Al-Rayyan và hiện chơi cho đội bóng Hy Lạp Olympiakos. Ảnh: Reuters
James Rodriguez (áo vàng) tỏa sáng rực rỡ ở World Cup 2014 tại Brazil khi đoạt danh hiệu Vua phá lưới với sáu bàn, dù Colombia bị loại từ tứ kết. Anh còn giành giải Bàn thắng đẹp nhất giải và Puskas cho bàn thắng của năm, với pha đỡ ngực rồi xoay người vô-lê chân trái tung lưới Uruguay ở vòng 1/8.
Nhạc trưởng của tuyển Colombia vốn được nhiều CLB châu Âu săn đón từ trước World Cup 2014, nhờ mùa giải ra mắt ấn tượng tại Monaco. Màn trình diễn thăng hoa tại Brazil càng nâng cao danh tiếng của Rodriguez, giúp anh gia nhập Real với tổng phí chuyển nhượng 108 triệu USD. Nhưng sau khi ghi 13 bàn qua 29 trận tại La Liga, Rodriguez dần sa sút và chật vật với những chấn thương. Anh lần lượt chuyển tới Bayern, Everton, CLB Qatar Al-Rayyan và hiện chơi cho đội bóng Hy Lạp Olympiakos. Ảnh: Reuters
Asamoah Gyan ghi ba bàn trong hành trình đưa Ghana vào tứ kết World Cup 2010 gặp Uruguay. Trận đó, Ghana được hưởng phạt đền khi tiền đạo Luis Suarez dùng tay đẩy bóng trong hiệp phụ, nhưng Gyan đá hỏng. Trận đấu được đưa đến loạt đá luân lưu, và chứng kiến chiến thắng dành cho Uruguay.
Sau giải, Sunderland quyết định phá kỷ lục CLB khi chi gần 20 triệu USD để tuyển mộ Gyan từ Rennes. Tuy nhiên, tiền đạo Ghana thi đấu chật vật, trước khi gia nhập CLB UAE Al Ain theo dạng cho mượn vào tháng 1/2012. Sau khi lần lượt khoác áo Shanghai SIPG, Al Ahli Dubai, Kayserispor, anh giải nghệ tại Legon Cities năm 2021. Ảnh: AFP
Asamoah Gyan ghi ba bàn trong hành trình đưa Ghana vào tứ kết World Cup 2010 gặp Uruguay. Trận đó, Ghana được hưởng phạt đền khi tiền đạo Luis Suarez dùng tay đẩy bóng trong hiệp phụ, nhưng Gyan đá hỏng. Trận đấu được đưa đến loạt đá luân lưu, và chứng kiến chiến thắng dành cho Uruguay.
Sau giải, Sunderland quyết định phá kỷ lục CLB khi chi gần 20 triệu USD để tuyển mộ Gyan từ Rennes. Tuy nhiên, tiền đạo Ghana thi đấu chật vật, trước khi gia nhập CLB UAE Al Ain theo dạng cho mượn vào tháng 1/2012. Sau khi lần lượt khoác áo Shanghai SIPG, Al Ahli Dubai, Kayserispor, anh giải nghệ tại Legon Cities năm 2021. Ảnh: AFP
Andreas Isaksson thi đấu cả bốn trận, giúp Thụy Điển đứng thứ hai bảng B sau Anh, để vào vòng 1/8 World Cup 2006 - nơi họ thua chủ nhà Đức 0-2. Cùng lúc đó, Man City đang tìm thủ môn mới sau khi David James gia nhập Portsmouth, và tưởng như đã tìm được một món hời khi tậu Isaksson với giá hơn 2 triệu USD.
Tuy nhiên, những chấn thương khiến Isaksson chỉ chơi 14 trận trong mùa giải ra mắt Man City. Đến mùa tiếp theo 2007-2008, anh được bầu là thủ thành hay nhất Thụy Điển, nhưng chỉ là kép phụ ở Man City với vỏn vẹn năm lần ra sân tại Ngoại hạng Anh. Isaksson thậm chí khép lại hành trình ở Manchester bằng trận thua Middlesbrough 1-8 ở vòng hạ màn. Ảnh: PA Images
Andreas Isaksson thi đấu cả bốn trận, giúp Thụy Điển đứng thứ hai bảng B sau Anh, để vào vòng 1/8 World Cup 2006 - nơi họ thua chủ nhà Đức 0-2. Cùng lúc đó, Man City đang tìm thủ môn mới sau khi David James gia nhập Portsmouth, và tưởng như đã tìm được một món hời khi tậu Isaksson với giá hơn 2 triệu USD.
Tuy nhiên, những chấn thương khiến Isaksson chỉ chơi 14 trận trong mùa giải ra mắt Man City. Đến mùa tiếp theo 2007-2008, anh được bầu là thủ thành hay nhất Thụy Điển, nhưng chỉ là kép phụ ở Man City với vỏn vẹn năm lần ra sân tại Ngoại hạng Anh. Isaksson thậm chí khép lại hành trình ở Manchester bằng trận thua Middlesbrough 1-8 ở vòng hạ màn. Ảnh: PA Images
Kleberson (trái) vốn là bổ sung đắc lực cho những ngôi sao như Ronaldinho, Ronaldo hay Rivaldo trong hành trình đăng quang World Cup 2002. HLV Felipe Scolari từng ca ngợi Kleberson là "người hùng thầm lặng" giúp Brazil lên ngôi vô địch thế giới lần thứ năm trong lịch sử.
Chứng kiến phong độ đó, Sir Alex Ferguson quyết định tậu tuyển thủ Brazil hè 2003 và để anh ra mắt cùng Cristiano Ronaldo. "Một trong những lý do Man Utd bán Juan Sebastian Veron là vì đang sở hữu Kleberson. Điều đó cho thấy chúng tôi đánh giá cao tài năng của Kleberson như thế nào", Ferguson nói khi đó.
Được kỳ vọng rất nhiều, nhưng Kleberson chỉ trụ được hai năm tại sân Old Trafford. Man Utd quyết định bán lỗ tiền vệ sinh năm 1979 sau vỏn vẹn 30 trận, cho CLB Thổ Nhĩ Kỳ Besiktas. Ảnh: AFP
Kleberson (trái) vốn là bổ sung đắc lực cho những ngôi sao như Ronaldinho, Ronaldo hay Rivaldo trong hành trình đăng quang World Cup 2002. HLV Felipe Scolari từng ca ngợi Kleberson là "người hùng thầm lặng" giúp Brazil lên ngôi vô địch thế giới lần thứ năm trong lịch sử.
Chứng kiến phong độ đó, Sir Alex Ferguson quyết định tậu tuyển thủ Brazil hè 2003 và để anh ra mắt cùng Cristiano Ronaldo. "Một trong những lý do Man Utd bán Juan Sebastian Veron là vì đang sở hữu Kleberson. Điều đó cho thấy chúng tôi đánh giá cao tài năng của Kleberson như thế nào", Ferguson nói khi đó.
Được kỳ vọng rất nhiều, nhưng Kleberson chỉ trụ được hai năm tại sân Old Trafford. Man Utd quyết định bán lỗ tiền vệ sinh năm 1979 sau vỏn vẹn 30 trận, cho CLB Thổ Nhĩ Kỳ Besiktas. Ảnh: AFP
Salif Diao (trái) gây tiếng vang khi cùng Senegal vào tứ kết World Cup 2002 - nơi họ thua Thổ Nhĩ Kỳ ở hiệp phụ. Nhờ đó, Diao gia nhập Liverpool với mức phí hơn 5 triệu USD. Dưới trướng Gerard Houllier, Diao không được đá vị trí tiền vệ sở trường, mà thường xuyên bị đẩy xuống trung vệ hoặc hậu vệ cánh. Đến khi Rafael Benitez tiếp quản ghế nóng năm 2004, cầu thủ Senegal cũng không để lại nhiều ấn tượng dù trở lại vị trí sở trường.
Từ 2005, Diao lần lượt khoác áo Birmingham City, Portsmouth và Stoke City theo dạng cho mượn. Anh gia nhập Stoke City theo dạng tự do hè 2007, giúp CLB thăng hạng lên Ngoại hạng Anh một năm sau rồi giã từ sự nghiệp năm 2012. Ảnh: AFP
Salif Diao (trái) gây tiếng vang khi cùng Senegal vào tứ kết World Cup 2002 - nơi họ thua Thổ Nhĩ Kỳ ở hiệp phụ. Nhờ đó, Diao gia nhập Liverpool với mức phí hơn 5 triệu USD. Dưới trướng Gerard Houllier, Diao không được đá vị trí tiền vệ sở trường, mà thường xuyên bị đẩy xuống trung vệ hoặc hậu vệ cánh. Đến khi Rafael Benitez tiếp quản ghế nóng năm 2004, cầu thủ Senegal cũng không để lại nhiều ấn tượng dù trở lại vị trí sở trường.
Từ 2005, Diao lần lượt khoác áo Birmingham City, Portsmouth và Stoke City theo dạng cho mượn. Anh gia nhập Stoke City theo dạng tự do hè 2007, giúp CLB thăng hạng lên Ngoại hạng Anh một năm sau rồi giã từ sự nghiệp năm 2012. Ảnh: AFP
El Hadji Diouf (phải) ký hợp đồng với Liverpool chỉ một ngày sau khi giúp Senegal hạ ĐKVĐ Pháp 1-0 ở trận mở màn World Cup 2002. Khi đó, chủ sân Anfield đã chọn Diouf thay vì Nicolas Anelka - tiền đạo gây ấn tượng mạnh theo dạng cho mượn từ PSG mùa 2001-2002.
Tới Liverpool, Diouf không được lòng người hâm mộ. Bên cạnh màn trình diễn kém cỏi, anh còn có những hành động gây tranh cãi, gồm việc nhổ nước bọt vào một CĐV Celtic trong trận đấu tại UEFA Cup và hành vi tương tự với Arjan de Zeeuw trong trận gặp Portsmouth tại Ngoại hạng Anh.
Được trao áo số 9, Diouf ghi sáu bàn trong mùa đầu tiên và tịt ngòi ở mùa thứ hai, trước khi bị bán cho Bolton năm 2004. Jamie Carragher từng nói về Diouf: "Cậu ấy là tiền đạo Liverpool sở hữu một trong những thống kê tệ nhất trong lịch sử. Có lẽ, Diouf là tiền đạo số 9 duy nhất không thể ghi bàn cấp CLB trong cả mùa giải. Diouf luôn là người cuối cùng được chọn trong các buổi tập". Ảnh: AFP
El Hadji Diouf (phải) ký hợp đồng với Liverpool chỉ một ngày sau khi giúp Senegal hạ ĐKVĐ Pháp 1-0 ở trận mở màn World Cup 2002. Khi đó, chủ sân Anfield đã chọn Diouf thay vì Nicolas Anelka - tiền đạo gây ấn tượng mạnh theo dạng cho mượn từ PSG mùa 2001-2002.
Tới Liverpool, Diouf không được lòng người hâm mộ. Bên cạnh màn trình diễn kém cỏi, anh còn có những hành động gây tranh cãi, gồm việc nhổ nước bọt vào một CĐV Celtic trong trận đấu tại UEFA Cup và hành vi tương tự với Arjan de Zeeuw trong trận gặp Portsmouth tại Ngoại hạng Anh.
Được trao áo số 9, Diouf ghi sáu bàn trong mùa đầu tiên và tịt ngòi ở mùa thứ hai, trước khi bị bán cho Bolton năm 2004. Jamie Carragher từng nói về Diouf: "Cậu ấy là tiền đạo Liverpool sở hữu một trong những thống kê tệ nhất trong lịch sử. Có lẽ, Diouf là tiền đạo số 9 duy nhất không thể ghi bàn cấp CLB trong cả mùa giải. Diouf luôn là người cuối cùng được chọn trong các buổi tập". Ảnh: AFP
Denilson thi đấu tất cả các trận trong hành trình lên ngôi á quân World Cup 1998 của Brazil, rồi cập bến Real Betis với giá 32 triệu USD và trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới. Tuy nhiên, tiền đạo này không thể cạnh tranh vị trí chính thức ở mùa đầu tiên, rồi cùng Betis xuống hạng ở Segunda Division mùa tiếp theo. Denilson gia nhập Flamengo theo dạng cho mượn, rồi trở lại Betis vào tháng 1/2001. CLB Tây Ban Nha thăng hạng La Liga, nhưng Denilson vẫn thường xuyên dự bị.
Dù sa sút phong độ, Denilson vẫn là thành viên của Brazil vô địch World Cup 2002. Ở cấp CLB, sau khi chia tay Betis năm 2005, Denilson khoác áo nhiều CLB ở nhiều nơi trên thế giới, như Flamengo (Brazil), Bordeaux (Pháp), Al Nassr (Saudi Arabia), FC Dallas (Mỹ), Palmeiras, Itumbiara (Brazil) và cả Hải Phòng (Việt Nam). Ảnh: AFP
Denilson thi đấu tất cả các trận trong hành trình lên ngôi á quân World Cup 1998 của Brazil, rồi cập bến Real Betis với giá 32 triệu USD và trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới. Tuy nhiên, tiền đạo này không thể cạnh tranh vị trí chính thức ở mùa đầu tiên, rồi cùng Betis xuống hạng ở Segunda Division mùa tiếp theo. Denilson gia nhập Flamengo theo dạng cho mượn, rồi trở lại Betis vào tháng 1/2001. CLB Tây Ban Nha thăng hạng La Liga, nhưng Denilson vẫn thường xuyên dự bị.
Dù sa sút phong độ, Denilson vẫn là thành viên của Brazil vô địch World Cup 2002. Ở cấp CLB, sau khi chia tay Betis năm 2005, Denilson khoác áo nhiều CLB ở nhiều nơi trên thế giới, như Flamengo (Brazil), Bordeaux (Pháp), Al Nassr (Saudi Arabia), FC Dallas (Mỹ), Palmeiras, Itumbiara (Brazil) và cả Hải Phòng (Việt Nam). Ảnh: AFP
Robert Jarni (giữa) gây tiếng vang khi đá cả bảy trận, góp công lớn giúp Croatia giành HC đồng tại World Cup 1998. Gordon Strachan, HLV khi đó của Coventry, ấn tượng đến mức thuyết phục ban lãnh đạo chi 3 triệu USD để đánh bại Real trong cuộc đua giành Jarni.
Nhưng Jarni không kịp đá trận nào, trước khi được bán sang chính Real chỉ một tháng sau đó. Đây hóa ra lại là thương vụ có lời của Coventry, khi họ nhận 4 triệu USD tiền chuyển nhượng từ Real. Tuyển thủ Croatia sau đó không thể cạnh tranh vị trí chính thức tại sân Bernabeu rồi bị đẩy sang Las Palmas năm 1999. Ảnh: AFP
Robert Jarni (giữa) gây tiếng vang khi đá cả bảy trận, góp công lớn giúp Croatia giành HC đồng tại World Cup 1998. Gordon Strachan, HLV khi đó của Coventry, ấn tượng đến mức thuyết phục ban lãnh đạo chi 3 triệu USD để đánh bại Real trong cuộc đua giành Jarni.
Nhưng Jarni không kịp đá trận nào, trước khi được bán sang chính Real chỉ một tháng sau đó. Đây hóa ra lại là thương vụ có lời của Coventry, khi họ nhận 4 triệu USD tiền chuyển nhượng từ Real. Tuyển thủ Croatia sau đó không thể cạnh tranh vị trí chính thức tại sân Bernabeu rồi bị đẩy sang Las Palmas năm 1999. Ảnh: AFP
Ilie Dumitrescu gia nhập Tottenham với mức phí 3 triệu USD, sau khi giúp Romania vào tứ kết World Cup 1994. Dù không thể sánh bằng Jurgen Klinsmann - một tân binh khác Tottenham lúc đó, Dumitrescu vẫn được đánh giá là một trong những ngôi sao chạy cánh hàng đầu.
Tuy nhiên, chuỗi kết quả tồi tệ khiến HLV Osvaldo Ardiles bị sa thải tháng 10/1994. Dumitrescu không được lòng người thay thế Gerry Francis và bị đẩy sang Sevilla theo dạng cho mượn. Trở lại sân White Hart Lane mùa 1995-1996, Dumitrescu vẫn không để lại ấn tượng nào và chỉ tám lần ra sân tại Ngoại hạng Anh. Ông cũng chật vật để ký hợp đồng với West Ham hồi tháng 2/1996 bởi những vấn đề về giấy phép lao động. Sau một mùa tại London, Dumitrescu lần lượt khoác áo Club America, Atlante, Steaua Bucuresti rồi giải nghệ năm 1998. Ảnh: FIFA
Ilie Dumitrescu gia nhập Tottenham với mức phí 3 triệu USD, sau khi giúp Romania vào tứ kết World Cup 1994. Dù không thể sánh bằng Jurgen Klinsmann - một tân binh khác Tottenham lúc đó, Dumitrescu vẫn được đánh giá là một trong những ngôi sao chạy cánh hàng đầu.
Tuy nhiên, chuỗi kết quả tồi tệ khiến HLV Osvaldo Ardiles bị sa thải tháng 10/1994. Dumitrescu không được lòng người thay thế Gerry Francis và bị đẩy sang Sevilla theo dạng cho mượn. Trở lại sân White Hart Lane mùa 1995-1996, Dumitrescu vẫn không để lại ấn tượng nào và chỉ tám lần ra sân tại Ngoại hạng Anh. Ông cũng chật vật để ký hợp đồng với West Ham hồi tháng 2/1996 bởi những vấn đề về giấy phép lao động. Sau một mùa tại London, Dumitrescu lần lượt khoác áo Club America, Atlante, Steaua Bucuresti rồi giải nghệ năm 1998. Ảnh: FIFA
Alberto Tarantini (áo sọc) là trụ cột của Argentina trong hành trình vô địch World Cup 1978. Trước giải, ông tranh chấp hợp đồng với Boca Juniors và trở thành cầu thủ tự do. Khi đó, ban lãnh đạo Boca gây áp lực buộc tất cả các CLB Argentina không tuyển mộ hậu vệ này.
Sau khi mừng chức vô địch World Cup, Tarantini gia nhập Birmingham City với mức phí 300.000 USD. Nhưng Tarantini trải qua khoảng thời gian đáng quên tại Anh bởi thói vô kỷ luật, trong đó có việc đánh hậu vệ Brian Greenhoff của Man Utd và tấn công người hâm mộ.
Sau đó, ông trở về Argentina khoác áo Talleres de Cordoba, rồi lần lượt thi đấu cho River Plate, Bastia, Toulouse và St. Gallen. Sau khi thi đấu tại World Cup 1982, ông từ giã sự nghiệp quốc tế. Ảnh: AFA
Alberto Tarantini (áo sọc) là trụ cột của Argentina trong hành trình vô địch World Cup 1978. Trước giải, ông tranh chấp hợp đồng với Boca Juniors và trở thành cầu thủ tự do. Khi đó, ban lãnh đạo Boca gây áp lực buộc tất cả các CLB Argentina không tuyển mộ hậu vệ này.
Sau khi mừng chức vô địch World Cup, Tarantini gia nhập Birmingham City với mức phí 300.000 USD. Nhưng Tarantini trải qua khoảng thời gian đáng quên tại Anh bởi thói vô kỷ luật, trong đó có việc đánh hậu vệ Brian Greenhoff của Man Utd và tấn công người hâm mộ.
Sau đó, ông trở về Argentina khoác áo Talleres de Cordoba, rồi lần lượt thi đấu cho River Plate, Bastia, Toulouse và St. Gallen. Sau khi thi đấu tại World Cup 1982, ông từ giã sự nghiệp quốc tế. Ảnh: AFA
Hồng Duy