Theo các ngư dân, họ đã trục vớt hơn 500 hiện vật gốm từ con tàu chứa "kho cổ vật"" được cho là 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu. "Thời gian đầu do lo ngại cơ quan chức năng tịch thu, các ngư dân đã lén lút buôn bán cổ vật trong đêm với giá thấp. Đến khi họ biết giá trị thật của cổ vật thì thấy tiếc, mất ăn, mất ngủ vì mất hàng chục triệu đồng trong thời gian ngắn", ngư dân Trần Thanh thổ lộ. Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, hầu hết "cổ vật" do ngư dân trong lúc đánh bắt thủy sản phát hiện được. "Nhà nước cần có cơ chế thưởng công phát hiện xứng đáng mới mong bảo tồn di sản văn hóa, tránh thất thoát cổ vật", ông Khôi đề xuất. Cầm chiếc đĩa gốm men xanh ngọc, bát gốm men da lươn được ngư dân tìm thấy, tiến sĩ Châu đánh giá chúng có từ thế kỷ 13, hiện giá hai món không dưới 60 triệu đồng. Trong hơn 4.000 hiện vật được cơ quan chức năng Quảng Ngãi khai quật từ con tàu chìm trong tháng 6 có một chiếc đĩa gốm men ngọc chạm khắc hoa văn hình rồng trong lòng. TS Khôi cho rằng chiếc đĩa này là hiện vật độc bản. Tô men ngọc 700 tuổi nguyên vẹn được ngư dân Bình Châu bán giá 10 triệu đồng. "Căn cứ chất liệu men và hoa văn độc đáo trong lòng hiện vật mà giá trị của chúng thay đổi. Chỉ cần lặn vớt được chiếc dĩa men ngọc có hoa văn chạm khắc hình rồng xem như ""trúng" lớn, giá chừng 100 triệu đồng", ngư dân Nguyễn Văn Lành nói. Từ ngày phát hiện "kho cổ vật" ở vùng biển Bình Châu, thú chơi san hô, ốc biển của các ngư dân không còn. Thay vào đó, họ trưng bày cổ vật trong tủ kính có khóa cẩn thận. Trí TínBí ẩn 'nghĩa địa tàu cổ' ở vùng biển Bình Châu Lại tìm thấy tàu cổ, hàng trăm người tranh giành khai thác Thêm tàu chứa 'kho cổ vật' ở vùng biển Quảng Ngãi