Jellyfish Barge là một mô hình nhà kính nổi, có diện tích khoảng 70 m2, bề mặt đế và khung dựng bằng gỗ, thân là các tấm kính lớn. Đây là thiết kế của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florence, Italy. Jellyfish Barge hoạt động độc lập và có thể tự tạo nước ngọt thông qua một hệ thống chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời. Nhà kính tự bơm và xử lý nước sông, nước mặn hay thậm chí là nước ô nhiễm. Thiết bị chưng cất có thể tạo ra 150 lít nước mỗi ngày, với chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn dùng để tưới tiêu. Theo giáo sư Stefano Mancuso, mục đích của công trình nghiên cứu là cải thiện chất lượng an toàn thực phẩm ở những khu vực ít đất canh tác. Mô hình thủy canh này có thể tiết kiệm nước đến 70% so với các hệ thống tiêu chuẩn. Cơ chế nổi hoạt động nhờ 96 thùng nhựa tái nhế gắn bên dưới. Toàn bộ hệ thống có thể được điều khiển từ xa. Một nhà nổi Jelly Barge có thể cung cấp thực phẩm cho hai hộ gia đình. Linh Anh (Theo Gizmag)Xây nhà bằng vi khuẩn 8 ngôi nhà trú ẩn thông minh