![]() |
Xe buýt xã hội hóa góp phần phủ kín tới các khu dân cư. Ảnh: Hoàng Hà |
"Những tuyến mới mở có thể số hành khách chưa đông, song sẽ tạo thói quen sử dụng xe buýt tới mỗi người dân. Khi phương tiện giao thông công cộng được sử dụng nhiều sẽ làm giảm ùn tắc giao thông", ông Khôi nhận xét.
Năm 2001, xe buýt Hà Nội chỉ vận chuyển 9 triệu lượt hành khách. Sau 5 năm, loại hình này đã chuyên chở tới 60 triệu lượt người. Hiện toàn mạng lưới có hơn 900 xe buýt, chạy trên 58 tuyến.
Đặc biệt, trong 3 năm thực hiện xã hội hóa, 14 tuyến xe buýt do các công ty cổ phần, công ty TNHH đầu tư đã giúp nhà nước giảm chi ngân sách 175 tỷ đồng. Trong đó, giảm đầu tư phương tiện là 148 tỷ, giảm chi phí vận hành thông qua đấu thầu hơn 27 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động.
Tại hội nghị tổng kết 3 năm xã hội hóa xe buýt, ông Nguyễn Văn Khôi, Giám đốc Sở Giao thông công chính nhận xét, không chỉ làm giảm chi ngân sách, việc xã hội hóa đã làm tăng sự cạnh tranh, chất lượng dịch vụ của các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng thay đổi rõ rệt.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết việc thanh quyết toán, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cũng như góp phần hoàn chỉnh chính sách vận tải hành khách công cộng trong thời gian tiếp theo.
Năm nay, Hà Nội đã đấu thầu tuyến xe buýt là Thị trấn Đông Anh - ĐH Nông nghiệp 1, Nghĩa Đô - Bến xe Nước ngầm, dự kiến cuối năm sẽ đi vào hoạt động.
Đoàn Loan