Thứ tư, 24/4/2024

Vụ án Đỗ Thị Mỹ Phượng

Cuộc chiến giữa Mỹ Phượng và các trùm buôn lậu

Thị trường hàng lậu phía Nam từng là chiến trường giữa các “ma cũ” với nữ hoàng Mỹ Phượng. Để sinh tồn trong cuộc chiến “đẫm máu” này, các bên không từ thủ đoạn nào và đều phải dựa vào đàn anh trong lực lượng chống buôn lậu. Mỹ Phượng cũng vậy và tiếp tay cho thị là vòng tay âu yếm của Cục trưởng Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Hữu Bát, hiện vẫn ngoài vòng pháp luật.

Hai thiếu sót lớn trong điều tra, truy tố vụ buôn lậu Mỹ Phượng

Trong 7 ngày xét xử vụ án Đỗ Thị Mỹ Phượng, các bị cáo đã biết triệt để khoét sâu hai thiếu sót lớn của cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố: chi tiết hối lộ cho các bị cáo hải quan và việc tách hành vi buôn lậu, trốn thuế 9.827 xe Dream ra khỏi vụ án. Việc này đang gây tranh cãi căng thẳng giữa các luật sư, bởi nó làm nặng thêm hoặc nhẹ đi trách nhiệm của một số bị cáo.

Vai trò của Hải quan Long An trong vụ buôn lậu Mỹ Phượng

Ngày 16/7, HĐXX tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo nguyên là lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Long An (HQLA) và các doanh nghiệp đã giúp sức Mỹ Phượng nhập lậu hàng. Lãnh đạo HQLA phủ nhận lời khai của các kiểm hóa viên, rằng họ không có chủ trương cho doanh nghiệp nhập khẩu giải phóng hàng ngay tại TP HCM, trái quy định của ngành là phải đưa về Long An kiểm hóa.

Hải quan nhận hối lộ 2.000-4.000 USD một container hàng lậu

Trong ngày 13/7, 8 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan tỉnh Long An và cảng Vĩnh Thái (Cần Thơ), thuộc nhóm tội nhận hối lộ đã lần lượt được thẩm vấn. Theo cáo trạng, với thoả thuận 4.000 USD/container 40 feet, 2.000 USD/loại 20 feet, số tiền mà nhân viên hải quan cảng Vĩnh Thái nhận hối lộ là 269 triệu đồng (mỗi người 30-63 triệu đồng).