Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: M.T. |
Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu trong cuộc họp liên ngành chiều qua tại Cục an toàn vệ sinh thực phẩm về việc đối phó với các sản phẩm sữa nhập khẩu có nghi ngờ về chất lượng.
Ngoài ra, sữa nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm từ các nước khác không phải là Trung Quốc muốn vào Việt Nam phải có phiếu xét nghiệm không nhiễm chất gây sạn thận. Nhóm sữa đã nhập từ trước đó sẽ tiếp tục được lấy mẫu để xét nghiệm.
Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cho biết, trong mấy ngày tới, Bộ Y tế sẽ có lệnh chính thức về việc ngừng mua bán, sử dụng các loại sữa và sản phẩm làm từ sữa có xuất xứ Trung Quốc để kiểm tra xem có chất gây sạn thận hay không, nếu phát hiện ra sẽ cho tiêu hủy ngay, còn không có sẽ được lưu hành trở lại.
Cho đến nay, các quan chức Y tế vẫn chưa thể đưa ra số lượng và các loại sữa Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.
Các loại sữa không nhãn mác từng được bày bán nhiều ở Hàng Buồm, Hà Nội. Ảnh: Thanh Thủy |
Tuy nhiên, qua mấy ngày kiểm tra gần đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Huế... đều phát hiện sự có mặt của sữa và nguyên liệu bột sữa của Trung Quốc. Một lượng lớn đã được tiêu thụ ra thị trường.
Sáng nay, khi kiểm tra tại công ty Thực phẩm Á Châu (đường Tô Hiệu, Hà Hội), chuyên kinh doanh phụ gia thực phẩm, đoàn thanh tra của Bộ Y tế phát hiện công ty này đã mua 25 tấn sữa bột nguyên kem từ Hanoi Milk và 2 tấn từ Công ty Á Châu TP HCM, đều có xuất xứ Trung Quốc, hiện đã bán hết.
Chiều qua, Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với đại diện Công ty cổ phần thương mại và công nghệ thực phẩm Hoàng Lâm về việc công ty này đã bán 25 tấn kem không sữa xuất xứ Trung Quốc, chưa có công bố và chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
Ngoài ra, năm 2007 công ty này cũng đã nhập 42 tấn sữa từ Công ty Weihai Jinbao Dairying, Trung Quốc và bán hết mà chưa làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng như yêu cầu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế.
Đại diện công ty Hoàng Lâm thừa nhận đã bán 18 tấn sữa trên cho Công ty An Co (Ba Vì, Hà Nội) và bán một số khác cho Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoi Milk).
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Đoàn thanh tra đã niêm phong 2 tấn sữa còn lại ở Công ty An Cô, số sữa ở Công ty Cổ phần sữa Hà Nội cũng đã được đoàn thanh tra Bộ Y tế yêu cầu giữ nguyên hiện trạng trong đợt kiểm tra đột xuất chiều qua.
Hiện mẫu sữa bột Trung Quốc này đã được gửi tới Viện Dinh dưỡng để xét nghiệm tìm chất melamine.
Danh sách 22 công ty sữa Trung Quốc có sản phẩm nhiễm độc 1. Tập đoàn Sanlu (thành phố Thạch Gia Trang, Hà Bắc) |
Minh Thùy