
Kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2004), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm "Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Được nhà Nguyễn xây dựng theo kiểu Vauban, trên nền của tòa thành cũ thời Lê, thành Hà Nội không còn giữ vị trí trung tâm dưới thời Nguyễn, nhưng đóng vai trò chính trị quan trọng. Điện Kính Thiên (nằm ở trung tâm bản đồ) trở thành hành cung cho các vua triều Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc, là nơi tổ chức lễ bang giao, các lễ tiết.
Kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2004), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm "Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Được nhà Nguyễn xây dựng theo kiểu Vauban, trên nền của tòa thành cũ thời Lê, thành Hà Nội không còn giữ vị trí trung tâm dưới thời Nguyễn, nhưng đóng vai trò chính trị quan trọng. Điện Kính Thiên (nằm ở trung tâm bản đồ) trở thành hành cung cho các vua triều Nguyễn mỗi khi tuần du ra Bắc, là nơi tổ chức lễ bang giao, các lễ tiết.
Cửa Bắc thành Hà Nội nhìn từ phía ngoài cuối thế kỷ 19.
Thành Hà Nội nhìn toàn cảnh từ cửa Đông, năm 1873.

Quân Pháp tấn công cửa Đông Nam thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Nửa cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp hai lần đánh chiếm thành Hà Nội (1873, 1882). Những năm 1883-1897, dưới sự tác động của người Pháp, kiến trúc và công năng của thành có nhiều thay đổi. Ngoài việc tận dụng một số công trình cũ, quân đội Pháp còn xây dựng thêm các công sự bảo vệ, doanh trại làm sở chỉ huy quân sự.
Quân Pháp tấn công cửa Đông Nam thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Nửa cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp hai lần đánh chiếm thành Hà Nội (1873, 1882). Những năm 1883-1897, dưới sự tác động của người Pháp, kiến trúc và công năng của thành có nhiều thay đổi. Ngoài việc tận dụng một số công trình cũ, quân đội Pháp còn xây dựng thêm các công sự bảo vệ, doanh trại làm sở chỉ huy quân sự.
Kỳ đài biến thành tháp canh của quân Pháp, cuối thế kỷ 19.
Lô cốt quân sự trong thành được xây dựng thêm, cuối thế kỷ 19.

Lầu Chính Dương vốn là cửa phía Đông đi vào điện Long Thiên trở thành cửa đi vào trụ sở Pháo bính quân đội Pháp, năm 1888-1891.
Lầu Chính Dương vốn là cửa phía Đông đi vào điện Long Thiên trở thành cửa đi vào trụ sở Pháo bính quân đội Pháp, năm 1888-1891.
Ở cửa Đông, các lỗ hổng lớn được mở ở trên thành năm 1882; doanh trại bộ binh ở phía sau năm 1890.

Hà Nội nhìn từ trên cao, đầu thế kỷ 20. Những năm đầu thế kỷ 20, Hà Nội nhiều lần được quy hoạch và mở rộng trở thành thủ phủ của Liên bang đông Dương.
Triển lãm ảnh tư liệu về thành Hà Nội được trưng bày đến hết tháng 12/2019.
Hà Nội nhìn từ trên cao, đầu thế kỷ 20. Những năm đầu thế kỷ 20, Hà Nội nhiều lần được quy hoạch và mở rộng trở thành thủ phủ của Liên bang đông Dương.
Triển lãm ảnh tư liệu về thành Hà Nội được trưng bày đến hết tháng 12/2019.
Ảnh tư liệu triển lãm