Trước đây, tôi đã từng gây tai nạn giao thông cho người khác. Ngay sau khi dừng sát vỉa hè để một người bạn xuống xe, tôi đã xi nhan để bắt đầu chuyển bánh. Thế nhưng, một cụ ông (khoảng 70 tuổi) dường như không hề quan tâm đến việc xe của tôi có xuất phát hay không, cụ đi xe máy cố vượt trước mũi xe như một cảm tử rồi rẽ phải ngay tức thì.
Trong trường hợp này, bất kỳ người lái xe nào cũng không thể thoát được cú va chạm. Đuôi xe máy của cụ quệt vào mũi trái của xe tôi rồi cụ ngã văng ra gần 10 mét. Cụ nằm bất tỉnh, không còn biết gì nữa.
Tôi cảm thấy kinh sợ vô cùng, mọi thứ như hoàn toàn sụp đổ trong tiềm thức. Nhưng sau đó tôi đã trấn tĩnh lại. Không hiểu sao sau đấy tôi lại bình tĩnh và xử lý tình huống chính xác đến kỳ lạ.
(Xem thêm: Bị tai nạn, người phụ nữ không chịu đi cấp cứu vì sợ mất xe)
Tôi mở cửa xe, chạy tới chỗ ông cụ, bế cụ lên lề đường cùng với vài người bảo vệ của một tòa nhà gần đó. Theo hướng dẫn của người bảo vệ, tôi đã cùng họ đưa cụ vào bệnh viện.
Trong lúc tạm nghỉ để đỡ mỏi và cũng để bình tĩnh lại một lần nữa, tôi đã không quên lấy điện thoại của cụ và bấm số gọi gần nhất (sau mới biết là số của con trai cụ) để thông báo sự việc cho gia đình.
May mắn cho tôi là chỉ sau 10 phút, cụ đã tỉnh lại và còn may mắn hơn nữa vì tôi đã được hợp tác giải quyết với những người có hiểu biết (các con trai của cụ).
Qua bài học ấy, tôi nghĩ dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng phải thật bình tĩnh để giải quyết đến cùng. Không nên từ bỏ, không nên quá cực đoan. Dù kết quả đó có xấu hay tốt thì ta cũng phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với chính sự việc mình gây ra.
>> Xem thêm: Những tai nạn chết người khi dừng ôtô thay lốp bên đường
Cô gái vượt đèn đỏ đổ lỗi ôtô gây tai nạn “Em đã đi như thế (vượt đèn đỏ) mà anh còn cố ga”, cô gái đi xe đạp điện nói với tài xế ôtô. |
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.