Điện Việt Nam hiện nay được sản xuất hầu hết từ thủy điện và nhiệt điện, trong đó nguồn nguyên liệu là khí thiên nhiên chiếm 1 tỷ trọng rất lớn xấp xỉ 40% tổng lượng điện. Trong khi giá khí bán cho các nhà máy điện Việt Nam hiện nay chỉ bằng 1/3 giá khí khu vực và thế giới.
Chưa hết, một nhà máy điện, một dây chuyền xử lý khí tính hàng trăm triệu, hàng tỷ USD. Ai dám đầu tư vào đây nếu không có một giá điện đầu ra phù hợp, nhất là khi chúng ta đang trong quá trình "bước ra biển lớn" mà giá cả vẫn còn Nhà nước bao cấp.
Tôi cũng hiểu là điện lại là yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp khác. Việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến giá thành, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hộ tiêu dùng, nhất là khi điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn rất nhiều khó khăn. Nhưng không vì thế mà dừng việc tăng giá được.
Theo tôi, ngành điện vẫn phải tăng giá song song với việc có lộ trình phù hợp, phạm vi áp dụng, các biện pháp tiết kiệm điện... phải tiến hành đồng thời và khoa học. Ngành điện cũng cần phải có những thông tin giải thích rộng rãi và minh bạch để mọi người đều hiểu và chia sẻ.
Cuối cùng, dù thế nào đi nữa, không thể để Nhà nước phải thắt lưng buộc bụng, bớt chỗ nọ, bỏ chỗ kia để bao cấp cho giá điện. Đã đến lúc ra biển lớn thật sự thì cần phải có những quyết định dũng cảm. Sẽ có khó khăn ban đầu nhưng như thế mới cạnh tranh thật sự được.