Thứ ba, 19/3/2024
Thứ ba, 3/4/2018, 12:00 (GMT+7)

Làng nghề Dĩnh Kế bán 100 tấn mì gạo mỗi tháng

Nghề làm mì 'kế' được dân làng gìn giữ gần 40 năm qua, tận dụng máy móc để tăng sản lượng và mở rộng đầu ra.

Ngoài mì chũ của thị trấn Chũ (Lục Ngạn), Bắc Giang còn có loại mì kế nổi tiếng không kém từ làng nghề truyền thống xã Dĩnh Kế. Sợi mì mang màu trắng đục đặc trưng của gạo, khi nấu nở nhanh, nhưng để lâu không vữa nát.

Bí quyết làm mì gạo không phụ gia của người Dĩnh Kế

Làng nghề Dĩnh Kế bán 100 tấn mì gạo mỗi tháng
 
 

Hiện Bắc Giang có khoảng 500 hộ làm mì kế, tập trung chủ yếu ở thôn Mé, Nợm, Hạc. Trong đó, thôn Mé chiếm tới gần 80% hộ làm nghề.

Nghề làm mì gạo bắt đầu từ giữa những năm 1980 và ngày càng được mở rộng. Sau gần 40 năm, người dẫn vẫn duy trì cách làm mì thủ công truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác.

polyad

Người làm mì Kế đang bó mì bằng lạt tre. Ảnh: Bizmedia

Quy trình cũ nhưng sản phẩm vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của xã hội hiện đại. Cụ thể, chọn gạo nguyên liệu đáp ứng ít nhất các tiêu chuẩn: sử dụng nước sạch trong chế biến, không dùng hóa chất tẩy trắng… Ngoài ra, người làm phải vệ sinh dụng cụ, đóng gói mì theo bao bì mẫu để tránh hàng nhái.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, khiến làm mì vốn là nghề phụ, nay chuyển thành nghề chính. Máy móc được huy động vào hỗ trợ khâu xay bột, tráng bánh, cắt mì, giúp tăng năng suất và chất lượng. Tổng sản lượng mì kế cung ra thị trường mỗi tháng đạt đến 100 tấn.

Những công đoạn ngâm gạo, phơi bánh, bó mì, đóng gói... vẫn được thực hiện bằng tay. Phơi mì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nên người dân địa phương phải tranh thủ tráng bánh từ sớm để kịp phơi lúc nắng lên.

Giá bán mì kế khoảng 24.000-30.000 đồng mỗi kg tùy theo thời điểm trong năm. Người mua có thể dễ dàng nhận biết bởi bao bì khác biệt với mì Chũ của huyện Lục Ngạn.

polyad

Sợi mì kế trắng đục màu gạo tự nhiên. Ảnh: Bizmedia

Nhận thấy giá trị kinh tế của nghề truyền thống, Bắc Giang đã có nhiều chính sách xúc tiến thương hiệu. Từ tháng 11/2009, sản phẩm  kế được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Đến năm 2010, Dĩnh Kế được công nhận làng nghề.

Đầu năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh còn tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho hai sản phẩm “ chũ” và “ kế” tại các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Phương Mai

Chia sẻ bài viết qua email