![]() |
Hải tặc Somalia. Ảnh: BBC. |
Tuy nhiên những kẻ bắt cóc vẫn chưa đưa ra đòi hỏi nào hết, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay.
"Thuyền trưởng tàu Mavuno I và Mavuno II gọi điện để thông báo rằng họ bình an", một quan chức của bộ nói trên thông báo. "Nhưng chúng tôi chưa nhận được thông tin nào từ những kẻ bắt cóc", ông cho biết và nói thêm rằng quá trình thương lượng để trả tự do cho các thuyền viên và tàu chắc phải mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Trên hai con tàu đánh cá của Hàn Quốc nói trên có 3 thủy thủ người Việt, bốn người Hàn Quốc, 10 người Trung quốc, bốn người Indonesia và ba người Ấn Độ.
Hồi tháng 4 năm ngoái, một nhóm gồm 25 thủy thủ tàu đánh cá của Hàn Quốc (đăng ký tại Tanzania) cũng bị hải tặc Somalia bắt, và được trả tự do bốn tháng sau đó.
Somali không có lực lượng tuần duyên hay hải quân kể từ khi các thủ lĩnh chiến binh lật đổ chính quyền độc tài năm 1991. Sau đó họ cát cứ mỗi người một nơi, đẩy đất nước nghèo đói 8 triệu dân này vào cảnh hỗn loạn vô chính phủ và tình trạng chia năm xẻ bảy.
Nạn cướp biển lợi dụng điều kiện trên để gia tăng hoạt động, đặc biệt là trong năm ngoái. Theo thống kê của Cơ quan hàng hải quốc tế (IMB), tổng số vụ cướp biển ở Somalia năm 2005 là 35, so với 2 vụ xảy ra năm 2004.
Các băng cướp biển địa phương nhằm vào cả tàu chở hàng và chở khách để tấn công đòi tiền chuộc. Chúng còn tấn công cả tàu chở hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc dành cho người dân Somalia và một du thuyền sang trọng.
T. Huyền (theo Yonhap, AP)