Tin tức

4 yếu tố quan trọng trong thẩm mỹ mũi

Chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng sụn tai để nâng cao sóng mũi, không nâng quá cao khi da đầu mũi mỏng...

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc, nâng mũi là phương thức làm đẹp phổ biến được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện dáng mũi khuyết điểm và kém duyên. Để nâng mũi an toàn, bạn không nên bỏ qua 4 yếu tố quan trọng dưới đây.

Không nên sử dụng sụn tai để nâng cao sóng mũi

Bác sĩ Tú Dung chia sẻ, nhiều người nghĩ nâng mũi an toàn cần sử dụng sụn tai để bao bọc đầu mũi lẫn nâng cao sóng mũi. Ít ai biết sụn tai tự thân có tính chất co rút cao, chỉ phù hợp để bao bọc đầu mũi, không nên dùng để nâng cao sóng mũi. Nhiều trường hợp dùng sụn tai, sau thời gian ngắn khiến mũi bị co rút, không cân đối...

Nâng mũi S line sử dụng sụn tai bao bọc đầu mũi

Nâng mũi S line sử dụng sụn tai bao bọc đầu mũi

"Dùng sụn tự thân trong nâng mũi là tốt, nhưng phải đúng, đảm bảo bền vững cho dáng mũi, chống biến chứng", Tiến sĩ Tú Dung nói thêm.

Không nâng mũi quá cao khi da đầu mũi mỏng

Nhiều người có tâm lý muốn dáng mũi thật cao sau thẩm mỹ. Tuy nhiên, những trường hợp da đầu mũi quá mỏng, việc nâng cao sẽ xuất hiện biến chứng, bóng đỏ và lộ sóng. Vì vậy, bạn nên bỏ ngay ý định này.

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng vật liệu sinh học để hỗ trợ phần đầu mũi thêm dày dặn (Magaderm Demoderm).

Nâng mũi có độ cao cân đối với cấu trúc gương mặt

Nâng mũi có độ cao cân đối với cấu trúc gương mặt

Đừng cố nâng cao sóng mũi khi xương sóng mũi to bè

Không ít trường hợp phần xương sóng mũi to bè nhưng vẫn đặt sóng mũi cao lên. Do đó, phần sóng mũi sau khi nâng có được độ cao nhưng lộ rõ khuyết điểm to và thô. Nếu gặp tình trạng này, bác sĩ cần can thiệp thu xương mũi bè và thô trước khi đặt sóng sau đó thực hiện nâng mũi S Line, khi ấy dáng mũi sẽ cân đối và ấn tượng.

Một trường hợp chỉnh sửa xương mũi gồ.

Một trường hợp chỉnh sửa xương mũi gồ.

Không lạm dụng sụn nhân tạo kéo dài đầu mũi

Nhiều người quan niệm mũi thấp hay đầu mũi ngắn thì chỉ cần đặt sụn vào, đẩy phần đầu mũi sao cho dài ra. Trên thực tế, sụn nhân tạo có tính chất bào mòn, khi đặt vào cả sóng mũi và đầu mũi sẽ xuất hiện tình trạng tụt. Phần đầu mũi khi đó không có giá đỡ, chỉ còn lại lớp da mỏng nên dễ dẫn đến tình trạng lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Cách tốt nhất để kéo dài phần đầu mũi là dùng sụn vách ngăn mũi để điều chỉnh.

(Nguồn: Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc)

 
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ VIỆT-HÀN HÀNG ĐẦU TẠI JW

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ VIỆT-HÀN HÀNG ĐẦU TẠI JW

Cố vấn chuyên môn

Thành viên chính thức Hiệp hội thẩm mỹ Hàn Quốc
Giám đốc chuyên khoa của Bệnh viện thẩm mỹ JW tại Hàn Quốc

Đặt câu hỏi

Tặng 5 voucher thẩm mỹ mũi (giảm giá 30%) dành cho 5 độc giả may mắn gửi câu hỏi mỗi tuần