Mới đây Tập đoàn Richemont công bố báo cáo tài chính giai đoạn 6 tháng (tính đến tháng 9), theo đó doanh thu tăng trưởng dù đang phải đối mặt với sự suy thoái.
Richemont cũng thông báo rằng ông Johann Rupert sẽ rời khỏi vị trí CEO vào cuối tháng 3 năm sau. Vị trí này sau đó sẽ thuộc về Deputy CEO đương nhiệm Richard Lepeu và Tổng giám đốc Cartier - Bernard Fornas.
Doanh thu của Richemont tăng 21% lên đến 5,1 tỷ euro. "Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là vừa phải, bằng chứng là tính đến tháng 10 doanh số tăng 12% với tỷ giá hối đoái thực tế. Còn với tỷ giá hối đoái cố định, thì doanh số tăng 7%. Richemont đang tăng trưởng mạnh ở châu Âu nhờ ngành du lịch châu Á giúp bù đắp cho doanh số tăng chậm ở các nước châu Á - Thái Bình Dương." - Công ty đặt trụ sở ở Geneva này tuyên bố.
Mặc dù hoạt động kinh tế của Trung Quốc sụt giảm liên tục trong những năm gần đây ảnh hưởng đối với thị trường hàng xa xỉ, doanh số bán xe hơi, tiêu dùng cá nhân và sản lượng đầu ra đã và đang gây ra những mối lo ngại, thì các dữ liệu được đưa ra từ tuần trước lại cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế của khu vực này.
Richemont đang đối mặt với thử thách tương tự trong những tháng gần đây - Jon Copestake, chuyên gia phân tích của The Economist Intelligence Unit, London cho biết. "Sự tăng trưởng của thị trường xa xỉ châu Á đang suy giảm sau giai đoạn mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự "suy thoái" này vẫn phản ánh 7% tăng lên trong doanh thu của Richemont. Hơn nữa, du lịch nước ngoài từ châu Á cũng đang hỗ trợ cho sự tăng trưởng doanh số của châu Âu."
Richemont, cũng giống như LVMH - tập đoàn đứng đằng sau những thương hiệu như Louis Vuiton, Veuve Clicquot và Fendi, thu được lợi nhuận từ xu hướng mua hàng xa xỉ của các du khách châu Á khi đi du lịch châu Âu, bởi ở đây giá rẻ hơn đến 47%.
Theo NDHMoney