Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ sáu, 20/1/2017, 15:52 (GMT+7)

Nhà máy chế tạo tàu ngầm Kilo 'hố đen đại dương' cho Việt Nam

Nhà máy đóng tàu Admiralty là nơi chế tạo loạt tàu ngầm tấn công Kilo cho hải quân Nga và Việt Nam trong nhiều năm qua.

Nhà máy đóng tàu Admiralty là một trong những cơ sở đóng tàu lâu đời nhất của Nga. Đây cũng là tập đoàn công nghiệp đầu tiên của thành phố St. Petersburg, được thành lập vào năm 1704, theo Livejournal.

Trong lịch sử 313 năm hoạt động, nhà máy này đã đóng hơn 2.300 tàu mặt nước các loại, bao gồm thiết giáp hạm và tàu tuần dương, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhà máy cũng đã chế tạo hơn 300 tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân.

Sản phẩm chủ lực của nhà máy Admiralty trong thời gian gần đây là tàu ngầm diesel - điện thuộc Đề án 636M Varshavyanka (NATO định danh: Kilo cải tiến).

Các bộ phận như vỏ tàu ngầm và hệ thống bên trong được lắp đặt trong khu nhà xưởng rộng lớn.

Nhiều chi tiết đòi hỏi trình độ gia công và sự khéo léo của con người, thay vì các loại máy móc tự động.

Dây chuyền đóng tàu của nhà máy có thể chứa các loại tàu chiến với lượng giãn nước tới 70.000 tấn, dài 250 m và rộng 35 m.

Sau khi quá trình chế tạo hoàn tất, tàu ngầm lớp Kilo sẽ được hạ thủy, chuẩn bị cho công việc hoàn thiện các hệ thống trên tàu.

Tàu sẽ nằm trên bờ sông Neva bên ngoài nhà máy, bắt đầu giai đoạn hoàn thiện nội thất và hệ thống điện tử bên trong. Những chiếc Kilo mới đóng này sẽ được kết nối với hệ thống cấp điện và không khí ở tàu bên cạnh.

Tàu ngầm Kilo đang hoàn thiện (trái) và một tàu khác đang chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm dài ngày trên biển.

Tàu ngầm Kilo rời nhà máy Admiralty để thử nghiệm ngoài khơi. Trong hành trình này, các tính năng kỹ thuật và khả năng chiến đấu của tàu sẽ được kiểm tra gắt gao.

Khi đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật, nhà máy Admiralty sẽ làm lễ bàn giao tàu ngầm ngay tại cảng hoặc đưa lên tàu vận tải để chuyển tới quốc gia đặt mua.

Tàu ngầm Việt Nam thử nghiệm tại nhà máy Admiralty
 
 

Tàu ngầm 186 Đà Nẵng trở về nhà máy Admiralty sau chuyến thử nghiệm dài ngày trên biển.

Tử Quỳnh (Ảnh: Livejournal)