Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ ba, 13/6/2017, 12:55 (GMT+7)

Quy trình biến rác thải thành quần áo, gạch lát đường ở Nhật

Các loại rác thải ở Tokyo được phân loại và tái chế triệt để trong các nhà máy hiện đại phục vụ cuộc sống.

Hàng nghìn thùng nhựa chứa rác chờ tái chế hiện diện trên các con phố ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản mỗi tuần. Rác được phân loại tỉ mỉ trước khi được đưa đến các nhà máy tái chế để tiếp tục vòng đời trong một hình dạng khác.

Các thùng nhựa đựng rác tái chế được tập trung về Trung tâm Tái chế Tài nguyên Minato, được mở cửa năm 1999 ở quận Minato, thủ đô Tokyo.

Công nhân tại nhà máy tiếp tục hoàn tất quá trình phân loại rác.

Dây chuyền tái chế rác thủy tinh của Trung tâm Tái chế Tài nguyên Minato có công suất xử lý một tấn rác thủy tinh mỗi giờ, tương đương 4.000 chai. 

Chai lọ qua quá trình xử lý sẽ biến thành các mảnh thủy tinh, nguyên liệu để các công ty tái chế sản xuất vật liệu lát đường hoặc tái sử dụng làm chai.

Dây chuyền xử lý rác kim loại của nhà máy dùng nam châm để phân loại thép và nhôm, có công suất nén 1.400 hộp cùng lúc, tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp đóng hộp, sản xuất ô tô hay vật liệu xây dựng.

Dây chuyền nén chai nhựa làm từ polyethylene terephthalate (PET) có công suất một tấn mỗi giờ. Mỗi kiện nhựa nén nặng 17 kg, tương đương 300 chai nhựa có dung tích 1,5 lít. Nhựa nén được tái chế làm chai mới, sợi hoặc sản phẩm văn phòng.

Quận Minato hiện tái chế khoảng 29,8% nguyên liệu tái chế và đề ra mục tiêu 42% trước năm 2021. "Chúng tôi hy vọng nhiều người sẽ phân loại rác và nhựa tái chế để chúng tôi có thể nâng cao tỷ lệ tái chế", Akihiro Naito, một giám đốc tại nhà máy nói.

Trong ảnh: Quần áo làm từ sợi nhựa tái chế PET được trưng bày tại Trung tâm Tái chế Tài nguyên Minato.

Chai nhựa PET được tập kết tại nhà máy Công nghệ Tinh chế PET ở Ogimachi, tỉnh Kanagawa.

Tái chế rác nhựa có thể tạo ra tác động tích cực với môi trường, làm giảm lượng khí khải CO2 và tiết kiệm năng lượng.
Trong ảnh: Nhà máy khí hóa Showa Denko ở Ogimachi, tỉnh Kanagawa.

Nhà máy Showa Denko Kawasaki tái chế khoảng 5 triệu hộp nhôm mỗi năm để tạo ra khoảng 80 tấn nhôm. Quá trình tái chế tạo ra khí hydro được sử dụng cho sợi acrylic và dược phẩm. Khí CO2 sinh ra được dùng cho nước đóng chai.
Trong ảnh: Các kiện nhựa tái chế tại nhà máy.

Vũ Phong (Ảnh: Japan Times)