Thứ bảy, 20/4/2024
Chủ nhật, 19/7/2015, 10:00 (GMT+7)

Diêm Vương tinh qua ảnh chụp từ tàu vũ trụ New Horizons

Những bức ảnh do tàu vũ trụ New Horizons chụp lại đã giúp các nhà thiên văn học có những phát hiện mới về bề mặt của Diêm Vương tinh và Charon, mặt trăng lớn nhất xoay quanh nó.

Những hình ảnh mới chụp cận cảnh khu vực gần xích đạo của Diêm Vương bất ngờ hé lộ một dãy núi trẻ khổng lồ.

Hình ảnh quang phổ mới nhất từ tàu New Horizons cho thấy có một lượng khí mê-tan đóng băng rất lớn trên Diêm Vương nhưng mức độ không đồng đều ở các nơi.

Trong hình ảnh này, khu vực được đặt tên là "vùng trái tim" chiếm một phần lớn diện tích bề mặt Diêm Vương với chiều dài xấp xỉ 1.600km.

4 khu vực sẫm màu kỳ lạ trên Diêm Vương do tàu vũ trụ New Horizons ghi lại.

Khi nghiên cứu kỹ hơn vùng khu vực "trái tim của Diêm Vương", ở phần phía tây mang tên Vùng Tombough, thiết bị đo quang học hồng ngoại Ralph trên tàu New Horizons đã phát hiện dấu vết của băng chứa CO. Những đường bao hình tròn chỉ ra mức độ CO tăng dần khi tiến gần đến trung tâm của khu vực này.

Một khu vực trên mặt trăng Charon có đặc điểm gây chú ý - vùng sụt lún với đỉnh nằm giữa (ở góc trên bên trái của hình phóng).

Những chi tiết mới đáng chú ý về Charon, mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương được tiết lộ trong bức ảnh chụp ngày 13/7 từ khoảng cách 466.000 km. Đường cắt tạo thành từ các vách đá và khe sâu trải dài 1.000 km từ trái qua phải, cho thấy ảnh hưởng lan rộng của hoạt động đứt gãy ở vỏ Charon. Ở phía trên bên phải là một hẻm núi ước tính sâu từ 7 đến 9 km.

Hệ thống khe nứt sâu mới được phát hiện trên mặt trăng Charon lớn hơn khe Grand Canyon trên Trái Đất.

Tàu vũ trụ New Horizons đã ghi lại những hình ảnh mới ấn tượng về sao Diêm Vương và mặt trăng lớn Charon, phản ánh sự đa dạng về thành phần cấu tạo của chúng.

Trong bức ảnh chụp màu đen trắng với độ tương phản cao từ lần thăm dò hôm 11/7 của tàu vũ trụ New Horizons, Diêm Vương và mặt trăng Charon có sự tương phản rõ rệt về màu sắc và độ sáng.

Phương Hoa (nguồn NASA)