Điều dưỡng Tâm thao tác rút vaccine trong lọ trước khi tiêm cho người tiêm. Ảnh: Mộc Miên
Bên cạnh vaccine, hộp đựng kim, sát trùng, băng dán, bông y tế và các thiết bị y tế như hộp chống sốc... cũng cần được kiểm đếm trước khi sử dụng. 7h30 trung tâm tiêm chủng VNVC mở cửa đón khách. Tâm đón tiếp, trò chuyện, tư vấn nhu cầu tiêm ngừa của từng người. Đến cuối ca làm việc, chị lại tỉ mỉ kiểm đếm, đối chiếu sổ sách vào hệ thống, đưa vaccine về kho bảo quản.
Điều dưỡng Tâm làm việc tại trung tâm VNVC Bình Phước từ 2021. Công việc của chị hầu như ngày nào cũng lặp lại theo quy trình, song chị luôn cảm thấy vui vì được gặp gỡ với hàng trăm người mỗi ngày.
"Mỗi người đến là mỗi cách giao tiếp khác nhau. Có người cởi mở, vui vẻ sau mỗi lần tôi tư vấn, hướng dẫn. Cũng có người kỹ tính, hỏi han từng chi tiết nhỏ. Thú vị nhất có lẽ là các em nhỏ. Dù không ít bé quấy khóc nhưng tất cả những điều đó khiến tôi thấy ý nghĩa của công việc mình đã lựa chọn, gắn bó", Tâm chia sẻ.
Cách đây hai năm, chị Tâm gặp biến cố về sức khoẻ phải cắt 80% phổi trái, nguy cơ ảnh hưởng đến tim, giảm tuổi thọ do biến chứng viêm loét khí quản, xẹp phổi. Sau phẫu thuật chị vẫn bị liệt tạm thời dây thanh quản, nguy cơ tắt tiếng suốt đời, phải kiêng nói mới có thể phục hồi.
6 tháng sau đó, khi tái khám bác sĩ cho biết chị đã hồi phục hoàn toàn. Chị cũng được quay lại vị trí tiêm vaccine chính. "Tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi tiếp tục được trò chuyện với mọi người như trước", điều dưỡng Tâm nhớ lại.
Tâm là một trong gần 4.000 điều dưỡng của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. Trong hơn 8 năm, số lượng điều dưỡng tại VNVC tăng theo cấp số nhân. Để đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp trong công việc, hàng năm bộ phận điều dưỡng VNVC đều được tập hợp để đào tạo, thi tay nghề tiêm chủng thường quy.
Đến nay, toàn bộ nhân viên điều dưỡng tại hơn 220 trung tâm của VNVC có chứng chỉ an toàn và thành thạo quy trình tiêm chủng. Các điều dưỡng viên đều nắm vững kiến thức về vaccine, khám sàng lọc, chống chỉ định, hoãn tiêm, tương tác giữa các loại vaccine... Mỗi khi Việt Nam có thêm vaccine mới, các điều dưỡng sẽ được tập huấn nắm vững thành phần, phác đồ tiêm, chống chỉ định... của từng loại.
"Điều dưỡng như chốt chặn cuối cùng để đảm bảo mũi tiêm an toàn và hiệu quả cho người được tiêm chủng", chị Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Điều dưỡng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nói.
Trong nhiều yêu cầu công việc, kỹ thuật tiêm không đau được xem là tiêu chí thể hiện tính chuyên nghiệp của mỗi điều dưỡng viên.
Tâm cho biết, mỗi điều dưỡng cần chắc kỹ thuật tiêm chuẩn xác để người được tiêm ít cảm thấy đau nhất có thể. Việc này đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm trẻ nhỏ, giúp buổi tiêm thuận lợi hơn, các bé giảm nỗi ám ảnh với kim tiêm.
Để làm được, các điều dưỡng phải nắm rõ kỹ thuật tiêm của từng loại vaccine như: tiêm trong da, dưới da đến tiêm bắp. Mỗi loại có quy trình thực hiện riêng. Ví dụ, với kỹ thuật tiêm trong da, điều dưỡng phải đưa kim vào với góc từ 10 đến 15 độ, đảm bảo đầu kim nằm ngay lớp biểu bì mà không xuyên sâu xuống mô dưới da. Nếu kim đi quá sâu hoặc tiêm sai góc, vaccine sẽ không vào đúng vị trí, ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine hoặc tăng phản ứng sau tiêm.
Điều dưỡng tại VNVC đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc, bao gồm "chuyên gia tâm lý". Ảnh: Mộc Miên
Còn với kỹ thuật tiêm dưới da, góc kim khoảng 30 đến 45 độ để thuốc thấm đều vào tổ chức dưới da. Đối với tiêm bắp, góc tiêm phải đạt từ 60 đến 90 độ, đảm bảo vaccine vào sâu trong khối cơ, đặc biệt là với những vaccine cần phân tán nhanh để tạo miễn dịch.
Kỹ thuật tiêm chuẩn là bơm vaccine từ từ, không rút nòng piston trong khi tiêm. Trong lúc bơm vaccine, điều dưỡng quan sát phản ứng của người được tiêm, trao đổi, nói chuyện giúp họ không còn nghĩ đến việc sợ đau. Nếu bơm nhanh để vaccine vào ồ ạt, áp lực tăng lên đột ngột sẽ gây cảm giác đau buốt hơn.
Kiểm đếm, sắp xếp vaccine theo đúng tiêu chuẩn, quy trình là công việc hàng ngày của điều dưỡng viên tại VNVC. Ảnh: Mộc Miên
"Mỗi khi tiêm xong, nghe các bé cười vì không thấy đau là niềm vui và động lực lớn nhất", anh Trịnh Duy Hiếu, điều dưỡng viên có kinh nghiệm hơn hai năm tại VNVC, nói.
Là khách hàng thường xuyên của VNVC, anh Chí Nghiêm (41 tuổi, TP Thủ Đức, TP HCM), cho biết con gái anh từng rất sợ hãi khi thấy kim tiêm. Sau nhiều buổi tiêm chủng tại VNVC, bé dần hiểu và không sợ nữa. Bé viết thư tay để cảm ơn điều dưỡng Duy Hiếu vì tiêm chủng không đau.
Lá thư bé Ka Ka viết và thiết kế gửi tặng điều dưỡng Hiếu vào năm 2024, được anh giữ làm kỷ niệm. Ảnh: Mộc Miên
Giám đốc Điều dưỡng VNVC cho biết trung tâm luôn lồng ghép đào tạo văn hóa và khuyến khích, động viên để mỗi điều dưỡng hiểu vai trò phục vụ, xem người đến tiêm chủng là trung tâm. Gần 10 năm thành lập, hàng triệu mũi tiêm không đau đã được thực hiện, là minh chứng cho trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của đội ngũ điều dưỡng.
"Hành trình này vẫn đang tiếp tục với nỗ lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng tâm huyết, kỹ năng, giúp người dân an tâm trên con đường bảo vệ sức khỏe", chị Oanh nói.
Ba tháng nay, chị Tâm bận bịu hơn trước do các bệnh sởi, cúm, não mô cầu... có xu hướng quay trở lại, số lượng người dân đi tiêm chủng vaccine khá đông. Có ngày Tâm nghỉ chốc lát giờ ăn trưa rồi bắt đầu công việc cho đến tối mịt.
"Nói không mệt thì cũng không đúng. Nhưng được góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhiều trẻ nhỏ không đau ốm và gia đình hiểu về vaccine hơn, tôi thấy nỗ lực của mình được đền đáp", chị Tâm nói.
Chị Trần Tân Nhật Thảo, đang là điều dưỡng tại Bệnh viện quận Bình Thạnh, TP HCM đánh giá cao tay nghề của đội ngũ điều dưỡng tại VNVC. Ảnh: Mộc Miên
Diệu Bình
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress