1. Masataka Shimizu, cựu Giám đốc của Tokyo Electric Power Co (TEPCO)
|
Trận động đất và sóng thần liên tiếp tại Nhật Bản hồi tháng 3 đã dẫn đến vụ nổ lò phản ứng hạt nhân lỗi thời của công ty điện lực TEPCO. Đây chính là sự kiện đặt dấu chấm hết cho vị trí CEO của ông Masataka Shimizu. Sau vụ nổ, phóng xạ đã bị phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Nhật Bản. Đây cũng được cho là vụ việc liên quan đến lò phản ứng hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ Chernobyl. Về phần ông Shimizu, ngay sau sự cố, ông này đã xuất hiện trên truyền hình và đưa ra vài lời phát biểu. Tuy nhiên, một phần do chịu quá nhiều sức ép của dư luận, một phần vì mức độ nghiêm trọng của sự việc ông đã phải nhập viện 1 tuần và sau đó đưa ra tuyên bố từ chức vào tháng 5 năm nay. |
2. William Weldon, Giám đốc điều hành Johnson & Johnson
|
Năm 2011 là năm đen đủi đối với công ty sản xuất hàng tiêu dùng Johnson&Johnson. Hàng loạt các sản phẩm của công ty tại Mỹ phải thu hồi do cáo buộc có chứa chất hóa học gây ung thư. Chính vì những sự cố kể trên, CEO của công ty - ông William Weldon đã phải đưa ra tuyên bố từ chức. |
3. Rupert Murdoch, CEO của News Corp.
![]() |
Thừa nhận trách nhiệm của mình trong vụ bê bối liên quan đến nghe lén điện thoại tại tờ báo thuộc News Corp, Tỷ phú Rupert Murdoch đã phải cho đóng cửa tờ báo hàng trăm năm tuổi này khiến hàng loạt nhân viên bị mất việc. Đây là một sự cố rất đáng tiếc đối với vị CEO dầy dặn kinh nghiệm như Rupert Murdoch. |
4. Michael Lazaridis và Jim Balsillie, đồng CEO của RIM
|
Năm 2011, hầu hết các sản phẩm của RIM bao gồm thiết bị cầm tay BlackBerry và máy tính bảng PlayBook đều bị mất thị phần bởi các sản phẩm đình đám như iPhone, iPad của Apple, hay các sản phẩm khác chạy hệ điều hành Android của Google. Ngoài ra, trong tháng 10, trung tâm dữ liệu của RIM đã bị mất điện 3 ngày liên tiếp, điều này khiến nhiều dịch vụ của công ty không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cổ phiếu của RIM đã sụt giảm tới 70% trong năm nay. |
5. Reed Hastings, Giám đốc điều hành Netflix
![]() |
Năm 2011 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của Netflix. CEO của công ty này là ông Reed Hastings đã đưa ra hàng loạt những quyết định đột ngột và khó hiểu, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho công ty. Đầu tiên phải kể đến là quyết định tăng đột ngột tới 60% phí dịch vụ, hậu quả của quyết định này chính là hơn 800.000 lượt khách hàng hủy dịch vụ, còn cổ phiếu của công ty thì giảm từ 304 USD cuống chỉ còn 71 USD. |
6. Léo Apotheker, cựu Giám đốc điều hành Hewlett Packard (HP)
![]() |
Chỉ trong 11 tháng làm việc, Apotheker đã đẩy cổ phiếu của HP sụt giảm tới 47%, ngay lập tức ông đã phải đưa ra lời từ chức trước sức ép của các cổ đông. Hàng loạt các quyết định được cho là sai lầm của ông trong 11 tháng lãnh đạo HP bao gồm việc hủy bỏ sản phẩm máy tính bảng HP khi nó vừa được công bố. Hay việc ông này trả mức giá quá cao, 11,7 tỷ USD để mua lại một công ty phần mềm ở Anh. |
7. Jon Corzine, cựu Giám đốc điều hành MF Global
![]() |
Với việc tuyên bố bị mất 11,5 tỷ USD vì khủng hoảng nợ châu Âu, công ty môi giới hàng đầu thế giới MF Global đã tuyên bố phá sản. Hiện công ty này còn đang bị cơ quan quản lý và Quốc hội Mỹ điều tra về số tiền 1,2 tỷ USD mà khách hàng gửi vào MF Global. CEO của công ty, ông Corzine đã phải từ chức ngay sau khi MF Global tuyên bố phá sản cuối tháng 10. |
8. Brian Moynihan, Giám đốc điều hành Bank of America
![]() |
Ngân hàng hàng đầu của Mỹ, Bank of America đã bị khách hàng “ném đá” sau khi đưa ra quyết định thu phí 5 USD một tháng cho những khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ. Ngay sau đó, ngân hàng này đã phải cho thu hồi quyết định kể trên nhưng cổ phiếu của BoA vẫn bị giảm từ mức 15 USD xuống chỉ còn 5 USD một cổ phiếu. |
Tạ Linh (Theo Forbes)